Danel

New Member

Download Đề tài Đánh giá kết quả hoạt động các trung tâm hướng nghiệp dạy nghề và tạo việc làm cho lao động ở nông thôn tỉnh Bắc Giang miễn phí





So chung với cả nước, cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp của Bắc Giang tỏ ra ưu việt (tỷ trọng ngành chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp cao hơn bình quân chung của cả nước). Năm 2009, tỷ trọng giá trị sản xuất trồng trọt 65,66 %, chăn nuôi 31,39 %, dịch vụ nông nghiệp 3,95 %.
- Đã hình thành một số vùng sản xuất hàng hoá tập trung như vùng vải thiều, thuốc lá, lạc, đậu tương, rau thực phẩm, chăn nuôi lợn. Trong đó vùng sản xuất vải thiều là vùng sản xuất hàng hoá có giá trị sản xuất chiếm trên 20% giá trị sản xuất ngành trồng trọt và trong 3 năm gần đây, bình quân mỗi năm tham gia xuất khẩu được 20.000 – 25.000 tấn (quy tươi).
- Năm 2009, tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm đạt 181,6 nghìn ha, trong đó cây lương thực có hạt 127,35 nghìn ha, cây công nghiệp hàng năm 15,65 nghìn ha, rau đậu thực phẩm 20,79 nghìn ha. Hệ số sử dụng đất cây hàng năm đạt 2,3 lần. Giá trị sản xuất năm 2009 (theo giá hiện hành) đạt 2.735,2 tỷ đồng, bình quân đạt 22 triệu đồng/ha đất sản xuất nông nghiệp.
 



