Enrique

New Member

Download Tiểu luận Bí mật đời tư - Vấn đề lí luận và thực tiễn miễn phí





Theo luật dân sự: Muốn sử dụng ảnh cá nhân phải được người đó đồng ý, trừ trường hợp vì lợi ích của nhà nước, lợi ích công cộng hay pháp luật có quy định khác. Nghị định 51 hướng dẫn thi hành Luật Báo chí thì quy định: “Không được đăng, phát ảnh cá nhân mà không có chú thích rõ ràng làm ảnh hưởng đến uy tín, danh dự của cá nhân đó (trừ ảnh thông tin các buổi họp công khai, sinh hoạt tập thể, các buổi lao động, biểu diễn nghệ thuật, thể dục thể thao, những người có lệnh truy nã, các buổi xét xử công khai của tòa án, những người phạm tội trong các vụ trọng án đã bị tuyên án)”.
Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có giải thích thế nào là “vì lợi ích của nhà nước, lợi ích công cộng”. Đưa ảnh một kẻ trộm, một quan chức tham ô, một giám đốc cố ý làm trái. để mọi người cảnh giác, để răn đe, phòng ngừa chung có phải là vì lợi ích công cộng, vì lợi ích của nhà nước? Buộc báo chí phải xin phép những người này thì thật là vô lý nhưng nếu không xin phép, họ có thể viện dẫn luật dân sự để kiện báo.
 



