Zak

New Member
Download Tiểu luận Ảnh hưởng của giáo lý nhân quả trong đời sống văn hóa dân tộc

Download miễn phí Tiểu luận Ảnh hưởng của giáo lý nhân quả trong đời sống văn hóa dân tộc





Mục đích ra đời của Đạo Phật là hướng con người đến một đời sống hiền hòa lương thiện, lấy chất liệu của tình thương làm lẽ sống. Giáo lý của Đạo Phật nhằm vào một mục đích duy nhất là khuyên răn con người ta xa lìa các điều ác, thực hành các việc thiện. Trãi qua 49 năm thuyết pháp độ sanh, đức Thế Tôn đã vận dụng vô lượng pháp môn, vô lượng phương tiện để giáo hóa chúng sanh không ngoài mục đích đó. Giáo lý của Đạo Phật không không mang tính cao siêu hay xa rời thực tế, lại càng không mong cầu hướng dẫn chúng sanh đạt thành chánh quả. Tính thiết thực và gần gũi của Giáo lý Đạo Phật giúp con người nhận rõ chân tướng của những suy nghĩ, những hành động thiện hay bất thiện, từ đó có thái độ nhận thức đúng đắn về cuộc sống đang diễn ra quanh mình. Tinh thần cốt lõi của giáo lý Đạo Phật đã đựơc thâu lược qua bài kệ :
“không làm các việc ác
Chỉ làm các việc lành
Giữ tâm ý trong sạch
Là lời chư Phật dạy”
 



Để tải bản DOC Đầy Đủ xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.

Tóm tắt nội dung:

