bluemoon24681

New Member
Download Tiểu luận Bình luận các quy định của Luật doanh nghiệp (2005) về công ty hợp danh mà bản thân cho rằng chưa phù hợp

Download miễn phí Tiểu luận Bình luận các quy định của Luật doanh nghiệp (2005) về công ty hợp danh mà bản thân cho rằng chưa phù hợp





Theo qui định của pháp luật hiện hành, thành viên góp vốn không có quyền quản lí và điều hành công ty, tất cả mọi quyền quản lí và điều hành công ty đều thuộc về các thành viên hợp danh. Việc quyết định các vấn đề quan trọng của công ty do Hội đồng thành viên quyết định, nhưng thực chất là do các thành viên hợp danh quyết định, có thể nhận thấy điều đó qua việc: nếu Điều lệ công ty không quy định thì quyết định các vấn đề tại Khoản 3 – Điều 135 Luật Doanh Nghiệp 2005 phải được ít nhất ba phần tư tổng số thành viên hợp danh chấp thuận; và quyết định các vấn đề khác không quy định tại Khoản 3 – Điều 135 được thông qua nếu ít nhất hai phần ba tổng số thành viên hợp danh chấp thuận. Như vậy, tỉ lệ biểu quyết các vấn đề quan trọng của công ty của thành viên góp vốn không được pháp luật đề cập đến, ý chí của họ không có giá trị trong Hội đồng thành viên, việc họ có đồng ý với quyết định đó hay không cũng không quan trọng, họ chỉ có quyền tham gia biểu quyết những vấn đề có liên quan trực tiếp đến quyền lợi và nghĩa vụ của mình, nhưng cũng không có một quy định cụ thể về cách thức cũng như tỉ lệ trong vấn đề này.



