quandinhhong

New Member

Download Đề tài Tìm hiểu về dạy học mạch kiến thức yếu tố hình học trong Toán 4 chương trình tiểu học mới miễn phí





Ngay từ lớp 1 học sinh đã được làm quen với các hoạt động này. Dưới sự hướng dẫn của giáo viên, các em tập gấp giấy, cắt hình rồi gấp các hình theo nhiều phương án khác nhau. Lên các lớp trên học sinh phải cắt và ghép các hình theo những điều kiện nào đó, thao tác này có khi đơn giản, có khi phức tạp, học sinh phải tiến hành thử đi thử lại nhiều lần mới thành công. Các hoạt động cắt, ghép, xếp, gấp hình đã được học sinh làm quen trong môn Thủ công.
 
Việc giải các bài toán cắt ghép hình đòi hỏi học sinh phải quan sát phân tích, tổng hợp các yếu tố đỉnh, góc, cạnh của hình ban đầu để tìm ra mối quan hệ giữa các mảnh hình đã cắt ra hay phải ghép lại theo yêu cầu của bài toán. Nghĩa là phải tưởng tượng về cắt cắt ghép, so sánh giữa hình ban đầu với hình phải ghép, vì vậy giải bài toán về cắt ghép hình là phức tạp và khó khăn, cũng vì vậy mà sức hấp dẫn và sự khéo léo của các bài tập này ngày càng lớn đối với học sinh.
 
 



