richkichau99

New Member

Download Tiểu luận Tư tưởng thân dân của Hồ Chí Minh miễn phí





Con người là một giá trị cao quý và là mục tiêu của bất cứ cuộc cách mạng nào. Chính vì vậy, bảo vệ và phát huy các quyền cơ bản của con người phải là trọng tâm và là cái đích cuối cùng của mỗi cuộc cách mạng, của mỗi thể chế tiến bộ. Với Chủ tịch Hồ Chí Minh, cứu nước thực chất là cứu dân, mưu độc lập cho dân tộc thực chất là mưu cầu độc lập tự do cho nhân dân. Phấn đấu cho một xã hội mà ở đó dân tộc được độc lập, dân quyền được tự do, dân sinh được hạnh phúc là tiêu chí xem xét một cuộc cách mạng, cũng là sự nghiệp cả cuộc đời Người mong đạt tới. Người khẳng định: “Tôi chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành”.



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

háp cùng những người Việt cộng tác với chính quyền thuộc địa, hay các binh biến lẻ tẻ. Than tiếc cho sự việc này, Phan Châu Trinh đã viết: "Phải chi dùng số người xuất dương đó phân tán trong nước, đem trí thức, trình độ cao đó khiến cho mười mấy triệu người trong nước cũng có trí thức cao lên để tranh dành với Pháp".
Trong bức thư gửi cho Toàn quyền Paul Beau đề ngày 15-8-1906, Phan Châu Trinh chỉ trích Chính phủ Pháp không lo mở mang khai thác hóa cho dân mà chỉ lo thu thuế cho nhiều, do đó dân đã khổ càng khổ hơn. Ông đề nghị chính phủ Đông Dương nên thay đổi thái độ đối với sĩ dân nước Nam, cải tổ mọi chính sách cai trị. Ông tỏ ra quá tin vào truyền thống cũ của cách mạng Pháp và lòng tốt của thực dân Pháp. Có đoạn có những lời lẽ có phần nghiệt ngã, cứng nhắc đối với chủ trương bạo động và phong trào đấu tranh vũ trang của dân tộc. Mặt khác, Phan Châu Trinh còn phê phán đánh giá trình độ của nhân dân ta quá kém, để từ đó dẫn đến mức không tin cậy vào khả năng cách mạng của nhân dân. Mặc dù vậy, bức thư một khi được công bố đã gây tiếng vang lớn trong nhân dân, công khai nói lên tâm trạng bất mãn của dân chúng và khẳng định quyết tâm cải biến hiện trạng của đất nước.
Phan Châu Trinh không những có mặt ở đỉnh cao của phong trào tại mấy tỉnh miền Trung mà còn đến trường Đông kinh Nghĩa thục diễn thuyết biên soạn những áng thơ văn kêu gọi lòng yêu nước và hô hào cải cách. Trong khi phong trào này hầu như ở khắp mọi nơi chỉ đề cập đến cải cách văn hóa xã hội, đến sự đổi mới tri thức và phong tục thì Phan Châu Trinh là người đề xướng cải cách hệ thống chính trị với tất cả tính nghiêm trọng và cấp bách của vấn đề này. Ông đả kích hệ thống quan lại mục nát, tham nhũng, hủ lậu và bất lực. Ông nêu ra vấn đề chức trách, phẩm giá và cơ chế hoạt động của cả tập đoàn quan liêu từ triều đình đến những tên nha lại hào lý hằng ngày sách nhiễu đè nén những người dân lương thiện. Nhưng ông không dừng lại ở sự phê phán tầng lớp quan liêu hào lý mà còn phê phán cả quyền chuyên chế của nhà vua, nhất là "tám mươi năm trở lại đây, vua thì dốt nát ở trên, bầy tui thì nịnh hót ở dưới; hình pháp dữ dội, luật lệ rối loạn, làm cho dân không còn biết sống theo cách nào". Ông còn chỉ rõ một trong những nguyên nhân dẫn đến sự đồi bại của bộ máy quan liêu là sự "dung túng của chính phủ Bảo hộ". Duy ở đây có điều là ông không thấy chính sách sử dụng bộ máy quan liêu sâu mọt như vậy để nô dịch nhân dân là bản chất của thực dân Pháp. Vì thế ông đã cố gắng thuyết phục chính phủ Bảo hộ thay đổi chính sách và tiếp thu những đề nghị của ông về cải cách hệ thống quan lại và mở rộng dân chủ cho nhân dân. Nhưng sự thuyết phục đó không thể thành công.
Có thể khẳng định rằng Phan Châu Trinh là người có tư tưởng dân chủ sớm nhất trong số các nhà nho yêu nước tiến bộ đầu thế kỷ. Tuy nhiên, Phan Châu Trinh coi dân chủ còn cấp bách hơn độc lập và tưởng rằng có thể dùng luật pháp, cách cai trị có quy củ theo kiểu Âu Mỹ - dù là do thực dân nắm giữ - để quét sạch những hủ bại của phong kiến. Sai lầm chính của ông chính là ảo tưởng về chế độ dân chủ tư sản, về những khẩu hiệu tự do, bình đẳng, bác ái của nước Pháp.