a giáo lý nhân quả. Chỉ chừng đó thôi, ta thật tự hào thấy rằng giáo lý của Đạo Phật đã thật sự ăn sâu và thấm nhuần vào tận gốc rễ đời sống sinh hoạt của xã hội thông qua những câu ca dao tục ngữ  dân gian Việt nam.
       Không chỉ dừng lại ở đó, giáo lý nhân quả của Đạo Phật còn được phản ánh sâu sắc trong các thể loại văn chương bác học, văn chương bình dân cho đến văn thơ viết bằng thể loại Hán Nôm dưới những ngòi bút sáng tác điêu luyện.
      2.1.2 TRONG THƠ VĂN CHỮ HÁN NÔM :
        Thơ văn Việt Nam chịu ảnh hưởng rất nhiều từ triết lý nhân quả của Phật giáo. Kết hợp từ những quan niệm bình dân cùng tín ngưỡng của dân tộc, các nhà văn, nhà thơ đã khéo léo trao chuốt nên những tác phẩm thơ ca bất hủ. Nét đặc biệt ở đây không phải là cao siêu mầu nhiệm, mà những câu cú trong những tác phẩm thơ văn được viết bằng thể loại chữ Hán Nôm, một thể loại thuần túy Việt. Tuy ở thể loại văn Nôm nhưng được xắp xếp trình bày ở một góc độ nghệ thuật rất cao, bằng những vần điệu lục bát tràng thiên nhịp nhàng trầm bỗng. Những khi đồng áng rảnh rang hay trong những lễ hội dân gian truyền thống, người bình dân Việt Nam thường lấy đó để ngâm nga đối đáp như một thú vui chơi tiêu khiển không thể thiếu trong đời sống tinh thần người Việt.
      Văn thơ Hán Nôm đã phản ánh và dường như chịu sự tác động, ảnh hưởng từ triết lý nhân quả của Đạo Phật thông qua những tác phẩm có giá trị để đời như : tác phẩm Quan Âm Diệu Thiện, Quan Âm Thị Kính được viết dưới cả hai thể loại văn và thơ, tác phẩm Cung Oán Ngâm khúc của Ôn Như Hầu, và đặc biệt tác phẩm Kiều của Nguyễn Du…
      Dẫu chưa hẵn xuất thân trong môi trường Phật giáo, nhưng ý tứ trong văn thơ của các tác giả đã thấm nhuần và mang đậm tư tưởng triết lý của Phật giáo. Trong đó triết lý nhân quả đã chiếm lĩnh một vị trí rất lớn. Chúng ta cũng biết truyện Kiều của Nguyễn Du đã sớm trở thành tác phẩm gối đầu của người dân Việt Nam. Tính triết lý nhân quả đã được Nguyễn Du thổi vào trong thơ của mình. Một triết lý đề cao trách nhiệm của mỗi người về mọi hành động ngay trong đời sống hiện tại và tương lai. Theo Đạo Phật, con người chịu hoàn toàn trách nhiệm về mọi hành động tốt hay xấu mà mình đã tạo tác. Lại càng không phải do một đấng tạo hóa hay một quyền năng vô hình nào thưởng phạt, an bài.
      Qua triết lý nhân quả nghiệp báo của Đạo Phật, Nguyễn Du đã lấy đó để làm câu kết cho tác phẩm của mình như một sự khẳng định, đề cao trách nhiệm con người.
“Đã mang lấy nghiệp vào thân,
Cũng đừng trách lẫn trời gần trời xa.
Thiện căn ở tại lòng ta,
Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài.”
      Trong tác phẩm truyện Kiều, Nguyễn Du đã sử dụng tư  tưởng triết lý nhân quả để mô tả và nói đến số phận của nàng Kiều. Nhưng tính nhân quả của ông đã không lột tả một cách sâu sắc và trọn vẹn, cũng như chưa phản ánh được hết những tính chất quan trọng của triết lý nhân quả. Dường như  tính nhân quả trong tác phẩm của ông còn ảnh hưởng một phần triết lý thiên mệnh và số mệnh của tư tưởng triết học nho gia. Số mệnh của nàng Kiều là do thượng đế, mà tiêu biểu ở đây là do ông trời đã xắp đặt.
“Sư rằng: “nhân quả với nàng”,
Lâm truy buổi trước tiền đường buổi sau”.
Hay :  “Khôn thiên muôn sự tại tại trời,
Trời kia đã bắt làm người có thân.
Bắt phong trần phải phong trần,
Cho thanh cao mới được phần thanh cao”. 
      Nhưng triết lý nhân quả Đạo Phật không chủ trương “Nghiệp quyết định luận” mà bằng hành động hiện tại con người ta vẫn có thể làm thay đổi cái nghiệp bất thiện trong quá khứ. Cho nên thông qua nhân vật nhà sư Tam Hợp, Nguyễn Du đã nói:
“Sư rằng song chẳng hề chi,
Nghiệp duyên cân lại nhắc đi còn nhiều.
. . . . . . . . . . . . . . . .
Hại một người, cứu một người,
Biết đường khinh trọng, biết lời phải chăng.
Thừa công đức ấy ai bằng,
Túc khiên đã rửa, lâng lâng sạch rồi”.