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

dịch vụ lao động đã được hình thành ở hầu hết các thành phố, thị xã và trong một số vùng nông thôn. Nhờ đó mà giải quyết được quá trình thuyên chuyển lực lượng lao động thặng dư đến các khu vực phi nông nghiệp. Ngay từ khi mới thành lập các công ty dịch vụ lao động đã chú trọng việc đào tạo lại nghề cho những người tìm việc, hàng năm các trung tâm đào tạo của Trung Quốc đã đào tạo được khoảng 2,06 triệu người. Hầu hết các chương trình dạy nghề đều do các công ty dịch vụ quản lý.
Giải quyết việc làm cho lực lượng lao động dôi dư và phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ là 2 vấn đề lớn nhưng không phải mới, mà nước nào cũng tính tới. Đã có những nước phát triển doanh nghiệp và và nhỏ, thu hút được nhiều lao động nông nghiệp dôi dư rời bỏ nông thông ra thành thị kiếm sống ngày một đông. Nhưng cái mới, cái đáng nói ở Trung Quốc là 2 vấn đề đó đã được giải quyết trong điều kiện "Bất ly hương". Dĩ nhiên, để thực hiện "Ly nông bất ly hương" sẽ phải giải quyết nhiều vấn đề khó khăn phức tạp khác.
Thái Lan
Thái Lan áp dụng trung tâmgắn liền chính sách phát triển quốc gia với chính sách phát triển nông thôn thông qua hình thái phát triển xí nghiệp ở làng quê nghèo. Phát triển doanh nghiệp nhỏ, mở rộng các trung tâm dạy nghề đặc biệt là ở nông thôn để giảm bớt quỹ thời gian lao động nhàn rỗi. Nhờ hoạt động của Ban phát triển nông thôn (IBIRD) và tổ chức hiệp hội dân số và phát triển cộng đồng (PDA) theo trung tâm trên, hàng năm Thái Lan giải quyết cho gần 1 triệu lao động có việc làm.
III. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
3.1.1 Đặc điểm tự nhiên
3.1.1.1 Vị trí địa lý
Bắc Giang nằm ở tọa độ địa lý từ 21 độ 07 phút đến 21 độ 37 phút vĩ độ bắc; từ 105 độ 53 phút đến 107 độ 02 phút kinh độ đông;
Bắc Giang là tỉnh miền núi, nằm cách Thủ đô Hà Nội 50 km về phía Bắc, cách cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị 110 km về phía Nam, cách cảng Hải Phòng hơn 100 km về phía Đông. Phía Bắc và Đông Bắc giáp tỉnh Lạng Sơn, phía tây và Tây Bắc giáp Hà Nội, Thái Nguyên, phía Nam và Đông nam giáp tỉnh Bắc Ninh, Hải Dương và Quảng Ninh. Đến nay tỉnh Bắc Giang có 9 huyện và 1 thành phố. Trong đó có 6 huyện miền núi và 1 huyện vùng cao (Sơn Động); 229 xã, phường, thị trấn.
3.1.1.2 Đặc điểm địa hình
Địa lý
Tỉnh lỵ
Thành phố Bắc Giang
Miền
Đông Bắc
Diện tích
3.822,7 km²
Các thị xã / huyện
9 huyện
Nhân khẩu
Số dân (2009) Mật độ
1.555.720 người 407 người/km²
Dân tộc
Việt, Nùng, Sán Chay, Hoa, Tày
Địa hình Bắc Giang gồm 2 tiểu vùng miền núi và trung du có đồng bằng xem kẽ. Vùng trung du bao gồm 2 huyện Hiệp Hòa, Việt Yên và TP- Bắc Giang. Vùng miền núi bao gồm 7 huyện : Sơn Động, Lục Nam, Lục Ngạn, Yên Thế, Tân Yên, Yên Dũng, Lạng Giang. Trong đó 1 phần các huyện Lục Ngạn, Lục Nam, Yên Thế và Sơn Động là vùng núi cao.
Đặc điểm chủ yếu của địa hình miền núi (chiếm 72% diện tích toàn tỉnh) là chia cắt mạnh, phức tạp chênh lệch về độ cao lớn. Nhiều vùng đất đai còn tốt, đặc biệt ở khu vực còn rừng tự nhiên. Vùng đồi núi thấp có thể trồng được nhiều cây ăn quả, cây công nghiệp như vải thiều, cam, chanh, na, hồng, đậu tương, chè...; chăn nuôi các loại gia súc, gia cầm, thuỷ sản.
Đặc điểm chủ yếu của địa hình miền trung du (chiếm 28% diện tích toàn tỉnh) là đất gò, đồi xen lẫn đồng bằng rộng, hẹp tùy theo từng khu vực. Vùng trung du có khả năng trồng nhiều loại cây lương thực, thực phẩm, cây ăn quả, cây công nghiệp, chăn nuôi các loại gia súc, gia cầm, cá và nhiều loại thuỷ sản khác.
3.1.1.3 Khí hậu
Bắc Giang nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa vùng Đông bắc. Một năm có bốn mùa rõ rệt. Mùa đông lạnh, mùa hè nóng ẩm, mùa xuân, thu khí hậu ôn hòa. Nhiệt độ trung bình 22 - 23oC, độ ẩm dao động lớn, từ 73 - 87%. Lượng mưa hàng năm đủ đáp ứng nhu cầu nước cho sản xuất và đời sống. Nắng trung bình hàng năm từ 1.500 - 1.700 giờ, thuận lợi cho phát triển các cây trồng nhiệt đới, á nhiệt đới.
3.1.1.4 Thuỷ văn
Trên lãnh thổ Bắc Giang có 3 con sông lớn chảy qua, với tổng chiều dai 347 km, lưu lượng lớn và có nước quanh năm. Ngoài ra còn có hệ thống ao ,hồ, đầm, mạch nước ngầm. Lượng nước mặt, nước mưa, nước ngầm đủ khả năng cung cấp nước cho các ngành