Phan Châu Trinh rất sắc sảo nhìn ra yêu cầu dân chủ hóa đất nước, nhưng ông cũng không có điều kiện suy nghĩ kỹ càng về các chủ trương dân chủ hóa. Trong tư tưởng dân chủ của Phan Châu Trinh có những thiếu sót quan trọng mà ông không nhận ra không chỉ ở chỗ Phan Bội Châu nói: "Nước không còn nữa thì chủ cái gì".
Song với tinh thần yêu nước nồng nhiệt, suốt đời gắn bó với vận mệnh đất nước, với cuộc sống sôi nổi, sóng gió, gian khổ và thanh bạch, ông xứng đáng để hậu thế ngưỡng mộ.
Kết luận
Tư tưởng, quan niệm của các bậc tiền bối và Chủ tịch Hồ Chí Minh về “thân dân” có chung một đặc điểm là cùng hướng đến lợi ích của dân chúng, cùng mong nhân dân được hưởng một cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, thoát khỏi sự áp bức, bóc lột của chế độ phong kiến thối nát và chủ nghĩa thực dân.
Người nhận thấy nguyên nhân thất bại của những cuộc khởi nghĩa trong giai đoạn bấy giờ (như phong trào Cần Vương - khởi nghĩa Ba Đình của Phạm Bành và Đinh Công Tráng (1881-1887), Bãi Sậy của Nguyễn Thiện Thuật (1883-1892) và Hương Khê của Phan Đình Phùng (1885-1895); cùng thời gian này còn nổ ra cuộc khởi nghĩa nông dân Yên Thế do Hoàng Hoa Thám lãnh đạo, kéo dài đến năm 1913) chính là do bởi sự tự phát, lẻ tẻ, thiếu một tổ chức đứng ra lãnh đạo, thống nhất mục tiêu. Thất bại của phong trào Cần Vương chứng tỏ sự bất lực của hệ tư tưởng phong kiến trong việc giải quyết nhiệm vụ giành độc lập dân tộc do lịch sử đặt ra; còn con đường đấu tranh của Hoàng Hoa Thám có phần thực tế hơn, song vẫn mang nặng cốt cách phong kiến.
Đến đầu thế kỷ XX, do những hạn chế về lịch sử, về giai cấp, nên Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, cũng như các sĩ phu cấp tiến lãnh đạo phong trào yêu nước đầu giai đoạn này không thể tìm được một phương hướng giải quyết chính xác cho cuộc đấu tranh giải phóng của dân tộc, nên chỉ sau một thời kỳ phát triển đã bị kẻ thù dập tắt. Chủ tịch Hồ Chí Minh nhận thấy con đường của Phan Bội Châu chẳng khác gì “đưa hổ cửa trước, rước beo cửa sau”; con đường của Phan Chu Trinh cũng chẳng khác gì “xin giặc rủ lòng thương”. Sai lầm lớn nhất của Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh chính là bởi họ không tin tưởng vào sức mạnh của đại đoàn kết dân tộc, không lôi kéo được tầng lớp nông dân - tầng lớp chiếm đại đa số trong xã hội lúc bấy giờ tham gia vào phong trào của mình. Nhận ra sai lầm đó, cùng với sự giác ngộ lí tưởng cách mạng và chủ nghĩa Mác Lê-nin, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tìm được cho mình và cho đất nước một hướng đi đúng đắn nhất, đó là cách mạng giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, dựa trên một hệ tư tưởng thống nhất mà ở đó nhân dân làm chủ, nhân dân là lực lượng nòng cốt.
3. Vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin.
20 năm (1911 - 1930) bôn ba khắp năm châu tìm đường cứu nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã xem xét, nghiên cứu những vấn đề về chính quyền, nhà nước, thiết chế chính trị và thể chế dân chủ. Người đã đánh giá rất sâu sắc về cách mạng tư sản Mỹ (năm 1776); cách mạng tư sản Pháp (năm 1789), cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười Nga (năm 1917). Những cuộc cách mạng xã hội lớn của một số nước đã tạo dựng nên những nhà nước với những mô hình khác nhau trong lịch sử. Từ sự phân tích nội dung, tính chất các cuộc cách mạng ở Mỹ, ở Pháp, Người đi đến kết luận: đó đều là những cuộc cách mạng không đến nơi - nghĩa là cách mạng rồi mà dân vẫn bị áp bức, bóc lột. Người chỉ rõ: “chúng ta đã hy sinh làm cách mệnh thì nên làm cho đến nơi, nghĩa là làm sao cách mệnh rồi thì quyền giao cho dân chúng số nhiều, chớ để trong tay một bọn ít người thế mới khỏi hy sinh nhiều lần, thế dân chúng mới được hạnh phúc”.
Chủ ...
 
Các chủ đề có liên quan khác

Các chủ đề có liên quan khác

Top