caodung_1101

New Member

Download Lý luận về thẩm định, thẩm tra tính hợp hiến, hợp pháp và tính thống nhất của văn bản quy phạm pháp luật miễn phí





Khi xem xét tính hợp pháp về nội dung của văn bản quy phạm pháp luật, bên cạnh việc tôn trọng các quy định của hiến pháp, các văn bản quy phạm pháp luật phải bảo đảm tuân thủ “thứ bậc hiệu lực của văn bản trong hệ thống pháp luật. Trước hết, nội dung hợp pháp thể hiện ở việc “Văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan nhà nước cấp dưới ban hành phải phù hợp với cơ quan nhà nước cấp trên”. Theo đó, yêu cầu này còn được đặt ra theo nguyên tắc văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực pháp lí thấp phải phù hợp với văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực pháp lí cao”. Chẳng hạn, để đánh giá tính hợp pháp của văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ cần xem xét và đặt văn bản đó trong mối liên hệ với các văn bản quy phạm pháp luật khác đã ban hành trước đó của Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước và một số văn bản khác có liên quan. Trong trường hợp ngược lại, nếu nội dung văn bản quy phạm pháp luật ban hành không phù hợp với văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn thì văn bản đó không phát sinh hiệu lực pháp lý trên thực tế và không chứa đựng nội dung hợp pháp.



