quangtrungks7a

New Member
Đề tài Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp – nông thôn: Thực trạng, xu hướng và giải pháp

Download Đề tài Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp – nông thôn: Thực trạng, xu hướng và giải pháp miễn phí





MỤC LỤC:
 
Chương I: Cơ sở lí luận về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn 3
I. Cơ cấu kinh tế nông nghiệp 3
1. Khái niệm về cơ cấu kinh tế nông nghiệp 3
2. Các bộ phận cấu thành kinh tế nông nghiệp 4
II. Cơ cấu kinh tế nông thôn 4
1. Khái niệm cơ cấu kinh tế nông thôn 4
2. Các bộ phận cấu thành kinh tế nông thôn 4
III. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn 5
1. Khái niệm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn 5
2. Vì sao phải chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn 6
3. Nội dung của chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn 9
4. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn 11
Chương II: Phân tích thực trạng chuyện dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn nước ta hiện nay 15
I. Thực trạng và xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn 15
1. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp 15
2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn 20
Chương III: Giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn 23
I. Mục tiêu và định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn 23
1. Quan điểm và Mục tiêu của chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn 23
2. Định hướng của chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn 24
II. Một số giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn 25
Kết luận 29
Phụ lục 31
Danh mục tài liệu tham khảo 34
 
 
 



