lolem_1305

New Member
Chuyên đề Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục đạo đức cách mạng cho thanh niên

Download Chuyên đề Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục đạo đức cách mạng cho thanh niên miễn phí





Cách mạng tháng Tám thành công, nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ra đời, thù trong, giặc ngoài, cấu kết với nhau hòng tiêu diệt chính quyền non trẻ, giặc đói, giặc dốt hoành hành. Trong bối cảnh đó, Hồ Chí Minh không những chỉ ra khả năng to lớn của thanh niên trong cách mạng giải phóng dân tộc mà còn chỉ ra vai trò và tiềm năng của tuổi trẻ trong sự nghiệp dựng xây nước nhà.
Hồ Chí Minh chủ trương diệt gặc dốt, thực hiên phong trào bình dân học vụ và đã ký sắc lệnh thành lập trường Đại học nhân dân để giáo dục thanh niên. Nhân ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, tháng 9 năm 1945, Người đã gửi gắm niềm tin vào thế hệ trẻ: “Non sông Việt Nam có trở nên vẻ vang hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em”( Tập 4, tr 33)
Trong quá trình lãnh đạo dân tộc tiến hành cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ và công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, Hồ Chí Minh luôn nhấn mạnh vị trí, vai trò xung kích của thanh niên trong hành động cách mạng, Người chỉ rõ: “Việc gì khó có thanh niên, ở đâu khó có thanh niên”. Theo Hồ Chí Minh, sự nghiệp cách mạng càng phát triển thì càng đòi hỏi thanh niên thực hiện tốt hơn vai trò xung kích của mình. Người nói: “Thời đại này là thời đại vẻ vang của thanh niên. Mà thanh niên phải là những đội xung phong trên các mặt trận chính trị, kinh tế, khoa học, kỹ thuật”( Tập 10, tr 390)
 



