buiquochuu_1982

New Member

Download Tiểu luận Phân tích Luật Phá sản và thủ tục phá sản miễn phí





Mục Lục
Chương I : Khái Quát Về Luật Kinh Doanh
1.1 Khái niệm
1.2 Đối Tượng, phạm vi điều chỉnh của luật kinh doanh
Chương II : Khái niệm về luật phá sản
2.1 Khái niệm luật phá sản
2.2 Phạm vi điều chỉnh
2.3 Đối tượng áp dụng
2.4 Hiệu lực của luật phá sản
2.5 Nôi dung của luật phá sản
Chương III : Thủ tục phá sản
3.1 Thủ tục nộp đơn yêu cầu và mở thủ tục phá sản
3.1.1 Quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản
3.1.2 Thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản
3.1.3 Hội nghị chủ nợ
3.2 Phục hồi hoạt động kinh doanh
3,3 Thanh lý tài sản
3.3.1 Các trường hợp ra quyết định mở thủ tục thanh lý tài sản
3.3.2 Khiếu nại và giải quyết khiếu nại
3.3.3 Thứ tự phân chia tài sản
3.4 Thủ tục tuyên bố doanh nghiệp bị phá sản
3.4.1 Các trường hợp bị tuyên bố phá sản
3.4.2 Khiếu nại và giải quyết khiếu nại
3.5 Thi hành quyết định tuyên bố phá sản doanh nghiệp
 
 



