Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
MỤC LỤC
Mở đầu 4
I. Tiền đề kinh tế chính trị - xã hội, khoa học và một số đặc điểm cơ bản của triết học cổ điển Đức 5
1. Tiền đề kinh tế chính trị - xã hội 5
2. Những đặc điểm cơ bản của triết học cổ điển Đức 5
II. Nội dung cơ bản của triết học cổ điển Đức thông qua các tác gia tiêu biểu 8
1. Immanuel Kant (1724 – 1804) 8
a) Vài nét về cuộc đời và triết học của Immanuel Kant 8
b) Những nội dung chính của “Triết học lí luận” 10
2. Johann Gottlieb Fichte (1762-1814) 14
a) Vài nét về Johann Gottlieb Fichte 14
b) Sơ lược về triết học của Johann Gottlieb Fichte 15
3. Friedrich Wilhelm Joseph Schelling (1775 – 1854) 16
a) Vài nét về Friedrich Wilhelm Joseph Schelling 16
b) Sơ lược về triết học của Friedrich Wilhelm Joseph Schelling 16
4. Georg Vinhem Phridich Hegel (1770 – 1831) 17
a) Vài nét về cuộc đời và triết học của Hegel 17
b) Những tác phẩm triết học lớn của Hegel 18
c) Phép biện chứng và những hạn chế trong phép biện chứng của Hegel 25
5. Ludwig Feuerbach (1804 – 1872) 27
a) Vài nét về cuộc đời và triết học của Ludwig Feuerbach 27
b) Chủ nghĩa duy vật nhân bản Ludwig Feuerbach 28
c) Những hạn chế trong triết học của Ludwig Feuerbach 29
III. Kết luận 31
Phụ lục 32
Tài liệu tham khảo 35

MỞ ĐẦU
Khái niệm “Triết học cổ điển Đức” dùng để chỉ sự phát triển triết học của nước Đức ở nửa cuối thế kỷ XVIII và nửa đầu thế kỷ XIX, được mở đầu từ hệ thống triết học của Kant (1724 – 1804) trải qua Phíchtơ (1762 – 1814), Schellinh (1775 – 1854) đến triết học duy tâm của Hêghen (1770 – 1831) và triết học duy vật của Feuerbach (1804 – 1872).
Triết học cổ điển Đức là giai đoạn phát triển mới về chất trong lịch sử tư tưởng Tây Âu và thế giới cuối thế kỉ XVIII – đầu thế kỉ XIX. Đây là đỉnh cao của thời kì triết học cổ điển phương Tây, đồng thời có ảnh hưởng to lớn tới triết học hiện đại.
Triết học cổ điển Đức ra đời và phát triển trong những điều kiện của chế độ chuyên chế nhà nước Phổ và nó là sự bảo vệ về mặt tư tưởng cho chế độ đó. Thời kì cuối thế kỉ XVIII, cuộc cách mạng Tư sản Pháp (1789) ảnh hưởng mạnh đến nước Phổ, và Hêghen là một người tán dương cuộc cách mạng đó. Đồng thời xã hội Phổ lúc này với những điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt đã làm nảy sinh hệ tư tưởng có tính chất tiểu tư sản, thỏa hiệp. Tất cả cái đó tạo nên nét riêng của triết học cổ điển Đức.
Do điều kiện kinh tế, chính trị và xã hội hết sức đặc biệt của nước Đức cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX, triết học cổ điển Đức chứa đựng một nội dung cách mạng, nhưng hình thức của nó thì cực kì “rối rắm” và có tính chất bảo thủ.


I. Tiền đề kinh tế chính trị - xã hội, khoa học và một số đặc điểm cơ bản của triết học cổ điển đức
1. Tiền đề kinh tế chính trị - xã hội
Đến cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX chủ nghĩa tư bản được thiết lập và phát triển mạnh mẽ hầu hết ở các nước Tây Âu. Thành quả của cuộc cách mạng công nghiệp đã tạo ra bước nhảy đột biến trong sự phát triển của lực lượng sản xuất, khẳng định tính ưu việt hơn hẳn của chủ nghĩa tư bản so với tất cả các xã hội trước đó. Trong khi đó nước Đức vẫn đang ì ạch trong chế độ phong kiến. Xu hướng phát triển theo khuynh hướng tư bản chủ nghĩa đã bị chế độ phong kiến quan liêu chuyên chế cản trở. Nhà nước liên bang chỉ tồn tại trên danh nghĩa, gồm 360 công quốc nhỏ bé làm cho đất nước Đức trở thành một quốc gia manh mún, yếu kém về mọi mặt như Ănghen đã gọi nó là “sự cùng khổ Đức” của lịch sử nước Đức. Giai cấp Tư sản nằm mơ về cách mạng tư sản Pháp nhưng lại chưa dám hành động.
Cùng với tình hình kinh tế - xã hội ở trong nước sự phát triển của khoa học, đặc biệt là sự phát triển của khoa học tự nhiên đã đặt ra nhiều vấn đề phải xem xét lại. Các phát minh khoa học đã chứng tỏ rằng phương pháp tư duy siêu hình, tư biện không thể pát hiện ra bản chất của sự vật, hiện tượng trong giới tự nhiên và thực tiễn trong xã hội đang diễn ra ngày càng phong phú phức tạp.
Thực tiễn và nhu cầu phát triển tư duy lý luận đòi hỏi và đã tạo tiền đề, điều kiện cho sự xuất hiện của một nền triết học mới–Triết học cổ điển Đức.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

Các chủ đề có liên quan khác

Top