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

LỜI MỞ ĐẦU
Việc Việt Nam trở thành thành viên chính thức của tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đã tạo nhiều cơ hội cho nền kinh tế Việt Nam phát triển mạnh mẽ, thúc đẩy sự ra đời của hàng loạt cơ sở kinh tế - doanh nghiệp với đa dạng nhiều loại hình kinh doanh khác nhau, trong đó có công ty hợp danh – loại hình công ty đối nhân khá mới mẻ ở Việt Nam.
Công ty hợp danh được thừa nhận là một chủ thể kinh doanh trong Luật Doanh nghiệp Việt Nam năm 1999, đánh dấu lần đầu tiên loại hình công ty đối nhân chính thức được pháp luật Việt Nam ghi nhận và điều chỉnh, tạo nên một môi trường kinh doanh đa dạng các loại hình để các nhà kinh doạnh lựa chọn, từ đó bắt kịp với xu thế chung của thế giới cũng như bắt kịp những tinh hoa lập pháp tiên tiến nhất. Nhưng những quy định về công ty hợp danh tại Luật doanh nghiệp 1999 còn quá sơ sài và mang tính chất chung chung.
Đến Luật Doanh nghiệp 2005 thì công ty hợp danh đã được quy định cụ thể và rõ ràng, tạo điều kiện cho loại hình kinh doanh này phát triển cũng như tạo thuận tiện cho các nhà đầu tư, nhà kinh doanh trong việc áp dụng pháp luật khi lựa chọn hình thức công ty hợp danh để hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, các qui định về công ty hợp danh của Luật Doanh Nghiệp 2005 vẫn không tránh khỏi những hạn chế nhất định.
Do vậy, trong phạm vi bài tập lớn của mình, em chọn đề bài : “Bình luận các quy định của Luật doanh nghiệp (2005) về công ty hợp danh mà em cho rằng chưa phù hợp.” để có được cái nhìn sâu sắc hơn về vấn đề này.
NỘI DUNG
I. Lí luận chung về công ty hợp danh:
Điều 130. công ty hợp danh – Luật Doanh nghiệp 2005 qui định : 1. công ty hợp danh là doanh nghiệp, trong đó: a) Phải có ít nhất hai thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung (sau đây gọi là thành viên hợp danh); ngoài các thành viên hợp danh có thể có thành viên góp vốn; b) Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty; c) Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty. 2. Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. 3. Công ty hợp danh không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.
Bên cạnh đó, theo qui định tại Điều 134 của Luật doanh nghiệp 2005, thành viên hợp danh có quyền quản lý công ty; tiến hành các hoạt động kinh doanh nhân danh công ty; cùng liên đới chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ của công ty. Thành viên góp vốn có quyền được chia lợi nhuận theo tỷ lệ được quy định tại Điều lệ công ty; không được tham gia quản lý công ty và hoạt động kinh doanh nhân danh công ty. Các thành viên hợp danh có quyền ngang nhau khi quyết định các vấn đề quản lý công ty.
à Có thể thấy, ưu điểm của công ty hợp danh là kết hợp được uy tín cá nhân của nhiều người. Do chế độ liên đới chịu trách nhiệm vô hạn của các thành viên hợp danh mà công ty hợp danh dễ dàng tạo được sự tin cậy của các bạn hàng, đối tác kinh doanh. Việc điều hành quản lý công ty không quá phức tạp do số lượng các thành viên ít và là những người có uy tín, tuyệt đối tin tưởng nhau.
II. Những qui định chưa phù hợp của Luật Doanh nghiệp 2005 về công ty hợp danh:
Trên thực tế, số lượng các cơ sở kinh tế ra đời với tốc độ phát triển chóng mặt dưới các tên gọi quen thuộc như “công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp tư nhân” thì cái tên “công ty hợp danh” còn khá là mới mẻ dù đã trải qua hơn 10 năm từ khi pháp luật thừa nhận .
Không chỉ vậy, còn nhiều người dân chưa hề biết đến một khái niệm mang tên công ty hợp danh hay nhận thức của họ còn quá mơ hồ và chưa hiểu hết được ý nghĩa khi mà Luật Doanh nghiệp bổ sung thêm một loại hình doanh nghiệp mới là công ty hợp danh.
Theo số liệu của cuộc Tổng điều tra cơ sở kinh tế - hành chính - sự nghiệp (được thực hiện ở Việt Nam 5 năm 1 lần) kể từ năm 1995 thì tính đến 1/7/2002 tại Việt Nam có tổng số 56.737 doanh nghiệp, trong đó có 24.903 doanh nghiệp tư nhân; 18.333 công ty trách nhiệm hữu hạn; 1,898 công ty cổ phần và chỉ có 14 công ty hợp danh. Con số này cũng không có sự thay đổi nhiều ở loại hình công ty hợp danh cho đến thời điểm hiện nay.
Do đó, việc loại hình công ty hợp danh khá “mờ nhạt” trong nhận thức của xã hội, trong sự lựa chọn của các nhà kinh doanh cũng như trong tương quan với các loại hình doanh nghiệp khác có lẽ là do sự bất cập của pháp luật. Tuy rằng Luật Doanh Nghiệp 2005 đã quy định khá chi tiết về loại hình công ty này, nhưng cũng không tránh khỏi nhiều thiếu sót, bất cập và vô hình chung đã kìm hãm sự phát triển của loại hình công ty hợp danh. Cụ thể, những bất cập và tồn tại đó là :
Khái niệm công ty hợp danh:
Điều 130 LDN 2005 đã định nghĩa công ty hợp danh dưới dạng liệt kê các đặc điểm cơ bản của nó, theo đó đã gộp chung 2 loại hình công ty hợp danh như trên thế giới phân loại là : công ty hợp danh thông thường và công ty hợp danh hữu hạn, thành một tên gọi duy nhất là “công ty hợp danh”.
Điều này liệu có thực sự là khoa học khi đều ghi nhận cả hai hình thức công ty hợp danh nhưng lại điều chỉnh dưới một quy chế chung? Pháp luật của đa số các nước trên thế giới đều phân tách riêng biệt hai loại công ty hợp danh với hai quy chế điều chỉnh riêng biệt, hay là chỉ chấp nhận một hình thức công ty hợp danh mang bản chất hợp danh tuyệt đối ( tức là chỉ có các thành viên hợp danh) hay là nhận thức sự tồn tại của hai loại công ty hợp danh : hợp danh tuyệt đối và hợp danh hữu hạn (có thêm loại thành viên góp vốn) và có những quy định riêng biệt tương ứng.
Về cơ bản, hai loại công ty hợp danh này có nhiều điểm giống nhau, đều là hình thức công ty đối nhân. Tuy nhiên, một công ty hợp danh chỉ có duy nhất một loại thành viên là thành viên hợp danh và một công ty hợp danh có cả thành viên hợp danh và thành viên góp vốn thì chắc chắn phải có sự khác biệt.
Việc Luật Doanh Nghiệp 2005 định nghĩa công ty hợp danh là doanh nghiệp “ phải có ít nhất hai thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung (sau đây gọi là thành viên hợp danh); ngoài các thành viên hợp danh có thể có thành viên góp vốn” tức là gộp chung hai hình thức công ty hợp danh dưới một tên gọi chung và một quy chế pháp luật chung. Khái niệm này đã dẫn đến nhiều sự bất cập, vướng mắc, mà trước hết là quy định về số lượng thành viên tối thiểu trong công ty hợp danh khi nó là điều kiện buộc công ty phải giải thể.
Theo quy định tại Điều 157 LDN 2005, một trong những trường hợp mà các doanh nghiệp bắt buộc phải giải thể đó là “công ty không còn đủ số lượng thành viên tối thiểu theo quy định của Luật này trong thời hạn sáu tháng liên tục”. Đối với các loại hình doanh nghiệp khác như công ty cổ phần hay công ty trách nhiệm hữu hạn thì cứ theo lượng thành viên tối thiểu mà Luật Doanh Nghiệp 2005 qui định, nếu không đủ trong sáu tháng liên tục thì giải thể nhưng đối với công ty hợp danh thì ...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
H Một số vấn đề lý luận về thể loại tiểu thuyết trong nghiên cứu, phê bình văn học Việt Nam nửa đầu th Văn học 0
D Tiểu luận: Bình thường hóa quan hệ Việt Nam -Trung Quốc nhìn lại và suy ngẫm Văn hóa, Xã hội 0
T Tiểu luận Bất bình đẳng giới Văn hóa, Xã hội 0
N Tiểu luận: bình luận cấu trúc nguồn của liên minh châu âu và chứng minh luật liên minh châu âu không Tài liệu chưa phân loại 0
E Tiểu luận: Bình luận về vai trò của Hội Đồng Bảo An Liên Hợp Quốc theo quy định của Hiến Chương và t Tài liệu chưa phân loại 0
H Tiểu luận: Tìm hiểu và đánh giá về thực trạng bình đẳng giới trong việc thực hiện quyền học tập giữa Tài liệu chưa phân loại 0
M Tiểu luận: Vai trò của gia đình trong việc nhận thức và thực hiện bình đẳng giới hiện nay ở Việt Nam Tài liệu chưa phân loại 0
N Tiểu luận: Vấn đề thực hiện quyền bình đẳng giới trong việc ly hôn Luận văn Luật 0
B Tiểu luận: Quyền của người phụ nữ nông thôn trong các hoạt động nông lâm ngư nghiệp dưới góc độ bình Văn hóa, Xã hội 0
T Tiểu luận: tư tưởng của Pháp gia chủ trương dùng pháp trị để bình ổn và phát triển xã hội Văn hóa, Xã hội 1

Các chủ đề có liên quan khác

Top