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

lực của luật phá sản
2.5 Nôi dung của luật phá sản
Chương III : Thủ tục phá sản
3.1 Thủ tục nộp đơn yêu cầu và mở thủ tục phá sản
3.1.1 Quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản
3.1.2 Thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản
3.1.3 Hội nghị chủ nợ
3.2 Phục hồi hoạt động kinh doanh
3,3 Thanh lý tài sản
3.3.1 Các trường hợp ra quyết định mở thủ tục thanh lý tài sản
3.3.2 Khiếu nại và giải quyết khiếu nại
3.3.3 Thứ tự phân chia tài sản
3.4 Thủ tục tuyên bố doanh nghiệp bị phá sản
3.4.1 Các trường hợp bị tuyên bố phá sản
3.4.2 Khiếu nại và giải quyết khiếu nại
3.5 Thi hành quyết định tuyên bố phá sản doanh nghiệp
LỜI MỞ ĐẦU
Trong bất cứ nền kinh tế nào đều luôn tồn tại một bộ phận quan hệ kinh tế quan trọng và tương ứng với nó có một bộ phận quy phạm pháp luật điều chỉnh Thành lập – Phá sản. Đó là quy luật tất yếu của nền kinh tế, đặc biệt là nền kinh tế thị trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay, loại bỏ dần các doanh nghiệp yếu kém và không có chiến lược đúng đắn trong quá trình sản xuất trao đổi sản phẩm, hàng hoá.
Pháp luật phá sản quy định cách thức tiến hành thủ tục phá sản, qua đó thẩm phán có thể không áp dụng một trong 2 thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh hay thanh lý tài sản của doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản.
Pháp luật về phá sản ra đời với mục tiêu hạn chế đến mức thấp nhất những hậu quả do phá sản gây ra, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tham gia quan hệ kinh tế trước những rủi ro trong kinh doanh và thông qua đó góp phần ổn định trật tự đời sống xã hội. Chương 1 : Khái Quát Về Luật Kinh Doanh
Khái niệm
Luật kinh doanh là tổng thể các quy phạm do nhà nước ban hành hay thừa nhận, điều chỉnh các quan hệ xã hội trong lĩnh vực kinh tế, thương mại hay kinh doanh tại một quốc gia nào đó.
1.2 Đối Tượng, phạm vi điều chỉnh của luật kinh doanh
- Các hành vi thương mại
- Các hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, tổ chức
- Các hoạt động mang tính tổ chức của cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhưng liên quan trực tiếp đến hoạt động kinh doanh.
Chương 2 : Khái Quát Về Luật Phá Sản
2.1 Khái niệm luật phá sản
Luật phá sản là luật về thủ tục phục hồi hay thanh lý nợ của doanh nghiệp
2.2 Phạm vi điều chỉnh :
Luật này quy định điều kiện và việc nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản ; điều kiện, thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh, thủ tục thanh lý tài sản và tuyên bố phá sản; quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản của doanh nghiệp, hợp tác xã yêu cầu tuyên bố phá sản và của người tham gia giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản.
2.3 Đối tượng áp dụng
- Áp dụng đối với doanh nghiệp, hợp tác xã ( hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã gọ chung là hợp tác xã) được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật.
- Chính phủ quy định cụ thể danh mục và việc áp dụng đối với doanh nghiệp đặc biệt trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh ; doanh nghiệp, hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực khác thường xuyên, trực tiếp cung ứng sản phẩm dịch vụ công ích thiết yếu.
2.4 Hiệu lực của luật phá sản
- Luật phá sản và các quy định khác của pháp luật được áp dụng khi giải quyết phá sản đối với doanh nghiệp, hợp tác xã hoạt động trên lãnh thổ nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hay gia nhập có quy định khác.
- Trong trường hợp có sự khác nhau giữa quy định của Luật phá sản và quy định của luật khác về cùng một vấn đề thì áp dụng quy định của Luật phá sản.
2.5 Nội dung của luật phá sản :
Được ghi nhận trong các văn bản như luật phá sản doanh nghiệp 1993, Luật phá sản 2004 và các văn bản hướng dẫn thi hành. Trong đó quan trọng nhất là Luật phá sản 2004 với 6 chương, 52 điều.
Chương 3 : Thủ tục phá sản
3.1 Thủ tục nộp đơn yêu cầu và mở thủ tục phá sản
3.1.1 Quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản
Khi nhận thấy doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản thì các chủ nợ không có bảo đảm hay có bảo đảm một phần đều có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp, hợp tác xã đó.
+, Quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản của người lao động
- Trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã không trả được lương, các khoản nợ khác cho người lao động và nhận thấy doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản thì người lao động cử người thay mặt hay thông qua thay mặt công đoàn nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp, hợp tác xã đó.
- Đại diện cho người lao động được cử hợp pháp sau khi được quá nửa số người lao động trong doanh nghiệp, hợp tác xã tán thành bằng cách bỏ phiếu kín hay lấy chữ ký; đối với doanh nghiệp, hợp tác xã quy mô lớn, có nhiều đơn vị trực thuộc thì thay mặt cho người lao động được cử hợp pháp phải được quá nửa số người được cử làm thay mặt từ các đơn vị trực thuộc tán thành.
+, Nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản của doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản
- Khi nhận thấy doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản thì chủ doanh nghiệp hay thay mặt hợp pháp của doanh nghiệp, hợp tác xã có nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp, hợp tác xã đó.
- Trong thời hạn ba tháng, kể từ khi nhận thấy doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản, nếu chủ doanh nghiệp hay thay mặt hợp pháp của doanh nghiệp, hợp tác xã không nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản thì phải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật.
+, Quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản của các cổ đông công ty cổ phần
Khi nhận thấy công ty cổ phần lâm vào tình trạng phá sản thì cổ đông hay nhóm cổ đông có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản theo quy định của điều lệ công ty; nếu điều lệ công ty không quy định thì việc nộp đơn được thực hiện theo nghị quyết của đại hội cổ đông. Trường hợp điều lệ công ty không quy định mà không tiến hành được đại hội cổ đông thì cổ đông hay nhóm cổ đông sở hữu trên 20% số cổ phần phổ thông trong thời gian liên tục ít nhất 6 tháng có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với công ty cổ phần đó.
+, Quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản của thành viên hợp danh
Khi nhận thấy công ty hợp danh lâm vào tình trạng phá sản thì thành viên hợp danh có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với công ty hợp danh đó.
+, Nghĩa vụ, trách nhiệm của người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản
- Người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản có nghĩa vụ cung cấp đầy đủ, kịp thời các tài liệu do pháp luật quy định và theo yêu cầu của Toà án trong quá trình tiến hành thủ tục phá sản.
- Người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản do không khách quan gây ảnh hưởng xấu đến danh dự, uy tín, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã hay có sự gian dối tro...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
H [Free] Tiểu luận Đánh giá chế độ thừa kế tài sản giữa vợ và chồng trong bộ Quốc triều hình luật Tài liệu chưa phân loại 0
M [Free] Tiểu luận Bình luận vai trò của ASEAN trong việc giải quyết các tranh chấp khu vực Tài liệu chưa phân loại 0
K [Free] Tiểu luận Nghiên cứu các quy định của Luật Doanh nghiệp về công ty hợp danh Tài liệu chưa phân loại 2
J [Free] Tiểu luận Quy định của pháp luật về lãi xuất Tài liệu chưa phân loại 0
D [Free] Tiểu luận Phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến việc thực thi pháp luật thuế nhập khẩu ở Việt Tài liệu chưa phân loại 0
H [Free] Tiểu luận Các biện pháp bảo đảm đầu tư tại Chương II Luật Đầu tư Tài liệu chưa phân loại 0
T [Free] Tiểu luận Phân biệt hai loại hình kinh doanh: doanh nghiệp tư nhân và hộ kinh doanh Tài liệu chưa phân loại 0
T [Free] Tiểu luận Trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ dân sự Tài liệu chưa phân loại 2
T [Free] Tiểu luận Pháp luật tư sản và sự phát triển của nó Tài liệu chưa phân loại 0
N [Free] Tiểu luận Quy luật của quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực Tài liệu chưa phân loại 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top