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

những kiến thức về các YTHH trong Toán 4 là:
Hình thành các biểu tượng hình học:
Các đối tượng hình học được mô tả theo những đặc điểm của chúng, giúp cho học sinh phân biệt được các dấu hiệu bản chất và không bản chất của hình. Tùy theo từng thời kỳ học, học sinh biết nhận dạng hình, phân biệt được hình đứng riêng lẻ (đơn hình) hay nhận dạng hình trong trong những hình có chứa nhiều đối tượng hình học khác (cấu hình). Học sinh biết vẽ, tạo được các hình hình học trên giấy kẻ ô vuông hay trên giấy không kẻ ô vuông. Qua đó một số tính chất của hình sẽ dần được phát hiện nhờ các thao tác và các hoạt động hình học như: Đo đạc, ghép hình.
Phát triển trí tượng tượng không gian, năng lực tư duy và kỹ năng thực hành hình học.
Thông qua các hoạt động hình học mà học sinh được rèn luyện năng lực quan sát, so sánh, đối chiếu, phân tích, tổng hợp, dự đoán, trừu tượng hóa khả năng hoạt động, năng lực diễn đạt bằng ngôn ngữ, kỹ năng sử dụng các công cụ học tập như thước kẻ, compa. Thông qua việc thực hành và dựa vào kinh nghiệm sống mà học sinh dần tích lũy được những hiểu biết, các kỹ năng cần thiết, biết ước lượng khoảng cách khi vẽ hình và dùng hình làm phương tiện trực quan khi học kiến thức số học.
Hình thành công thức tính chu vi, diện tích đối với một số hình học.
Khác với ở lớp dưới, trong chương trình Toán 4 mạch kiến thức về YTHH đã có sự phát triển cao hơn. Nếu như ở các lớp dưới chỉ dừng lại ở việc nhận biết các hình thì ở lớp 4 không chỉ giúp học sinh nhận biết được các hình hình học mà trên cơ sở đó hình thành các công thức tính đối với một số hình (công thức tính chi vi, diện tích của hình bình hành, hình thoi).
Căn cứ vào mục đích và nhiệm vụ dạy học các YTHH cho học sinh tiểu học, cụ thể là học sinh lớp 4. Mà nội dung chương trình và những yêu cầu về kiến thức, kỹ năng được sắp xếp khoa học nhằm đáp ứng mục đích và nhiệm vụ đã nêu trên.
1.2. Nội dung dạy học và những yêu cầu về kiến thức và kỹ năng trong việc dạy học mạch kến thức YTHH trong chương trình Toán 4 CTTH mới.
1.2.1. Nội dung dạy học mạch kiến thức YTHH trong chương trình Toán 4 CTTH mới.
+ Góc nhọn, góc tù, góc bẹt.
+ Hai đường thẳng vuông góc, hai đường thẳng song song.
+ Vẽ hai đường thẳng vuông góc, hai đường thẳng song song.
+ Thực hành vẽ hình chữ nhật, vẽ hình vuông.
+ Giới thiệu hình bình hành, diện tích hình bình hành.
+ Giới thiệu hình thoi, diện tích hình thoi.
1.2.2. Những yêu cầu về kiến thức và kỹ năng trong việc dạy học mạch kiến thức YTHH trong chương trình Toán 4 CTTH mới.
+ Có biểu tượng về các góc góc nhọn, góc tù, góc bẹt. Biết dùng êke để nhận dạng các góc nhọn, góc tù, góc bẹt.
+ Có biểu tượng về hai đường thẳng vuông góc, biết được hai đường thẳng vuông góc với nhau thì tạo thành 4 góc vuông có chung đỉnh. Biết dùng êke để kiểm tra hai đường thẳng vuông góc, không vuông góc.
+ Giúp học sinh có biểu tượng về hai đường thẳng song song là hai đường thẳng không bao giờ cắt nhau.
+ Biết vẽ hai đường thẳng vuông góc, hai đường thẳng song song. ứng dụng vào trong một hình học cụ thể như vẽ đường cao của hình tam giác ...
+ Giúp học sinh có biểu tượng chính xác về hình bình hành, hình thoi, bước đầu vận dụng những công thức tính diện tích và chu vi của các hình vào giải các bài tập hình học đơn giản.
Chương II: dạy học ythh trong chương trình
toán 4 ctth mới
2.1. Phương pháp dạy học các yếu tố hình học ở tiểu học.
Nếu trong chương trình SGK Toán 1 số lượng các tiết học về các YTHH là 9 tiết (trong tổng số 134 tiết) chiếm 6,61%; trong chương trình SGK Toán 2 số lượng các tiết học về các YTHH là 12 tiết (trong tổng số 168 tiết) chiếm 7,14 %; trong chương trình SGK Toán 3 số lượng các tiết học về các YTHH là 15 tiết (trong tổng số 170 tiết) chiếm 8 %, thì trong chương trình SGK Toán 4 đã có sự tăng lên về số lượng các tiết học, cụ thể là 16 tiết (trong tổng số 175 tiết) chiếm 9 %. Điều đó đã chứng tỏ rằng việc dạy học các YTHH trong chương trình Toán tiểu học đã được chú ý đến nhiều, do đó trong quá trình giảng dạy giáo viên phải xác định được phương pháp phù hợp để truyền thụ cho học sinh tiếp thu có hiệu quả.
