Perry

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

- Trong quá trình giải quyết vụ án ly hôn có tài sản tranh chấp mà hai bên không tự thoả thuận được thì thời gian thường kéo dài bởi vì toà án nhân dân không tự mình xác định được giá trị tài sản mà phải phụ thuộc vào hội đồng định giá tài sản, do đó nếu toà án có thể chủ động trong vấn đề này sẽ giảm được nhiều chi phí không đáng có cho đương sự, Nhà nước cũng như cán bộ làm công tác tại địa phương.
- Điều 92 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định: “Vợ chồng thoả thuận về người trực tiếp nuôi con …Nếu con từ đủ 9 tuổi trở lên thì phải xem xét đến nguyện vọng của con”. Nhưng trên thực tế các vụ án ly hôn được giải quyết theo thủ tục sơ thẩm các toà thường xuyên quên không xem xét đến yếu tố này. Đây là một việc làm không đúng với các yêu cầu của pháp luật hiện hành. Vì vậy các cơ quan ban hành pháp luật cần có những biện pháp chỉ đạo và kiểm tra giám sát kịp thời để bảo đảm cho các toà khi xét xử thực hiện đúng các quy định trên nhằm bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của con chưa thành niên.
- Trước kia có quan niệm án tại hồ sơ nhưng hiện nay không những căn cứ vào hồ sơ mà còn phải căn cứ vào phiên toà xét xử. Nhưng trên thực tế một số vụ án mà toà xử sơ thẩm đều theo hồ sơ, bản án có khi được viết trước khi xét xử bởi vì sau khi tranh luận hội đồng xét xử chỉ nghỉ vài phút vào nghị án rồi quay ra với bản án dày vài trang viết tay. Như vậy chỉ trong vài phút thì không thể nào vừa thảo luận vừa viết ra được một bản án dài như vậy được. Vậy đây có phải là bản án đã có trước khi xét xử và phần hình phạt bỏ trống rồi khi vào nghị án chỉ việc điền vào và ra tuyên án.
- Chúng ta đang tuyên truyền phổ biến pháp luật sâu rộng trên các phương tiện thông tin đại chúng trong quần chúng nhân dân nhưng thực tế chưa chắc đã đủ các văn bản pháp luật gây ra sự lúng túng trong việc giải thích cho nhân dân. Nên chăng tại toà án có một tủ sách pháp luật vừa tiện cho công tác xét xử, vừa tiện để phổ biến cho nhân
Phần kết luận
Trong thời gian đi sâu vào nghiên cứu chuyên đề thực tập về ly hôn thì giúp chúng ta càng hiểu rõ hơn về thực trạng ly hôn để từ đó có những giải pháp hạn chế tới mức tối đa tình trạng ly hôn tại địa phương. Đây là một vấn đề rất gần gũi và cần thiêt đối với đời sống xã hội, và đối với mỗi gia đình. Với tầm quan trọng như vậy mong sao chuyên đề có thể đóng góp một phần nhỏ vào công cuộc xây dựng và bảo vệ hạnh phúc của mỗi người, mỗi gia đình trong toàn xã hội Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 là một bước hoàn thiện hệ thống pháp luật Hôn nhân và gia đình. Ngay khi ra đời thì nó đã nhanh chóng đi vào đời sống nhân dân và thu lại những kết quả rất tốt. Tuy nhiên với sự đa dạng hoá các thành phần kinh tế như hiện nay cộng với sự lạc hậu, nhiều những phong tục tập quán cổ xưa của một số bộ phận dân cư tạo nên sự phức tạp trong xã hội nên việc đưa pháp luật vào đời sống nhân dân còn gặp không ít khó khăn, vướng mắc - đây là một thử thách đối với nhưng nhà thực thi pháp luật. Chính vì vậy để Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 thu lại hiệu quả cao, hạn chế được tình trạng ly hôn đòi hỏi cán bộ toà án địa phương luôn nâng cao năng lực, đi sâu tìm hiểu tâm lý đời sống nhân dân. Đặc biệt phải giáo dục cho mỗi cá nhân biết quý trọng mái ấm gia đình của mình. Để có được kết quả như mong đợi chúng ta phải có sự kết hợp giữa các ban ngành, các tổ chức xã hội, trong đó Toà án là cơ quan quan trọng nhất để thực hiện vấn đề này.
Với dung lượng ngắn và trong phạm vi cho phép của chuyên đề này không thể thể hiện được đầy đủ mọi khía cạnh, tầm quan trọng, sự phức tạp của đề tài: “Thực trạng ly hôn và một số giải pháp nhằm hạn chế ly hôn tại địa phương”. Đây là một mảng kiến thức xã hội khó đòi hỏi chúng ta phải nghiên cứu rõ hơn, sâu hơn, và phải có một khoảng thời gian dài hơn để nắm vững và thực hiện nó một cách có hiệu quả.