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

Lý luận về thẩm định, thẩm tra tính hợp hiến, hợp pháp và tính thống nhất
của văn bản quy phạm pháp luật
Cao Kim Oanh
Bộ môn Xây dựng văn bản pháp luật
Đại học Luật Hà Nội
Ban hành văn bản qui phạm pháp luật là một trong những hoạt động quan trọng và thường xuyên của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Luật Ban hành văn bản qui phạm pháp luật năm 2008 đã qui định khá chặt chẽ về trình tự, thủ tục ban hành VBQPPL nhằm bảo đảm cho VBQPPL sau khi được ban hành có chất lượng cao nhất. Một trong những thủ tục bắt buộc của qui trình ban hành VBQPPL là thẩm định, thẩm tra về khía cạnh pháp lý của dự thảo VBQPPL trước khi được chủ thể có thẩm quyền thông qua, trong đó thẩm định, thẩm tra tính hợp Hiến, hợp pháp và tính thống nhất của dự thảo VBQPPL được coi là nội dung quan trọng và trọng tâm của hoạt động này.
Về tính hợp hiến của văn bản quy phạm pháp luật, đây là nhân tố hàng đầu đảm bảo sự thống nhất của toàn bộ hệ thống pháp luật. Tính hợp hiến đòi hỏi tất cả các quy phạm pháp luật thuộc bất kỳ một ngành luật nào trong hệ thống pháp luật đều phải phù hợp với Hiến pháp, bảo đảm tính thống nhất, thứ bậc, hiệu lực pháp lý của văn bản pháp luật, tạo thành một hệ thống thống nhất theo quy định của Hiến pháp. Tính hợp hiến không chỉ được xác định trên cơ sở những quy định cụ thể mà còn trên cơ sở tinh thần, tư tưởng, nguyên tắc của Hiến pháp
Tại điều 146 Hiến pháp 1992 có quy định “ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là luật cơ bản của nhà nước và có hiệu lực pháp lý cao nhất. Mọi văn bản pháp luật phải phù hợp với Hiến pháp”. Hiến pháp đạo luật cơ bản của nhà nước nên ngôn ngữ của hiến pháp thường cô đọng súc tích, mang tính định hướng và là nền tảng của các đạo luật của Quốc hội thể hiện chi tiết như quy định thiết lập tổ chức và hoạt động của các cơ quan công quyền, các thiết chế chính trị; quy định quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân…
Để đảm bảo nguyên tắc Hiến pháp là luật cơ bản, có tính pháp lý cao nhất thì hệ thống văn bản pháp luật, đặc biệt văn bản quy phạm pháp luật do các chủ thể có thẩm quyền ban hành phải phù hợp với Hiến pháp. Tính hợp hiến được thể hiện thông qua hai điểm cơ bản sau đây:
Thứ nhất, các văn bản quy phạm pháp luật không được trái với các quy định cụ thể của Hiến pháp. Để đảm bảo văn bản quy phạm pháp luật không trái với các quy định của Hiến pháp thì cơ quan soạn thảo văn bản phải nắm rõ và hiểu đúng các quy định cụ thể của Hiến pháp liên quan tới lĩnh vực điều chỉnh của văn bản đang soạn thảo. Ví dụ, nguyên tắc “mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật” được quy định tại Điều 52 Hiến pháp 1992 có giá trị thi hành trực tiếp và bất kỳ văn bản pháp luật nào dưới Hiến pháp đều phải đảm bảo rằng không có sự phân biệt đối xử đối với công dân trước pháp luật. Như vậy, khi Quốc hội và các chủ thể có thẩm quyền khác ban hành các đạo luật và các văn bản quy phạm pháp luật khác cần cân nhắc là những quy định trong dự thảo có hạn chế quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật hay không để xác định tính hợp hiến của các quy định trong dự thảo văn bản quy phạm pháp luật. Hơn nữa, khi kiểm tra tính hợp hiến của dự thảo văn bản quy phạm pháp luật thì cơ quan soạn thảo và cơ quan thẩm định cần đặc biệt lưu ý đến các quyền cơ bản của công dân mà Hiến pháp đã quy định để đảm bảo rằng các quyền đó không bị hạn chế.
Thứ hai, văn bản quy phạm pháp luật phải phù hợp với tinh thần của Hiến pháp. Đây là vấn đề khó xác định khi ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Thực tế ban hành văn bản chỉ cần không trái với các quy định của Hiến pháp thì chưa đủ mà phải xác định mục đích và những nguyên tắc cơ bản của văn bản quy phạm pháp luật, hay nói cách khác chúng đã xác định phần “hồn” hay “tinh thần” của Hiến pháp.
Trở lại vấn đề văn bản quy phạm pháp luật phải phù hợp với tinh thần của Hiến pháp, nếu Hiến pháp quy định “ không được phân biệt đối xử” thì các văn bản pháp luật, bất luận quy định dưới hình thức gì, nếu có tính chất “bất bình đẳng” giữa các công dân trước pháp luật thì đã không thể coi là không phù hợp với tinh thần của Hiến pháp. Tuy nhiên, không có tinh thần của Hiến pháp một cách chung chung mà tinh thần Hiến pháp được thể hiện từ chính các quy phạm của Hiến pháp.
Về tính hợp pháp của văn bản quy phạm pháp luật . Tính hợp pháp là “đúng với pháp luật, không trái với pháp luật” thuật ngữ này được sử dụng cùng với thuật ngữ “tính hợp hiến”. Theo nghĩa như vậy, để bảo đảm tính hợp pháp, văn bản quy phạm pháp luật phải được ban hành đúng thẩm quyền, đúng trình tự, thủ tục Luật định. Bên cạnh đó, hình thức của văn bản phải phù hợp với quy định về kỹ thuật văn bản. Tính hợp pháp của văn bản quy phạm pháp luật là một trong những tiêu chuẩn đánh giá chất lượng văn bản quy phạm pháp luật được ban hành, quyết định sự tồn tại và hiệu lực pháp lý của văn bản quy phạm pháp luật. Tuy nhiên tuỳ vào từng góc độ pháp lý khác nhau mà biểu hiện của tính hợp pháp có thể khác nhau.
Thứ nhất: Văn bản quy phạm pháp luật ban hành đúng thẩm quyền pháp luật quy định
Thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật được hiểu là giới hạn quyền lực do pháp luật quy định cho chủ thể ban hành văn bản quy phạm pháp luật để giải quyết những vấn đề thuộc chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn. Thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật bao gồm thẩm quyền hình thức và thẩm quyền nội dung.
Ban hành văn bản quy phạm pháp luật đúng thẩm quyền hình thức: Thẩm quyền hình được hiểu là các chủ thể trong hoạt động ban hành văn bản quy phạm pháp luật đúng tên gọi do pháp luật quy định. Theo quy định này, mỗi cá nhân, cơ quan trong thẩm quyền của mình chỉ được ban hành một hay một số hình thức văn bản quy phạm pháp luật do luật quy định. Đây chính là quy định nhằm đảm bảo tính thống nhất của hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, đồng thời đảm bảo duy trì tính hợp pháp của văn bản quy phạm pháp luật về mặt hình thức. Thẩm quyền về hình thức của các chủ thể trong hoạt động ban hành văn bản quy phạm pháp luật được quy định trong Điều 2, Điều 21 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008 và khoản 2 Điều 1 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân năm 2004, như: Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội; pháp lệnh, nghị quyết của UBTVQH; lệnh, quyết định của Chủ tịch nước; nghị định của Chính phủ; Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Tổng Kiểm toán Nhà nước; nghị quyết của HĐND, quyết định, chỉ thị của UBND....Theo các quy định trên, có thể thấy số lượng các chủ thể được pháp luật xác định tên loại văn bản được ban hành theo thẩm quyền là tương đối rộng. Điều này có ý nghĩa buộc các chủ thể phải tuân thủ và đảm bảo cho văn bản ban hành được hợp pháp về m...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
C [Free] Các vấn đề về phương pháp luận trong phân tích và thiết kế hệ thống tông tin quản lý Luận văn Kinh tế 0
H [Free] Cơ sở lý luận về vai trò kinh tế và quản lý kinh tế của nhà nước trong nền kinh tế thị trường Luận văn Kinh tế 2
M [Free] Sự vận dụng lý luận của lênin về CNTB nhà nước ở Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
A [Free] Nghiên cứu lý luận hình thái kinh tế xã hội với sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việ Luận văn Kinh tế 0
H [Free] Lý luận về nguyên lý về mối liên hệ phổ biến và quan điểm toàn diện và việc xây dựng nền kinh Luận văn Kinh tế 0
L [Free] Đề án Lý luận của Lênin về Chủ nghĩa Tư bản Nhà nước ở trong thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa Xã Luận văn Kinh tế 0
H [Free] Lý luận hình thái kinh tế xã hội đối với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
K [Free] Lý luận hình thái kinh tế xã hội trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước Luận văn Kinh tế 0
H [Free] Cơ sở lý luận về sử dụng có hiệu quả nguồn lao động nông nghiệp trong quá trình công nghiệp h Luận văn Kinh tế 0
D [Free] Quá độ lên chế độ chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ chủ nghĩa tư bản, Cơ sở lý luận, thục trạng. Môn đại cương 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top