Các YTHH ở tiểu học có những đặc điểm sau:
2.1.1. Hình học ở tiểu học là hình học trực quan.
ở tiểu học học sinh tiếp thu những kiến thức hình học dựa vào những hình ảnh trực quan trực tiếp, dựa trên những hoạt động thực hành như: Đo đạc, tô vẽ, cắt gấp, xếp ghép hình nên ta thường gọi hình học bậc tiểu học là hình học trực quan. Tên gọi này có ý nghĩa phân biệt với hình học ở bậc trung học là hình học suy diễn.
Ví dụ: Bài tập 2 (SGK Toán 4 trang 49).
Trong các hình tam giác sau: - Hình tam giác nào có 3 góc nhọn ?
- Hình tam giác nào có góc vuông ?
- Hình tam giác nào có góc tù ?
A M D
B C N P E G
Như vậy học sinh sẽ sử dụng ê ke cùng với những thao tác đã được giáo viên hướng dẫn để tiến hành kiểm tra, quan sát và dễ dàng tìm ra được đáp án trả lời theo yêu cầu của bài tập.
Nhưng ở bậc Trung học cơ sở và THPT ta phải chứng minh được:
+ Tam giác có ba góc nhọn là tam giác có số đo của mỗi góc <90o.
+ Tam giác có góc vuông là tam giác có số đo 1 góc = 90o.
+ Tam giác có góc tù là tam giác có số đo 1 góc >90o.
Hiển nhiên là lối rút ra kết luận thông qua trực giác đối với học sinh tiểu học như vậy là không chặt chẽ, không chính xác nhưng để đảm bảo tính vừa sức đối với học sinh chúng ta vẫn chấp nhận.
2.1.2. Kết hợp giữa cái cụ thể và cái trừu tượng trong việc giảng dạy các YTHH ở tiểu học.
Vì hình học ở tiểu học là hình học trực quan nên phương pháp cơ bản để dạy YTHH ở tiểu học là: Kết hợp chặt chẽ giữa cái cụ thể và cái trừu tượng theo con đường “Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng và từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn khách quan”. ở đây học sinh tiếp thu và vận dụng các kiến thức hình học theo quá trình hoạt động với những vật thể hay mô hình hay sơ đồ hình vẽ, từ đó chuyển sang ngôn ngữ bên ngoài rồi đến ngôn ngữ bên trong và áp dụng những điều khái quát đã lĩnh hội được vào trong từng trường hợp cụ thể:
Ví dụ: Khi dạy về hình thoi:
GV có thể cho học sinh lấy ra các hình thoi (trong bộ đồ dùng Toán 4), cho học sinh quan sát về hình dạng, kích thước của các cạnh rồi rút ra kết luận “Hình thoi có hai cặp cạnh đối diện song song và bốn canh bằng nhau”. Từ đó giúp học sinh phân biệt được đặc điểm khác nhau giữa hình thoi và hình bình hành, cũng như ứng dụng của hình thoi trong môn học Mĩ thuật và các sản phẩm trong thực tế có trang trí họa tiết bằng hình thoi (như Gạch men, thổ cẩm.)
2.1.3. Kết hợp chặt chẽ giữa phương pháp quy nạp và phương pháp suy diễn trong dạy học.
Phương pháp quy nạp là phương pháp suy luận đi từ cái riêng đến cái chung, từ trường hợp cụ thể để rút ra kết luận tổng quát.
Phương pháp suy diễn là phương pháp đi từ cái chung đến cái riêng, từ quy tắc tổng quát để áp dụng vào trường hợp cụ thể...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
J [Free] Vấn đề bằng chứng kiểm toán trong các Cuộc kiểm toán Báo cáo tài chính của Công Ty Kiểm Toán Luận văn Kinh tế 0
S [Free] Một số vấn đề về nghiệp vụ uỷ thác tại Công ty Tài chính Dầu khí Luận văn Kinh tế 0
B [Free] Hạch toán tài sản cố định với những vấn đề quản lý nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định Luận văn Kinh tế 0
K [Free] Xây dựng phần mềm với đề tài Đánh giá rủi ro khách hàng vay vốn ngân hàng Tài liệu chưa phân loại 0
M [Free] Báo cáo thực tập đề tài : Nguyên vật liệu – công cụ dụng cụ tại Công ty TNHH y tế Nam Việt . Tài liệu chưa phân loại 0
D [Free] Đề án Cơn bão tài chính tiền tệ Châu Á Luận văn Kinh tế 0
H [Free] Đề án Hoàn thiện phương pháp tính và kế toán khấu hao Tài sản cố định hữu hình theo chế độ hi Luận văn Kinh tế 0
V [Free] Đề tài: Phép biện chứng về mối hệ phổ biến và vận dụng phân tích mối liên hệ giữa xây dựng nề Tài liệu chưa phân loại 0
N [Free] Đề tài: phân tích bản chất của phạm trù giá trị thặng dư trong bộ tư bản - mác đã phân tích Tài liệu chưa phân loại 0
C [Free] Đề tài: Cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước ở Việt Nam lí luận và thực tiễn Tài liệu chưa phân loại 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top