Danh mục tài liệu tham khảo

1. Bộ Luật Dân sự.
2. Bộ Luật Tố tụng dân sự.
3. Báo cáo tổng kết ngành toà án năm 2003,2004 của Toà án nhân dân huyện Phú Xuyên.
4.Giáo trình Luật Hôn nhân và gia đình của Trường Đại học Luật Hà Nội.
5. Hồ sơ những vụ án những năm gần đây tại Toà án nhân dân huyện Phú Xuyên .
6. Luật Hôn nhân và gia đình năm 1959, 1986, 2000.
7. Nghị quyết 35/2000/QH10 ngày 09/06/2000 quy định về việc thi hành Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000.
8. Nghị định77/2001/NĐ- CP ngày 22/10/2001 quy định chi tiết về đăng ký kết hôn theo nghị quyết số 35/2000/ QH10 ngày 09/06/2000.
9.Thông tư liên tịch số 02/2000/NQHĐTP ngày 23/12/2000 của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn một số quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000.

Mục Lục
Lời nói đầu …………………………………………………………...................1
Lý do chọn đề tài……………………………………………………..................3
Phần nội dung………………………………………………………................. 4
Phần I: Kết hôn có yếu tố nước ngoài ………………….…………….........4
Phần II: Thực trạng ly hôn tại địa phương……………………..................5
1. Khái quát chung về ly hôn …………………………..............................5
2.Thực trạng ly hôn tại địa phương…………………..................................8
2.1. Giới thiệu chung................................................................................8
2.2. Tình hình ly hôn tại địa phương.........................................................9
2.3. Đường lối giải quyết........................................................................11
Phần III: Nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên......................................13
* Mâu thuẫn gia đình do đánh đập ngược đãi…………........………....13
* Ngoại tình…………………………………………….......……........14
* Mâu thuẫn mẹ chồng - Nàng dâu…………………….......……........15
* Mâu thuẫn do tính tình không hợp …………………….......…….....15
* Khó khăn về kinh tế……………………………………........…........16
Phần IV: Một số giải pháp nhằm hạn chế ly hôn……………...……......16
Phần V: Những vấn đề còn tồn tại ở địa phương……….………….........18
Phần VI: Một số kiến nghị qua thời gian thực tập……………....….......20
Phần kết luận……………………………………………………………...22
Tài liệu tham khảo………………………………………………………...23

Lời nói đầu
Ngày nay với xu thế toàn cầu thì xã hội ngày càng phát triển và các mối quan hệ trong xã hội luôn vận động và biến đổi không ngừng. Để có một xã hội luôn tươi đẹp và phồn thịnh thì xã hội ấy phải phát triển theo định hướng của pháp luật.
Như chúng ta cũng đã biết để có một xã hội tốt thì pháp luật cần hoàn chỉnh và phù hợp để toàn xã hội hướng tới. Mà ngành Luật Hôn nhân và gia đình là một ngành luật gắn liền với quyền nhân thân của mỗi công dân, điều chỉnh quan hệ hôn nhân và gia đình - một nhóm quan hệ phổ biến, kèm theo đó là nhiều vấn đề phức tạp như: Tài sản chung vợ chồng, quyền thừa kế, nghĩa vụ đối với con cái, ... Với tính chất thiết thực và phức tạp của quan hệ hôn nhân và gia đình thì Luật Hôn nhân và gia đình ra đời và luôn được nhà nước quan tâm và sửa đổi, hoàn thiện sao cho ngày một tiến bộ và phù hợp hơn với thời đại.
Năm 1959, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành Luật Hôn nhân và gia đình với những quy định dựa trên nguyên tắc tiến bộ, tự do, bình đẳng, một vợ một chồng. Đây là một mốc son lịch sử, một phát súng đầu tiên tiến công vào những quan niệm lạc hậu của chế độ trọng nam khinh nữ, hôn nhân lạc hậu và đặt những viên gạch đầu tiên xây dựng một chế độ hôn nhân mới tự nguyện bình đẳng.
Tiếp theo đó là sự ra đời của Luật Hôn nhân và gia đình năm 1986 và 2000 giúp cho Luật Hôn nhân và gia đình hoàn thiện hơn phù hợp với sự phát triển của đất nước, của con người, của thời đại. Nhìn chung Luật Hôn nhân và gia đình đã khá hoàn chỉnh quy định một cách hệ thống đầy đủ, rất gần gũi thiết thực cho cuộc sống xã hội. Tuy nhiên để pháp luật đi vào đời sống xã hội có hiệu quả đòi hỏi những nhà thực hiện chính sách xã hội, pháp luật phải có kinh nghiệm thực tế, có kiến thức pháp luật vững vàng.
Được sự giới thiệu của ban giám hiệu trường Đại học Luật Hà Nội và sự giúp đỡ của Toà án tỉnh Hà Tây, được về thực tập tại TAND huyện Phú Xuyên. Được đi sâu vào thực tế công tác xét xử tại địa phương và so sánh những lý thuyết đã học với thực tế áp dụng trong đời sống xã hội, em đã có điều kiện nghiên cứu hoàn thành chuyên đề thực tập: Thực trạng ly hôn và một số giải pháp hạn chế ly hôn tại địa phương nơi thực tập .
Tuy nhiên trong quá trình nghiên cứu do chưa có kinh nghiệm nên đề tài của em không tránh khỏi những thiếu sót. Em mong được sự hướng dẫn từ phía nhà Trường .