      Thuyết nhân quả nghiệp báo của Đạo Phật không chỉ được phản ánh qua tác phẩm Truyện Kiều Của Nguyễn Du mà nó còn được phản ánh sâu sắc qua truyện Quan Âm Thị Kính, một tác phẩm hết sức gần gũi và quen thuộc đối với người dân Việt nam được viết dưới thể loại thơ Nôm. Nhân vật Tiểu Kỉnh Tâm đã thể hiện trọn vẹn những đức tính cao quý tốt đẹp nhất trong xã hội đương thời. Tuy bị Thị Mầu vu oan, làng nước phỉ nhổ, bao tiếng thị phi nhưng Kỉnh Tâm vẫn một mình kiên nhẫn chịu đựng . phải chăng tác giả đã đưa vào nhân vật của mình những cái hay cái đẹp như thể một gương mẫu điễn hình cho xã hội.
      Nhằm ca ngợi đức tính nhẫn nhục, kiên trì, hy sinh và nhất là tấm lòng từ bi của nhân vật. Qua lời đối đáp giữa hai thầy trò, nhân vật Kỉnh Tâm phần nào hiểu rõ tính công bằng, bình đẳng ở đời “Làm lành gặp lành”. Do vậy, Kỉnh Tâm đã không ngần ngại những tiếng thị phi, dèm pha qua lại mà hành động cứu lấy mạng người.
“Bạch rằng muôn đội thầy thương,
Xưa nay thầy dạy muôn đường nhỏ to.
Dầu xây chín cấp phù đổ,
Sao bằng làm phúc cứu cho một người.
Vậy nên con phải vâng lời,
Mạng người không lấy làm chơi mà liều” .
                Gần đây nhất, vào khoảng thế kỷ thứ 18 thời vua Lê chúa Trịnh, sự ra đời của tác phẩm “Nam Hải Quan Âm Sự Tích Ca”, một tác phẩm được diễn Nôm theo thể lục bát giới thiệu về sự tích Phật Bà chùa Hương. Tác phẩm đã phản ánh tâm tư, nguyện vọng của dân tộc Việt nam dưới ảnh hưởng của triết lý nhân quả. Nhân vật vua Trang Vương với bản tính tham lam, sân hận, tàn bạo và độc ác nên đã phạm phải biết bao tội ác trong những tháng ngày trị vị đất nước. vua đã sai người đốt chùa, giết sư, giết hại những con người vô tội. Do những hành động bạo ngược ấy nên trong kiếp hiện tại vua Trang Vương phải gặp phải quả báo mắc bệnh hiểm nghèo
“Phán rằng: “số thọ còn chầy,
Giáng cho bệnh nặng thuốc gì chẳng yên”.
Ôn hoàng vâng lệnh xuống liền,
Bao nhiêu khí độc vào đền Trang Vương.
Vua Trang phát bệnh lạ thường,
Thân hình chốc lỡ chiếu giường tanh hôi”. 
      Ngoài tính chất “Ác giả ác báo”, Nam Hải Quan Âm Sự Tích còn mô tả về cảnh giới địa ngục A tỳ. Theo quan niệm của người bình dân Việt nam, những ai trong lúc sanh tiền luôn làm những điều bất chánh, bất nghĩa, gian tà, độc ác … thì sau khi chết họ sẽ bị giam cầm và trừng phạt dưới địa ngục A tỳ. Dầu thật chất trong thâm tâm những người bình dân Việt nam không hề hiểu rõ thế nào là A tỳ và cũng chưa một lần đọc đến kinh điển của nhà Phật, nhưng họ cũng thầm hiểu A tỳ là một nơi hết sức tù túng và khổ đau. Ở đây, Nam Hải Quan Âm Sự Tích đưa ra hình ảnh cảnh giới địa ngục A tỳ, nơi trừng phạt những tội nhân, mà tiêu biểu là những quan thần hại dân hại nước.
“Lại xem một ngục A ty,ụ
Mấy tầng chông sắt đen sì tối tăm.
Ngục này thực tội đã thêm,
Biết mấy hình nặng dưới âm mà rằng !
Là người làm h
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
T Tiểu luận: Ảnh hưởng của nhà ở đến sức khỏe của người nghèo tại Quận Thanh Xuân, Hà Nội Tài liệu chưa phân loại 0
W Tiểu luận: Ảnh hưởng của khói bụi từ nhà máy xi măng đến môi trường sống và sức khỏe của người dân. Tài liệu chưa phân loại 0
N Tiểu luận:Hương ước của làng là gì? Nội dung cơ bản của Hương ước? Vai trò, ảnh hưởng của Hương ước Tài liệu chưa phân loại 0
S Tiểu luận: Ảnh hưởng của Nghị quyết 11 đến nền kinh tế và thị trường chứng khoán Tài liệu chưa phân loại 0
K Tiểu luận: Độc chất tích lũy trong sản phẩm nông nghiệp ảnh hưởng đến sức khỏe con người và môi trườ Tài liệu chưa phân loại 0
C Tiểu luận: Ảnh hưởng biến đổi khí hậu rừng ngập mặn Tài liệu chưa phân loại 0
T Tiểu luận: Ảnh hưởng của biến đổi khí hậy và thích nghi ở Kiên giang Tài liệu chưa phân loại 2
G Tiểu luận: ẢNH HƯỞNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU LÊN SỨC KHỎE CON NGƯỜI Tài liệu chưa phân loại 0
Q Tiểu luận: Biến đổi khí hậu. Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và thích nghi ở tỉnh Bà Rịa - vũng Tàu Tài liệu chưa phân loại 0
H Tiểu luận: Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và thích nghi ở tp Hồ Chí Minh Tài liệu chưa phân loại 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top