Download Tiểu luận Thân phận con người trong ca từ Trịnh Công Sơn

Download miễn phí Tiểu luận Thân phận con người trong ca từ Trịnh Công Sơn





Những ca khúc viết về thân phận con người của Trịnh Công Sơn trước sự sống cái chết và nỗi tàn phai cũng chỉ là đi tìm cái hữu hạn của kiếp sống. Sự hiện diện của mỗi số phận bắt buộc phải đi qua một khoảng thời gian nào đó, do định mệnh an bài và cái không gian vô định phải nhận diện. Theo nhà Phật đó là nhân quả, là luân hồi, là sự sinh trưởng không ngơi nghỉ và biến hoá vô cùng để phát triển, tạo nên cái “nghiệp” cho số phận. Nên cái thân phận khốn khó mà mỗi kiếp người phải mang nặng, không nằm trong phạm trù riêng, nó trải rộng ra cả thế gian này với những sai biệt xuyên qua cung số. Cát bụi lại trở về cát bụi “Hạt bụi nào hoá kiếp thân tôi /Để một mai vươn hình hài lớn dậy .Ôi cát bụi phận này /Vết mực nào xoá bỏ không hay” ("Cát bụi")



Để tải bản DOC Đầy Đủ xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.

Tóm tắt nội dung:

