Download Tiểu luận miễn phí

I. LỜI MỞ ĐẦU
Quyền tự do kinh doanh có nội dung rất rộng, liên quan đến nhiều lĩnh vực. Để đảm bảo quyền tự do kinh doanh, pháp luật nói chung, trước hết, chủ yếu và trực tiếp là pháp luật kinh tế phải phản ánh đầy đủ, minh bạch những đòi hỏi mà quyền tự do kinh doanh đặt ra.
II. NỘI DUNG CƠ BẢN
Để thế chế hóa những tư tưởng, quan điểm, đường lối đổi mới của Đảng thể hiện trong các Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, VII, VIII và cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản pháp luật rất quan trọng như Hiến pháp (1992), Luật Doanh nghiệp (2005) và đặc biệt là Bộ luật Dân sự (1995). Những văn bản pháp luật này, ở mức độ khác nhau, đều khẳng định nền kinh tế nước ta hiện nay có cơ cấu nhiều thành phần với sự tồn tại các hình thức sở hữu khác nhau, trong đó có sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất. Điều đó nói lên rằng: pháp luật về sở hữu ở nước ta hiện nay đang có xu hướng ngày càng tự do hóa sở hữu tư liệu sản xuất.
1. Quyền được bảo đảm sở hữu tài sản
Nói tới quyền được đảm bảo sở hữu đối với tài sản thì trước hết phải có nhiều chủ thể được trở thành sở hữu chủ đối với tư liệu sản xuất. Hiến pháp 1992 đã khẳng định: Nhà nước phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa nhằm giải phóng mọi năng lực sản xuất. Kinh tế quốc doanh được quyền tự chủ trong quá trình sản xuất kinh doanh. Kinh tế tập thể được tổ chức dưới nhiều hình thức. Kinh tế cá thể, kinh tế tư bản tư nhân được chọn hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh, được thành lập doang nghiệp với quy mô không hạn chế; kinh tế gia đình được khuyến khích phát triển. Các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế bình đẳng trước pháp luật. Nhà nước khuyến khích cá nhân và tổ chức nước ngoài đầu tư vốn và công nghệ vào Việt Nam. Tài sản hợp pháp của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước không bị quốc hữu hóa.
Hiến pháp 1992 xác nhận sự tồn tại khách quan của nhiều thành phần kinh tế với những hình thức sở hữu khác nhau đối với tư liệu sản xuất “…cơ cấu kinh tế nhiều thành phần với các hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh đa dạng dựa trên chế độ sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân, trong đó sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể là nền tảng” (Điều 15 Hiến pháp 1992).
Như vậy, bên cạnh sở hữu toàn dân (mà nhà nước là người đại diện), sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất đã chính thức được thừa nhận. Với quy định này, công dân có quyền tự do sở hữu tư liệu sản xuất, yếu tố nền tảng để thực hiện quyền tự do kinh doanh của mình. Tuy nhiên, cũng cần nhấn mạnh rằng: việc thừa nhận chế độ sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất không đồng nghĩa với việc từ bỏ mục tiêu xây dựng chủ nghĩa xã hội. Vấn đề sở hữu, mặc dù hết sức quan trọng và nhạy cảm, song nó chỉ là một trong nhiều vấn đề khác của chủ nghĩa xã hội. Sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất như là một phương tiện để đạt được mục tiêu chứ không phải sở hữu là mục tiêu của chủ nghĩa xã hội. “Do đó, hình thức sở hữu nào cho phép sử dụng có hiệu quả nhất các yếu tố của sản xuất sẽ được coi là hình thức đáng mong muốn nhất, thích hợp nhất trong từng lĩnh vực và trong từng thời kỳ thích hợp”.
Để đảm bảo quyền sở hữu đối với tài sản, pháp luật về sở hữu đã mở rộng khách thể của quyền sở hữu. Điều 172 BLDS xác định tài sản với tư cách là khách thể của quyền sở hữu bao gồm:
+ Vật có thực, tiền và các giấy tờ giá trị được bằng tiền
+ Các quyền tài sản
Các quy định trên cho thấy khách thể của quyền sở hữu rất đa dạng; đồng thời cũng nói lên rằng: bất kỳ cá nhân, tổ chức có được các tài sản nêu trên theo một trong các căn cứ quy định tại Điều 176 BLHS và các văn bản pháp luật khác có liên quan đều trở thành chủ sở hữu tài sản đó. Việc mở rộng khách thể của quyền sở hữu có ý nghĩa quan trọng vì nó làm phong phú các quan hệ, tạo ra nhiều chủ sở hữu khác nhau mà trước đây pháp luật không biết đến. Đồng thời, nó cũng làm cho việc bảo vệ các tài này trở nên có cơ sở hơn.
Để đảm bảo quyền sở hữu đối với tài sản, pháp luật không chỉ dừng lại ở những quy định về đa dạng hóa cách sở hữu (thực chất là mở rộng chủ thể mà khách thể của quyền sở hữu) mà còn thiết lập những hình thức pháp lí thích hợp bảo đảm cho sự vận động của các quan hệ sở hữu được an toàn, thuận tiện và sinh lợi. Thực chất pháp luật đã đáp ứng đòi hỏi khách quan của hoạt động sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế thì trường. Các nhà kinh doanh đưa tài sản thuộc quyền sở hữu của mình vào quá trình kinh doanh thông qua các hành vi như góp vốn, chuyển nhượng vốn,…Tất cả những hoạt động này đều gắn liền với sự hoạt động (chuyển dời) của sở hữu. Sự chuyển dời của sở hữu, nếu không được đảm bảo an toàn, sẽ ảnh hưởng đến lợi ích của các nhà kinh doanh và cũng sẽ không thúc đẩy được các giao lưu kinh tế thương mại phát triển.
Pháp luật quy định việc bảo vệ quyền sở hữu, quyền sở hữu được Nhà nước bảo hộ bằng pháp luật. Việc bảo vệ quyền sở hữu được thực hiện ở hai mức độ. Một mặt, Nhà nước quy định phạm vị những quyền năng của chủ sở hữu đối với tài sản, tạo cơ sở pháp lí vững chắc để chủ sỡ hữu thực hiện các quyền sở hữu của mình một cách an toàn và đầy đủ nhất. Mặt khác, Nhà nước quy định biện pháp pháp lí cụ thể để dựa vào đó, chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp bảo vệ quyền sở hữu của mình.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

