quynhhoa244

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae
1. Nguồn gốc của nguyên tắc đối xử quốc gia và đối xử tối huệ quốc:
Đối xử quốc gia ( National treatmen – NT) và đối xử tối huệ quốc ( Most favered nation treartmen – MFN) đã xuất hiện và được áp dụng từ rất lâu trong giao lưu dân sự quốc tế nói chung và trong các quan hệ thương mại quốc tế nói riêng. Hiện nay trong xu hướng toàn cầu hóa các quan hệ kinh tế quốc tế, đối xử tối huệ quốc và đối xử quốc gia được xác định là những nguyên tắc quan trọng và áp dụng phổ biến trên mọi lĩnh vực của đời sống quốc tế.
Đối xử tối huệ quốc được biết đến ngay từ thế kỷ 13 nhưng mãi đến thế kỷ 19, 20, đối xử tối huệ quốc mới xuất hiện một cách thường xuyên trong nhiều hiệp ước khác nhau, đặc biệt là trong các hiệp ước hữu nghị, thương mại và hàng hải (FCN treaties), tiền thân của các hiệp định đầu tư song phương (BIT) hiện nay.
Sau chiến tranh thế giới thứ II, quy chế MFN được đưa ra bàn thảo trong quá trình đàm phán Hiến chương Havana để thành lập Tổ chức Thương mại quốc tế (ITO). Dù Hiến chương sau cùng không phát huy hiệu lực nhưng việc đưa điều khoản MFN vào trong nhiều hiệp định song phương và đa phương đã trở thành thực tiễn chung được thừa nhận. Từ đây, đối xử tối huệ quốc đã trở thành một thành tố quan trọng, không thể thiếu trong các hiệp định đầu tư quốc tế.
Thừa nhận vai trò trọng yếu của quy chế tối huệ quốc trong bối cảnh thương mại quốc tế nói chung và đầu tư nói riêng, năm 1964 Uỷ ban Luật quốc tế (ILC) đã bắt đầu tiến hành một dự án kéo dài nhiều năm chuẩn bị cho việc soạn dự thảo điều luật về quy chế tối huệ quốc. Tuy rằng sau cùng, chưa có công ước nào về MFN chính thức được ra đời nhưng những nghiên cứu của Uỷ ban Luật quốc tế đã đưa ra các nguyên tắc cơ bản được áp dụng trong việc giải thích điều khoản MFN và cho thấy sự quan tâm từ rất sớm của các quốc gia trên thế giới với vấn đề này.
2. Cơ sở pháp lý áp dụng đối xử tối huệ quốc và đối xử quốc gia:
Việc áp dụng đối xử quốc gia và đối xử tối huệ quốc không phải là nghĩa vụ pháp lý bắt buộc của các quốc gia nếu nó không được ghi nhận trong pháp luật của quốc gia hay trong các điều ước quốc tế mà quốc gia đó ký kết tham gia. Theo quy định tại điều 6 Pháp lệnh của UBTVQH số 41/2002/PL-UBTVQH ngày 25/5/2002 về đối xử tối huệ quốc và đối xử quốc gia trong thương mại quốc tế thì Việt Nam sẽ áp dụng một phần hay toàn bộ đối xử tối huệ quốc và đối xử quốc gia khi:
- Pháp luật Việt Nam có quy định;
- Điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hay gia nhập có quy định;
- Quốc gia hay vùng lãnh thổ trên thực tế đã áp dụng đối xử quốc gia và đối xử tối huệ quốc với Việt Nam;
- Các trường hợp khác do Chính phủ quyết định.
Trên lý thuyết là vậy, tuy nhiên việc áp dụng hai nguyên tắc này cũng có một số ngoại lệ.
Hiện nay, Việt Nam đã ký kết khá nhiều điều ước quốc tế song phương và đa phương. Trong đó có một số điều ước có áp dụng nguyên tắc đối xử quốc gia và đối xử tối huệ quốc. Đồng thời, Việt Nam cũng có ban hành một số văn bản có liên quan tới hai nguyên tắc này. Dưới đây là một số điều ước quóc tế và một số quy định trong pháp luật Việt Nam có sử dụng hai nguyên tắc trên:
Một số điều ước quốc tế đa phương:
* Công ước Berne về bảo hệ các tác phẩm văn học nghệ thuật 1886;
* Hiệp định chung về thương mại dịch vụ- GATS;