seloup Laubat, Sài Gòn. Học trường Sư Phạm Quy Nhơn khoá I (1962-1964). Sau khi tốt nghiệp ông lên dạy học và làm Hiệu trưởng một trường Tiểu học ở Bảo Lộc (Lâm Đồng). Sau 1965, ông bỏ hẳn nghề dạy học, về sống và sáng tác tại Saigon. Sau 1975 ông sống ở Huế một thời gian dài và sau đó vào ở hẳn tại Sài Gòn (Tp Hồ Chí Minh).
Ngoài Âm nhạc, tác phẩm của ông còn gồm nhiều thể loại thuộc các lãnh vực như: Thơ, Văn và Hội Họa.
Ông tự học nhạc, bắt đầu sáng tác năm 1958 với tác phẩm đầu tay Ướt Mi (Nhà Xuất Bản An Phú in năm 1959). Cho đến nay nhạc sĩ đã sáng tác hơn 600 tác phẩm, có thể được phân loại dưới 3 đề mục lớn: Tình Yêu- Quê Hương- Thân Phận.
Năm 1972, ông đoạt giải thưởng Đĩa Vàng ở Nhật Bản với bài "Ngủ Đi Con" (trong Ca Khúc Da Vàng) qua tiếng hát của ca sĩ Khánh Ly phát hành trên 2 triệu bản; Giải thưởng cho Bài hát hay nhất trong phim “Tội Lỗi Cuối Cùng”; Giải Nhất của cuộc thi "Những bài hát hay nhất sau 10 năm chiến tranh" với bài "Em Ở Nông Trường, Em Ra Biên Giới"; Giải Nhất cuộc thi "Hai mươi năm sau" với bài "Hai Mươi Mùa Nắng Lạ"; Năm 1997 ông đoạt giải thưởng lớn của Hội Nhạc Sĩ cho một chuỗi bài hát: "Xin Trả Nợ Người", "Sóng Về Đâu", "Em Đi Bỏ Lại Con Đường". Trịnh Công Sơn có tên trong tự điển Bách Khoa Pháp "Encyclopédie de tous les pays du monde" (Coll. Les Millions)...
Về quan niệm sáng tác, Trịnh Công Sơn bộc bạch: "tui chỉ là một tên hát rong đi qua miền đất này để hát lên những linh cảm của mình về những giấc mơ đời hư ảo..."
Trong quan niệm sống, ông cho rằng “Sống trong đời sống cần có một tấm lòng, dù không để làm gì cả, dù chỉ để gió cuốn đi!”
Các tuyển tập ca khúc nổi tiếng của nhạc sĩ họ Trịnh có thể kể tên: Ca Khúc Trịnh Công Sơn, Tình Khúc Trịnh Công Sơn, Tuổi Đá Buồn, Khói Trời Mênh Mông, Ca Khúc Da Vàng, Kinh Việt Nam, Ta Phải Thấy Mặt Trời, Phụ Khúc Da Vàng, Như Cánh Vạc Bay, Tự Tình Khúc, Lời Đất Đá Cũ, Thần Thoại Quê Hương, Tình Yêu và Thân Phận, Một Cõi Đi Về, Huyền Thoại Mẹ, Cỏ Xót Xa Đưa, Em Còn Nhớ Hay Em Đã Quên, Những Bài Ca Không Năm Tháng.
Về con người của Trịnh Công Sơn có thể tóm lại trong lời phát biểu hàm súc của ca sĩ Khánh Ly, người đã gắn bó với các ca khúc của Trịnh như là một cái nghiệp không thể tách rời: "Ông Trịnh Công Sơn không của riêng ai. Ông là của tất cả mọi người. Ông yêu dân tộc và quê hương. Việc ông ở lại và nằm xuống trên quê hương là điều đúng. Từ ông, tui đã thành danh, và quan trọng hơn là thành nhân. Sống cùng với tên tuổi của ông gần 40 năm với những lời ông dặn bảo phải sống giữa đời với một tấm lòng, và sống với người bằng sự tử tế. Ông là một nửa đời sống của tôi."
Chương II. Thân phận con người trong ca từ Trịnh Công Sơn
Thân phận con người là một trong ba chủ để lớn (thân phận- tình yêu- quê hương) kết cấu nên dòng nhạc Trịnh. Có thể nói Con Người là chủ thể của mọi mục đích sáng tạo. Con người hiện sinh, con người tượng trưng, con người mặc định, con người ám chỉ… cứ trở đi trở lại như một nỗi ám ảnh trong hầu hết các sáng tác của Trịnh Công Sơn. Thân phận con người có khi đứng tách riêng ra thành một chủ đề độc lập, có khi ẩn hiện trong các chủ đề khác tạo nên một sợi dây xuyên suốt, một chất keo kết dính tạo nên tính thống nhất mà đa dạng trong âm nhạc Trịnh Công Sơn. Họ Trịnh khai thác con người ở hầu hết các trạng thái khác nhau, khi thì “gần gụi”, có lúc thật xa xôi, nhưng tựu chung đều bắt nguồn từ một thực thể: Cái Tôi. Cái tui xuyên suốt mọi chủ đề và hình ảnh. tui hiện lên trọn vẹn nhất trong những bài hát nói về thân phận, về kiếp luân hồi và giải thoát bản ngã. Cái tui gặm nhấm nỗi cô đơn, nỗi buồn đến đôi khi là tuyệt vọng. Cái tui đào sâu vào bản ngã, lắng nghe những âm vọng nhân sinh để chiêm nghiệm hết sự tàn phai của cõi đời, để rồi trăn trở với những suy tư, với những quan niệm về sự sống và cái chết.
Thân phận con người trong nỗi buồn và sự cô đơn
Như đã nói, thân phận con người trong âm nhạc Trịnh Công Sơn có biến hóa muôn hình vạn trạng cũng vẫn ẩn mình trong thực thể “Tôi” thống nhất. Vậy “Tôi” là ai?
Đã hơn một lần nhân vật tui ấy lặng lẽ nhìn lại mình. Phải trả giá bằng những năm tháng trẻ thơ đầy ảo tưởng, ngày nay không còn bé tui mới chợt nhìn ra tôi, thấy tui như chiếc bóng phai mờ, như vết mực nhòe, như hòn đá nặng tình cờ rớt xuống mịt mùng, và tui cứ trôi trong cuộc đời… không chờ ai. “Trời cao đất rộng- Một mình tui đi- Một mình tui đi- Đời như vô tận- Một mình tui về- Một mình tui về với tôi” (Lặng lẽ nơi này). Hết âm thầm gõ buồn gót chân hành hương bóng đổ một mình, tui lại khép cửa quỳ bên vết thương, nhốt mình trong căn gác đìu hiu, soi bóng mình giữa tường trắng lặng câm, rồi một hôm “chợt thấy hoang vu quanh mình” mà thốt lên: “Ô hay mình vẫn cô liêu!”. Hiu quạnh, lạnh lùng, im vắng, tịch lặng, băng giá, xa lạ, xa vắng, lặng câm, hư vô, hun hút, lẻ loi, âm u, lạnh lẽo, bơ vơ, lạc loài…
Bao nhiêu tính từ kiểu đó cứ chồng chéo, vây bủa lấy thân phận Tôi, đan kết thành một tấm lưới vô hình lớn có tên là Cô đơn.
Mỗi thanh âm của thế giới khi lọt vào thính trường của con người ấy, của cái tui ấy đều trở thành một vọng âm nói về sự cô đơn, gợi đến sự cô đơn hay bắt anh ta phải nhận ra sự cô đơn. Đó là tiếng hát: Chiều chủ nhật buồn/Nằm trong căn gác đìu hiu/Ôi tiếng hát xanh xao của một buổi chiều/Trời mưa trời mưa không dứt/Ô hay mình vẫn cô liêu (Lời buồn thánh). Đó là tiếng gà trưa: Về trên phố cao nguyên ngồi/Tiếng gà trưa gáy khan bên đồi/Chợt như phố kia không người/Còn lại tui bước hoài (Lời thiên thu gọi). Đó là tiếng mưa như lời ru miệt mài/ngàn năm ngàn năm trong ca khúc Tuổi đá buồn, tiếng mưa khiến câu hỏi "còn ai còn ai?" bật ra não nuột như tiếng thở dài của thi nhân trước nỗi cô đơn trên nhân thế.
Cần nói thêm rằng: giữa trùng trùng âm thanh của thế giới, cùng với lời ru, dường như Trịnh Công Sơn yêu nhất tiếng mưa. Không phải chỉ vì mưa đã giăng mịt mùng trong các ca khúc của ông, mà còn vì tiếng mưa nhiều khi được ông dùng như một âm chuẩn để "đo" các thanh âm khác, tiếng lá chẳng hạn. Dùng tiếng mưa "đo" tiếng lá, ông có những ca từ tuyệt hay: Nghe lá thu mưa reo mòn gót nhỏ (Diễm xưa), Lá hát như mưa suốt con đường đi (Em còn nhớ hay em đã quên) v.v... Và bằng phương pháp đo cộng hưởng này, ông đã gom nhặt được hầu hết những âm thanh gợi bóng cô đơn và sầu thảm.
Cô đơn, ở một khía cạnh nào đó, là cây thập giá tinh thần mà người nghệ sĩ đích thực phải mang vác suốt cuộc đời mình. Trong cô đơn, Trịnh Công Sơn tỏ ra có một thính lực thật kỳ lạ, ông nghe thấy muôn trùng lên tiếng, những thanh âm kết dệt một bầu khí thật ma mị liêu trai: Đêm nghe gió tự tình/Đêm nghe đất trở mình vì mưa/Đêm nghe gió thở dài/Đêm nghe tiếng khóc cười của bào thai... Đêm nghe gió than hoài/ Đêm nghe lá đưa lời hàm oan/Đêm nghe thân xác mịt mùng/Đêm nghe tiếng muôn trùng đẩy đưa (Nghe tiếng muôn trùng). Đi tới cùng của...
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top