3.1.2 Đặc điểm kinh tế xã hội
3.1.2.1 Đất đai và tình hình sử dụng đất đai
Năm 2009, Tổng diện tích đất đất nông nghiệp của tỉnh Bắc Giang là 308.34ha bao gồm: Đất sản xuất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất có mặt nước nuôi trồng thuỷ sản và đất nông nghiệp khác.
Qua số liệu bảng 1 ta thấy: Tổng diện tích đất tự nhiên của tình qua 3 năm biến động tăng giảm rất ít, gần như là ổn định. Trong đó đất nông nghiệp chiếm tỷ lệ lớn nhất trong cơ cấu đất đai của tỉnh. Năm 2008 cùng với tổng diện tích đất tự nhiên tăng, diện tích đất nông nghiệp tăng một lượng 0.054 ha (0,045%). Năm 2009, diện tích lại tăng lên 0.049 ha. Như vậy diện tích đất nông nghiệp năm 2009 tăng 0.103 ha so với năm 2007 và 0.049 ha so với năm 2008.
Trong cơ cấu đất nông nghiệp thì đất trồng cây hàng năm chiếm tỷ lệ lớn nhất, dao động từ 73.254 năm 2007 đến 73.652% năm 2008 và giảm xuống còn 73.529% năm 2009.
Bảng 3.1 Tình hình phân bổ và sử dụng đất đai của tỉnh năm 2007 -2009
Loại đất
2007
Cơ cấu
năm 2008
Cơ cấu
năm 2009
Cơ cấu
So sánh
08/07
09/08
BQ
Tổng diện tích
308.016
100
308.021
100
308.34
100
100.002
100.104
0.05 %
I.     Đất sản xuất NN
119.021
38.641
119.075
38.658
119.124
38.634
100.045
100.041
0.05 %
1.1. Đất trồng cây hàng năm
73.254
61.547
73.652
61.853
73.529
61.725
100.543
99.833
0.19 %
- Đất ruộng lúa, lúa – màu
66.689
91.038
66.352
90.089
66.121
89.925
99.4947
99.6519
-0.43 %
- Đất đồng cỏ chăn thả
1.652
2.255
1.658
2.251
1.763
2.398
100.363
106.333
3.35 %
- Đất cây hàng năm khác
4.913
6.707
5.642
7.66
5.077
6.905
114.838
89.9858
2.42 %
1.2. Đất trồng cây lâu năm
45.767
38.453
45.423
38.147
45.595
38.275
99.2484
100.379
-0.19 %
- Đất trồng cây ăn  quả
40.5
88.492
41.5
91.36341
42.6
93.431
102.469
102.651
2.56 %
II.   Đất lâm nghiệp
178.569
57.974
179.235
58.189
181.136
58.746
100.373
101.061
0.72 %
2.1. Đất có rừng sản xuất
138.658
77.65
139.565
77.867
142.255
78.535
100.654
101.927
1.29 %
2.2. Đất có rừng phòng hộ
17.987
10.073
18.982
10.591
20.958
11.57
105.532
110.41
7.97 %
2.1. Đất có rừng đặc dụng
21.924
12.278
20.688
11.542
13.023
7.19
94.3623
62.9495
-21.35 %
III. Đất có mặt nước nuôi trồng TS
5.758
1.869
5.685
1.8457
5.855
1.899
98.7322
102.99
0.86 %
IV. Đất nông nghiệp khác
4.668
1.516
4.026
1.3071
2.225
0.722
86.2468
55.2658
-29.24 %
( Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bắc Giang)
Trong cơ cấu đất nông nghiệp thì đất trồng cây hàng năm chiếm tỷ lệ lớn nhất, dao động từ 73.254 năm 2007 đến 73.652% năm 2008 và giảm xuống còn 73.529% năm 2009. Điều đáng chú ý là diện tích đất lúa, lúa màu được chuyển một lượng khá lớn cho các hoạt động phi nông nghiệp và chuyển trong nội bộ ngành nông nghiệp. Giảm từ 0.037ha (2008 – 2007) và 0.231 ha năm (2009 – 2008)
Trong cơ cấu đất lâm nghiệp th...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
J [Free] Vấn đề bằng chứng kiểm toán trong các Cuộc kiểm toán Báo cáo tài chính của Công Ty Kiểm Toán Luận văn Kinh tế 0
S [Free] Một số vấn đề về nghiệp vụ uỷ thác tại Công ty Tài chính Dầu khí Luận văn Kinh tế 0
B [Free] Hạch toán tài sản cố định với những vấn đề quản lý nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định Luận văn Kinh tế 0
K [Free] Xây dựng phần mềm với đề tài Đánh giá rủi ro khách hàng vay vốn ngân hàng Tài liệu chưa phân loại 0
M [Free] Báo cáo thực tập đề tài : Nguyên vật liệu – công cụ dụng cụ tại Công ty TNHH y tế Nam Việt . Tài liệu chưa phân loại 0
D [Free] Đề án Cơn bão tài chính tiền tệ Châu Á Luận văn Kinh tế 0
H [Free] Đề án Hoàn thiện phương pháp tính và kế toán khấu hao Tài sản cố định hữu hình theo chế độ hi Luận văn Kinh tế 0
V [Free] Đề tài: Phép biện chứng về mối hệ phổ biến và vận dụng phân tích mối liên hệ giữa xây dựng nề Tài liệu chưa phân loại 0
N [Free] Đề tài: phân tích bản chất của phạm trù giá trị thặng dư trong bộ tư bản - mác đã phân tích Tài liệu chưa phân loại 0
C [Free] Đề tài: Cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước ở Việt Nam lí luận và thực tiễn Tài liệu chưa phân loại 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top