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

áp dụng pháp luật trong việc giải quyết các tranh chấp liên quan đến “bí mật đời tư”.
Hiện nay, cũng chưa có văn bản pháp luật nào giải thích khái niệm “bí mật đời tư” rõ ràng. Khái niệm “bí mật đời tư” là một cụm từ Hán - Việt, có nguồn gốc từ chữ Hán và được Việt hóa.  Do đó, có thể hiểu “bí mật”  là những chuyện kín đáo, chuyện muốn che giấu, không có ai biết. “Tư” có nghĩa là riêng, việc riêng, của riêng. Như vậy, “bí mật đời tư” là chuyện thầm kín của một cá nhân nào đó.
“Theo quan điểm của một số người làm công tác pháp luật, “bí mật đời tư” có thể được hiểu là những gì gắn với nhân thân con người, là quyền cơ bản. Đó có thể là những thông tin về hình ảnh, cuộc sống gia đình, tên gọi, con cái, các mối quan hệ... gắn liền với một cá nhân mà người này không muốn cho người khác biết. Những bí mật đời tư này chỉ có bản thân người đó biết hay những người thân thích, người có mối liên hệ với người đó biết và họ chưa từng công bố ra ngoài cho bất kỳ ai. “Bí mật đời tư” có thể hiểu là “chuyện trong nhà” của cá nhân nào đó. Ví dụ: con ngoài giá thú, di chúc, hình ảnh cá nhân, tình trạng sức khỏe, bệnh tật, các loại thư tín, điện thoại, điện tín, v.v…”. Còn theo Tiến sĩ Nguyễn Văn Luật thì khái niệm bí mật đời tư được bao quát trên các phương diện: “tình cảm, tinh thần” và “nghề nghiệp, vật chất”. Trong Luận án tiến sĩ về “Quyền bí mật đời tư theo quy định của pháp luật dân sự Việt Nam”, Tiến sĩ Lê Đình Nghị có định nghĩa về khái niệm bí mật đời tư như sau: “Bí mật đời tư là những thông tin, tư liệu (gọi chung là thông tin) về tinh thần, vật chất, quan hệ xã hội hay những thông tin khác liên quan đến cá nhân trong quá khứ cũng như trong hiện tại, được pháp luật bảo vệ và những thông tin đó được bảo mật bằng những biện pháp mà pháp luật thừa nhận”. Như vậy, quan điểm này cũng chỉ ra rằng bí mật đời tư là những thông tin gắn liền với cá nhân, chỉ có thể mình họ hay một số người hạn chế biết được. Tuy nhiên, nếu hiểu như vậy thì cũng chưa bao quát được nội hàm của khái niệm bí mật đời tư, bởi lẽ nếu hiểu bí mật đời tư là những thông tin “chưa từng công bố cho bất kỳ ai” thì cũng không đúng. Có trường hợp thông tin này đã được công bố nhưng bản thân người tiếp nhận thông tin phải có nghĩa vụ bảo mật thông tin thì thông tin đó vẫn được coi là “bí mật đời tư”.
2. Quyền bí mật đời tư
Quyền bí mật đời tư là quyền cơ bản trong hệ thống các quyền nhân thân của cá nhân. Việc bảo vệ quyền bí mật đời tư còn đảm bảo cho việc thực hiện một số quyền khác của cá nhân (như quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở, quyền hiến xác, bộ phận cơ thể, quyền tự do tín ngưỡng…) được đảm bảo triệt để hơn. Xác định rõ tầm quan trọng của quyền bí mật đời tư với cá nhân, pháp luật Việt Nam cũng có những quy định nhằm bảo vệ quyền này của mỗi cá nhân. Điều 73 Hiến pháp nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định: “Thư tín, điện thoại, điện tín của công dân đựơc bảo đảm an toàn bí mật. Việc khám xét chỗ ở, việc bóc mở, kiểm soát, thu giữ thư tín, điện tín cảu công dân phải do người có thẩm quyền tiến hành theo quy định của pháp luật.” Cụ thể hoá quy định này của hiến pháp Bộ luật dân sự 2005 dành riêng điều 38 quy định về quyền bí mật đời tư của cá nhân.
Không chỉ luật dân sự, một số ngành luật khác như luật hình sự, luật hôn nhân gia đình, luật báo chí…cũng có những quy định bảo vệ quyền bí mật đời tư của cá nhân.
3. Một số quy định về “Bí mật đời tư” trên thế giới
Quyền bí mật đời tư là quyền cơ bản trong hệ thống các quyền nhân thân của cá nhân. Quyền bí mật đời tư được thừa nhận rộng rãi trong pháp luật nhiều nước trên thế giới và được ghi nhận trong Tuyên ngôn toàn thế giới về nhân quyền năm 1948, Công ước quốc tế về các quyền dân sự và một số công ước khác của Liên Hiệp Quốc.
Điều 12 Tuyên ngôn toàn thế giới về nhân quyền ghi nhận: “Không ai phải chịu sự can thiệp một cách tuỳ tiện vào cuộc sống riêng tư, gia đình, nơi ở hay thư tín cũng như bị xúc phạm danh dự hay uy tín của cá nhân. Mọi người đều có quyền được pháp luật bảo vệ chống lại can thiệp và xâm phạm như vậy”
Trong Công ước về các quyền dân sự và chính trị năm 1996, quyền bí mật đời tư được quy định tại điều 17:
“1.Không ai bị can thiệp một cách độc đoán hay bất hợp pháp đến đời sống riêng tư, gia đình, nhà ở, thư tín hay bị xúc phạm bất hợp pháp đến danh dự và uy tín.
2. Mọi người đều có quyền được pháp luật bảo vệ chống lại những sự can thiệp hay xúc phạm như vậy.”
II. Thực tiễn về vấn đề “Bí mật đời tư” ở Việt Nam
1. Vấn đề “Bí mật đời tư” trong hệ thống pháp luật hiện hành
1.1. Chế định về thông tin cá nhân trong hệ thống pháp luật Việt Nam
Cho đến nay, Việt Nam chưa có một văn bản quy phạm pháp luật nào điều chỉnh các hành vi liên quan đến bảo vệ dữ liệu cá nhân một cách hệ thống. Tuy nhiên, cùng với tiến trình hội nhập và sự phát triển mạnh mẽ của ứng dụng công nghệ thông tin và thương mại điện tử trong tất cả các lĩnh vực hoạt động của xã hội, các cơ quan quản lý nhà nước đã ngày càng nhận thức rõ và quan tâm hơn đến vấn đề quan trọng này. Điều này được thể hiện trong các chỉ thị của Đảng và Nhà nước, các văn bản luật được ban hành trong thời gian gần đây.
Tại Chỉ thị số 27/CT-TƯ ngày 16 tháng 10 năm 2008 về lãnh đạo thực hiện cuộc tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã yêu cầu “chú ý bảo mật thông tin theo quy định của pháp luật, nhất là bảo mật thông tin cá nhân…”.
Xem xét một cách có hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật có thể thấy các nội dung điều chỉnh vấn đề bảo vệ dữ liệu cá nhân đã được quy định ngày càng rõ hơn từ cấp độ luật đến các văn bản hướng dẫn luật. Đã có quy định các hình thức xử phạt, chế tài cụ thể từ xử phạt vi phạm hành chính, phạt tiền đến xử lý hình sự đối với các trường hợp vi phạm nặng.
Ở mức độ văn bản pháp luật dân sự, Bộ Luật dân sự được Quốc hội thông qua tháng 6 năm 2005 đã đưa ra một số quy định nguyên tắc về bảo vệ thông tin cá nhân tại Điều 31 “Quyền của cá nhân đối với hình ảnh” và Điều 38 “Quyền bí mật đời tư”. Điều 31 quy định cá nhân có quyền đối với hình ảnh của mình, việc sử dụng hình ảnh của cá nhân phải được người đó đồng ý và nghiêm cấm việc sử dụng hình ảnh của người khác mà xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người có hình ảnh. Điều 38 quy định một số nội dung về quyền bí mật đời tư. Theo đó, quyền bí mật đời tư của cá nhân được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ; việc thu thập, công bố thông tin, tư liệu về đời tư của cá nhân phải được người đó đồng ý; thư tín, điện thoại, điện tín, các hình thức thông tin điện tử khác của cá nhân được bảo đảm an toàn ...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
H [Free] Tiểu luận Đánh giá chế độ thừa kế tài sản giữa vợ và chồng trong bộ Quốc triều hình luật Tài liệu chưa phân loại 0
M [Free] Tiểu luận Bình luận vai trò của ASEAN trong việc giải quyết các tranh chấp khu vực Tài liệu chưa phân loại 0
K [Free] Tiểu luận Nghiên cứu các quy định của Luật Doanh nghiệp về công ty hợp danh Tài liệu chưa phân loại 2
J [Free] Tiểu luận Quy định của pháp luật về lãi xuất Tài liệu chưa phân loại 0
D [Free] Tiểu luận Phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến việc thực thi pháp luật thuế nhập khẩu ở Việt Tài liệu chưa phân loại 0
H [Free] Tiểu luận Các biện pháp bảo đảm đầu tư tại Chương II Luật Đầu tư Tài liệu chưa phân loại 0
T [Free] Tiểu luận Phân biệt hai loại hình kinh doanh: doanh nghiệp tư nhân và hộ kinh doanh Tài liệu chưa phân loại 0
T [Free] Tiểu luận Trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ dân sự Tài liệu chưa phân loại 2
T [Free] Tiểu luận Pháp luật tư sản và sự phát triển của nó Tài liệu chưa phân loại 0
N [Free] Tiểu luận Quy luật của quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực Tài liệu chưa phân loại 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top