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

h của sản phẩm sản xuất ra và chức năng của nó trong quá trình tái sản xuất.
Trong một vùng lãnh thổ(quốc gia,tỉnh,huyện) bao giờ cũng phát triển nhiều ngành kinh tế. Mỗi vùng lãnh thổ nông nghiệp bao giờ cũng có nhiều ngành với mối quan hệ mật thiết với nhau. Chính vì vậy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành trong nông nghiệp chính là làm thay đổi các quan hệ tỷ lệ giữa các ngành trong GDP của vùng đó.
Các ngành trong cơ cấu kinh tế nông thôn ra đời và phát triển gắn liền với sự phát triển của phân công lao động xã hội. Như vậy phân công lao động theo ngành là cơ sở hình thành các ngành và cơ cấu ngành. Chính vì vậy chuyển dịch vơ vấu ngành trong cơ cấu kinh tế nông thôn là một quá trình chuyển từ trạng thái cơ cấu cũ sang cơ cấu mới phù hợp hơn với sự phát triển tiến bộ của khoa học công nghệ, nhu cầu thị trường và nhằm sử dụng hiệu quả mọi yếu tố nguồn lực của đất nước.
Mục tiêu chuyển dịch cơ cấu ngành trong cơ cấu kinh tế nông thôn là phải hướng tới một cơ cấu ngành hợp lí, đa dạng trong đó cần phát triển các ngành chủ lực có nhiều lợi thế để đáp ứng yêu cầu trong nước và xuất khẩu. Đồng thời phải kết hợp tối ưu giữa cơ cấu ngành với cơ cấu vùng lãnh thổ và cơ cấu các thành phần kinh tế.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo vùng lãnh thổ:
Sự phân công lao động theo ngành kéo theo sự phân công lao động theo lãnh thổ, đó là hai mặt của một quá trình gắn bó hữu cơ với nhau, thúc đẩy nhau phát triển. Sự phân công lao động theo ngành bao giờ cũng diễn ra trên một lãnh thổ nhất định. Vì vậy cơ cấu kinh tế theo vùng lãnh thổ chính là sự bố trí các ngành sản xuất và dịch vụ theo không gian cụ thể nhằm khai thác tiềm năng và lợi thế so sánh của vùng. Xu thế chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng lãnh thổ là theo hướng đi vào chuyên môn hoá và tập trung hoá sản xuất và dịch vụ, hình thành những vùng sản xuất hàng hoá lớn,tập trung có hiệu quả cao, mở rộng mối quan hệ với các vùng chuyên môn hoá khác, gắn bó cơ cấu kinh tế của từng vùng với cả nước.
Chuyển dịch cơ cấu theo thành phần kinh tế:
Cơ cấu thành phần kinh tế là nội dung quan trọng của quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói chung và cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn nói riêng.
Trong nông nghiệp và nông thôn tồn tại nhiều thành phẩn kinh tế khác nhau tuỳ mỗi quốc gia, mỗi vùng mà số lượng thành phần kinh tế cũng khác nhau. Các thành phẩn kinh tế cơ bản như: kinh tế quốc doanh, tập thể, tư nhân, hộ gia đình. Trong đó kinh tế hộ gia đình và kinh tế trang trại là lực lượng chủ yếu trực tiếp tạo ra các nông, sản phẩm cho nềnkinh tế quốc dân và kinh tế hộ tự chủ đang trong xu hướng chuyển dịch từ kinh tế hộ tự cung,tự cấp sang sản xuất hàng hoá và từng bước tăng tỷ lệ hộ kiêm và hộ chuyên ngành nghề công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ.
Do đó chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế chính là sự thay đổi về các đơn vị sản xuất kinh doanh, xem thành phần kinh tế nào nắm vai trò tự chủ trong vịêc tạo ra các sản phẩm nông nghiệp chủ yếu cho nền kinh tế chung của xã hội.
Đại hội Đảng lần thứ VI(năm 1986) đã khẳng định việc chuyển nền kinh tế nước ta từ nền kinh tế tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường có sự quản lí của nhà nước và coi trọng việc phát triển kinh tế nhiều thành phần.Cho nên xu thế chuyển dịch cơ cấu các thành phần kinh tế ở nước ta đó là sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế trong đó kinh tế hộ tự chủ là đơn vị sản xuất kinh doanh, lực lượng chủ yếu, trực tiếp tạo ra các sản phẩm nông- lâm-thuỷ sản cho nền kinh tế quốc dân.
Vì vậy để có sản xuất hàng hoá lớn,nông nghiệp nông thôn nước ta không dừng lại ở kinh tế hộ sản xuất hàng hoá nhỏ mà phải đi lên phát triển kinh tế hộ sản xuất hàng hoá lớn, kiểu mô hình kinh tế trang trại.
Đối với kinh tế hợp tác phải nhanh chóng hoàn thiện việc đổi mới hợp tác xã kiểu cũ theo luật hợp tác xã. Đồng thời khuyến khích mở rộng và phát triển các hình thức hợp tác kiểu mới, đó là những hợp tác xã có hình thức và tính chất đa dạng, quy mô và trình độ khác nhau. Hợp tác xã và hộ nông dân cùng tồn tại phát triển theo nguyên tắc tự nguyện của các hộ thành viên và bảo đảm lợi ích thiết thực giữa hai bên.
4. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn:
Cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn chịu sự ảnh hưởng của nhiều nhân tố khác nhau, mỗi nhân tố đều có vai trò, vị trí và tác động nhất định, có những nhân tố tác động tích cực nhưng cũng có những nhân tố tác động tiêu cực. Tổng hợp các nhân tố tác động cho phép chúng ta tìm ra các lợi thế so sánh của mỗi vùng, mỗi địa phương từ đó có thể lựa chọn một cách sơ bộ một cơ cấu kinh tế hợp lí, hài hoà, thích hợp nhất với sự tác đông của các nhân tố đó, các nhân tố ảng hưởng đến cơ cấu kinh tế nông nghiệp có thể được chia thành 3 nhóm:
Nhóm nhân tố thuộc về điều kiện tự nhiên:
Những nhân tố về điều kiện tự nhiên có ảnh hưởng rất lớn đến cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhất là đối với các nước trình độ công nghiệp hoá còn thấp như nước ta. Nhóm nhân tố này bao gồm:vị trí địa lí, điều kiện khí hậu, thời tiết, đất đai,nguồn nước, rừng, khoáng sản và các yếu tố sinh học khác…
Vị trí địa lí thuận lợi và các tiềm năng tự nhiên phong phú của mỗi vùng lãnh thổ là nhân tố thuận lợi cho các thành phần kinh tế phát triển. Những vùng có điều kiện tự nhiên thuận lợi thì các thành phần kinh tế quốc doanh, tập thể, tư nhân, kinh tế hộ và trang trại cũng phát triển với quy mô lớn và nhanh hơn so với các vùng khác.
Nhóm nhân tố kinh tế-xã hội
Nhóm nhân tố này luôn tác động mạnh mẽ tới sự hình thành và biến đổi cơ cấu kinh tế kinh tế nông nghiệpvà nông thôn.Các nhân tố xã hội ảnh hưởng tới cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn bao gồm:thị trường (trong nước và nước ngoài),hệ thống chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà nước, cơ sở hạ tầng nông thôn, sự phát triển các khu công nghịêp và đô thị, dân số và lao động bao gồm cả số lượng và chất lượng(trình độ dân trí, trình độ chuyên môn, tập quán sản xuất…)
- Thị trường: luôn gắn với kinh tế hàng hoá, thị trường có thể được hiểu là lĩnh vực trao đổi trong đó người mua và người bán các loại hàng hoá nào đó tác động qua lại lẫn nhau để xác định giá cả và số lượng hàng hoá mua bán. Mặt khác do sự phát triển của xã hội, nhu cầu đa dạng của con người cũng không ngừng biến đổi và nâng cao, đòi hỏi thị trường đáp ứng ngày càng tốt hơn. Điều này quy định sự cần thiết phải chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn theo hướng phù hợp với xu hướng biến động và phát triển của thị trường. Nhu cầu thị trường ngày càng đa dạng và nâng cao thì cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn càng phải phong phú, đa dạng hơn. Bên cạnh đó các quan hệ thị trường ngày càng mở rộng thì người sản xuất ngày càng đi vào chuyên môn hoá và tự lựa chọn thị trường. Như vậy ...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Chuyển giá, xói mòn cơ sở thuế và dịch chuyển lợi nhuận: Nhìn lại FDI ở Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Thu hút FDI vào lĩnh vực nông nghiệp tại Việt Nam trong bối cảnh chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế Luận văn Kinh tế 0
I Phân tích thống kê chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện tam nông tỉnh phú thọ giai đoạn 2001 – 2008 và đ Luận văn Kinh tế 0
K Những giải pháp và kết quả đạt được trong chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất hàng hoá Luận văn Kinh tế 0
K Xây dựng chiến lược phát triển kinh tế trong chăn nuôi góp phần thực hiện tốt chuyển dịch cơ cấu kin Luận văn Kinh tế 0
Y Xây dựng chiến lược kinh doanh để thực hiện tốt chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong sản xuất nông nghiệ Luận văn Kinh tế 0
D Thực trạng và những giải pháp đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của xã Phú Sơn Luận văn Kinh tế 0
E Vai trò của đầu tư với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
S Đề án Kế hoạch chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế và những giải pháp chủ yếu nhằm thực hiện mục tiêu c Kiến trúc, xây dựng 0
N Phương hướng và giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ công nghiệp Việt Nam thời kỳ 2001-2010 Kiến trúc, xây dựng 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top