* Công ước Paris ( 1883) về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp;
* Công ước giơnevơ 1952 vè bảo hộ nguyên tắc tác giả;
* Hiệp định TRIPS- Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ.
Một số điều ước quốc tế song phương:
* Hiệp định giữa Việt Nam và Hoa kỳ về quan hệ thương mại ngày 13/7/2000.
* Hiệp định tương trợ tư pháp về các vấn đề các vấn đề dân sự, gia đình, hình sự giwuax các nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước cộng hòa nhân dân Bungari quy định tại khoản 1 Điều 1 như sau : “Công dân nước ký kết này được hưởng trên lãnh thổ nước ký kết kia sự bảo hộ pháp lý vè các quyền nhân thấn và tài sản mà nước ký kết kia dành cho công nước mình”
Một số quy định trong pháp luật Việt Nam:
* Điều 81 Hiến Pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam “ Người nước ngoài cư trú tại Việt Nam được nhà nước Việt Nam bảo hộ tính mạng, tài sản quyền lợi chính đáng theo pháp luật Việt Nam”;
* Điều 830 Bộ luật dân sự Việt Nam quy định “ Người nước ngoài có năng lực pháp luật như công dân Việt Nam”;
* Pháp lệnh của UBTVQH số 41/2002/PL-UBTVQH ngày 25/5/2002 về đối xử tối huệ quốc và đối xử quốc gia trong thương mại quốc tế.
3. Khái niệm nguyên tắc “Đối xử quốc gia” và “Đối xử tối huệ quốc”:
Chế độ đãi ngộ quốc gia (NT – National Treament) là chế độ cho phép người nước ngoài có các quyền và nghĩa vụ tương ứng như công dân nước sở tại trong những quan hệ xã hội nhất định.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Tags: nguyên tắc đối xử quốc gia và nguyên tắc tối huệ quốc, khó khăn khi áp dụng chế độ tối huệ quốc MFN, tiểu luận nguyên tắc đối xử quốc gia, vai trò của nguyên tắc MFN và NT, nguồn gốc của mfn, So sánh nguyên tắc MFN và nguyên tắc NT., ví dụ về nguyên tắc đối xử tối huệ quốc, đối xử quốc gia và việc áp dụng trong các quan hệ thương..., đối xử quốc gia và tối huệ quốc trong luật việt nam, hãy phân tích nguyên tắc đối xử quốc gia và nguyên tắc đối xử tối huệ quốc trong thương mại quốc tế, So sánh nguyên tắc đối xử quốc gia NT và nguyên tắc đối xử tối huệ quốc MFN trong Luật đầu tư quốc tế, so sánh nguyên tắc MFN và nguyên tắc NT, thực tiễn áp dụng nguyên tắc đối xử tối huệ quốc với các nước, tiểu luận phân biệt nguyên tắc Đối xử quốc gia và nguyên tắc Tối huệ quốc., tiểu luận nguyên tắc Đối xử quốc gia, Phân biệt chế độ đối xử như công dân và chế độ tối huệ quốc dành cho người nước ngoài, so sánh nguyên tắc đối xử tối huệ quốc và nguyên tắc đối xử quốc gia, so sanh khac va giong nhau của 2 che do dai ngo quoc gia va toi hue quoc, so sánh điểm tương đồng giữa nguyên tắc đối xử tối huệ quốc và nguyên tắc đối xử quốc gia, phân biệt đối xử tối huệ quốc và đối xử quốc gia, so sanh che do doi xu quoc gia voi che so toi hue quoc, ví dụ chế độ đối xử quốc gia, Thực tiễn chế độ đối xử như công dân và chế độ đối xử tối huệ quốc tại Việt nam, thực tiễn Việt Nam áp dụng chế độ đối xử như công dân (NT) và chế độ đối xử tối huệ quốc (MFN) dành cho người nước ngoài, tiểu luận Phân biệt chế độ đối xử như công dân (NT) và chế độ đối xử tối huệ quốc (MFN) dành cho người nước ngoài.

quayphimcuoihd

New Member
Re: [Free] Tiểu luận So sánh nguyên tắc đối xử quốc gia và đối xử tối huệ quốc

tài liệu nầy rất hay
 

daigai

Well-Known Member
link mới cập nhật, mời các bạn xem lại bài đầu để tải
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top