Lý do chọn đề tài
Gia đình là tế bào của xã hội, gia đình tốt thì xã hội tốt chính vì vậy vấn đề này được Đảng và Nhà nước quan tâm và trú trọng. Trong những năm gần đây tỷ lệ ly hôn ngày càng tăng tạo nên sự bất ổn và mất cân bằng trong xã hội. Vì vậy mà pháp luật về Hôn nhân và gia đình đã có sự đổi mới để phù hợp hơn với thực trạng trên .
Để nghiên cứu sâu hơn vấn đề này, chúng ta nghiên cứu chương về Ly hôn - một chương đã có nhiều bước đổi mới. Từ việc nghiên cứu nó mà chúng ta có thể đánh giá một cách đúng đắn thực trạng, tìm ra nguyên nhân và đề ra những giải pháp nhất định, cần thiết cho vấn đề Ly hôn này. Đây là một vấn đề nóng bỏng mà phải dầy công nghiên cứu.
Bởi những lý do trên và được sự giới thiệu của nhà Trường, sự giúp đỡ của TAND huyện Phú Xuyên, em đã có điều kiện nghiên cứu và liên hệ về thực trạng ly hôn tại địa phương do đó em dã lựa chọn và dành nhiều thời gian công sức để hoàn thành đề tài này .
Sự lựa chọn đề tài của em có thể có nhiều thiếu sót và chưa đầy đủ song đây là một vấn đề mà em thấy gần gũi với cuộc sống và ý thức muốn được nghiên cứu. Em mong được sự hướng dẫn chỉ bảo của các thầy cô giáo để em có thêm kiến thức vững vàng khi tạo lập cuộc sống.
Em xin chân thành Thank !


Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Thực trạng ly hôn và một số giải pháp hạn chế ly hôn tại địa phương Luận văn Luật 0
I Thực trạng kết hôn sớm ở cộng đồng dân tộc thiểu số tại Hà Giang (Nghiên cứu trường hợp tại xã Lùng Văn hóa, Xã hội 0
P Thẩm quyền giải quyết ly hôn có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam thực trạng và giải pháp Luận văn Luật 2
G Tiểu luận: Thực trạng, nguyên nhân và cách thức giải quyết việc ly hôn có yếu tố nước ngoài Tài liệu chưa phân loại 2
Y Tiểu luận: Tìm hiểu một số nét về thực trạng, nguyên nhân và cách thức giải quyết việc ly hôn có yếu Tài liệu chưa phân loại 0
H Thực trạng và giải pháp nhằm tăng cường việc thực hiện luật Hôn nhân và Gia đình trên địa bàn thành Tài liệu chưa phân loại 2
P Thực trạng ly hôn và một số giải pháp nhằm hạn chế ly hôn ở thị xã Hưng Yên Tài liệu chưa phân loại 0
Y Đánh giá thực trạng áp dụng căn cứ ly hôn để giải quyết các trường hợp ly hôn tại Quảng Ninh Tài liệu chưa phân loại 0
T Thực trạng ly hôn và một số giải pháp hạn chế ly hôn tại huyện Phú Xuyên Tài liệu chưa phân loại 0
T Thực trạng về quan hệ hôn nhân Việt Nam trong gia đình hiện nay, so sánh với quan hệ hôn nhân Việt N Tài liệu chưa phân loại 2

Các chủ đề có liên quan khác

Top