tctuvan

New Member
Re: [Free] Tiểu luận Quyền tự do kinh doanh

Link mới cập nhật, mời bạn xem lại bài đầu để tải nhé
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
M Tiểu luận: những chính sách và quy định pháp luật về vấn đề nhập cư và quyền của công dân nước thứ b Tài liệu chưa phân loại 0
H Tiểu luận: vấn đề quyền nhân thân của cá nhân Tài liệu chưa phân loại 2
L Tiểu luận: Hạn chế quyền yêu cầu ly hôn Tài liệu chưa phân loại 0
G Tiểu luận: QUYỀN NĂNG NHẬN TIỀN GỬI CỦA NGÂN HÀNG CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI Tài liệu chưa phân loại 0
F Tiểu luận: Phân tích vai trò hoạt động giám sát của cơ quan quyền lực nhà nước đối với việc đảm bảo Tài liệu chưa phân loại 0
D Tiểu luận: Thực thi quyền hạn của Quốc hội trong lĩnh vực ngân sách nhà nước - Thực trạng và giải ph Tài liệu chưa phân loại 0
T Tiểu luận: Thực trạng và các biện pháp pháp lý nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của trẻ em là n Tài liệu chưa phân loại 0
H Tiểu luận:VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG PHÂN CHIA QUYỀN LỰC NHÀ NƯỚC TRONG TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA BỘ MÁY NHÀ N Tài liệu chưa phân loại 0
G Tiểu luận: tính hợp lí của pháp luật về thẩm quyền và thủ tục Xử phạt vi phạm hành chính Tài liệu chưa phân loại 0
A Tiểu luận: Nhận xét sự thay đổi về thẩm quyền ban hành VBQPPL theo quy định của Luật ban hành VBQPPL Tài liệu chưa phân loại 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top