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

tương lai của dân tộc. Người có niềm tin lớn lao vào các thế hệ thanh niên và thấy được khả năng sáng tạo to lớn của họ đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Từ nhận thức đó, Hồ Chí Minh thường nói và viết về thanh niên rất ngắn gọn, đơn giản nhưng rất sâu sắc, mục đích là làm cho mọi thanh niên đều có thể hiểu và thấy được trách nhiệm của mình để tham gia vào công cuộc giải phóng dân tộc, dựng xây đất nước.
Hồ Chí Minh cho rằng thanh niên có ước mơ, hoài bão; có ý chí và nghị lực, khát khao với lý tưởng cao đẹp và sẵn sàng xả thân vì nghĩa lớn. Thanh niên là lớp người ở lứa tuổi đôi mươi, đang thời kỳ sung sức; lứa tuổi ham hiểu biết, khám phá, tự thể nghiệm mình, có khả năng để thực hiện mục tiêu, lý tưởng cao quý của xã hội. Đồng thời cũng là lứa tuổi có tính nhạy cảm với cái mới, cái đẹp và cái tiến bộ, mà ít chịu ảnh hưởng của những tiêu cực và thành kiến của quá khứ. Nhưng thanh niên còn thiếu kinh nghiệm do chưa từng trải. Chính vì vậy, nếu được giáo dục tốt, phù hợp với tính cách, tâm lý, tạo ra sự say mê nghề nghiệp, say mê với lý tưởng sống cao đẹp thì họ sẽ phát huy được chức năng động, sáng tạo họ sẽ có những đóng góp to lớn trong sự nghiệp cách mạng của của Đảng, của dân tộc. Vì vậy, toàn Đảng, toàn dân, các cấp, các ngành, các đoàn thể cần quan tâm chăm sóc, vun trồng để họ trở thành những công dân hữu ích cho đất nước.
Hồ Chí Minh đã xác định, thanh niên là một trong những lực lượng luôn luôn hăng hái, xung phong đi đầu, sẵn sàng vượt qua mọi khó khăn gian khổ, nhận và hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao phó. Trong cách mạng dân tộc dân chủ, họ luôn là lực lượng xung kích cống hiến tuổi thanh xuân cho sự nghiệp đấu tranh, giành độc lập, tự do cho Tổ quốc. Trong cách mạng xã hội chủ nghĩa, thanh niên là người đi đầu trong nắm bắt khoa học, công nghệ, cải tiến kỹ thuật, nâng cao năng suất lao động, góp phần phát triển kinh tế và văn hóa. Họ là nguồn xung lực mạnh mẽ của đất nước, là một trong những lực lượng quan trọng của cách mạng.
Như vậy, qua các bài nói, bài viết của Hồ Chí Minh về thanh niên, Người đều cho rằng thanh niên là lực lượng có trí tuệ, năng động, sáng tạo, giàu nghị lực và lý tưởng cao đẹp, họ có thể đảm nhiệm và hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ khó khăn, nặng nề khi cách mạng giao phó, kế thừa, phát huy truyền thống đạo đức của dân tộc.
2.2. Đánh giá của Hồ Chí Minh về vị trí, vai trò của thanh niên
Vào những năm cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, các sĩ phu yêu nước ở Việt Nam cũng có sự quan tâm đến thanh niên. Phan Bội Châu từng gửi gắm kỳ vọng vào thanh niên sang Nhật Bản du học trở về họ sẽ góp phần quan trọng cách tân đất nước... Nhưng do điều kiện lịch sử hạn chế, do lập trường giai cấp khác nhau nên các sĩ phu yêu nước chưa thấy hết và đánh giá đúng vị trí, vai trò của thanh niên đối với sự nghiệp cứu nước, giải phóng dân tộc.
Được trực tiếp chứng kiến các phong trào yêu nước của dân tộc trong những năm đầu thế kỷ XX như phong trào Đông Du, Đông Kinh nghĩa thục, Duy Tân, phong trào chống thuế Trung Kỳ v.v…với sự tham gia đông đảo, nhiệt tình của thanh niên, học sinh, sinh viên, Hồ Chí Minh cảm nhận sâu sắc lòng yêu nước và khát vọng giải phóng dân tộc của thế hệ trẻ Việt Nam. Ra đi tìm đường cứu nước, Hồ Chí Minh đã mang trong mình niềm tin tưởng sâu sắc rằng, thế hệ trẻ Việt Nam sẽ kế tục được truyền thống của cha anh làm cách mạng đánh đuổi thực dân Pháp giải phóng dân tộc, giành độc lập tự do cho Tổ quốc. Khác với các bậc tiền bối và đương thời, Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Mác - Lênin, đứng trên lập trường của giai cấp công nhân, kế thừa và phát triển sáng tạo di sản tư tưởng tiến bộ của dân tộc và thời đại; với tầm nhìn chiến lược và phương pháp khoa học Người đã đánh giá một cách đúng đắn, khách quan, toàn diện về thanh niên. Hồ Chí Minh cho rằng thanh niên là một bộ phận quan trọng của dân tộc, là người chủ nhân tương lai của đât nước.
Ngay từ đầu những năm hai mươi của thế kỷ XX, đất nước còn chìm đắm trong đêm trường nô lệ, Người đã nhận thấy rằng chỉ có dựa vào thanh niên mới đủ sức giải phóng dân tộc, đem lại độc lập, tự do cho Tổ quốc. Lúc đó, thực dân Pháp đã nặn ra những chính sách ru ngủ thanh niên, làm cho họ quên đi nỗi nhục mất nước. Trong thư gửi thanh niên An Nam, Người đã viết: “Hỡi Đông Dương đáng thương hại! Người sẽ chết mất nếu đám thanh niên sớm già của người không sớm hồi sinh”( Tập 2, tr 01)
Từ nhìn nhận đó, Hồ Chí Minh đã quyết tâm hồi sinh cho thế hệ trẻ. Năm 1923, khi từ gĩa những người bạn trong Hội liên hiệp thuộc địa, Người đã nói: “Đối với tôi, câu trả lời đã rõ ràng; trở về nước, đi vào quần chúng, thức tỉnh họ, tổ chức họ, đoàn kết họ, huấn luyện họ, đưa họ ra đấu tranh giành tự do, độc lập"( Tập 1, tr 192).
Người đã nhận thấy thanh niên là một bộ phận ưu tú của dân tộc mà sứ mệnh của họ là thúc đẩy cách mạng phát triển. Vì thế, khi từ Liên Xô về Quảng Châu - Trung Quốc (1924), Người đã tìm hiểu tiếp xúc với những thanh niên yêu nước trong nhóm Tâm Tâm xã và đã tổ chức ra một nhóm cách mạng đầu tiên. Người đã thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên (1925), quy tụ tất cả những thanh niên Việt Nam yêu nước đầy nhiệt huyết vào trong một tổ chức, nhằm giác ngộ chủ nghĩa Mác – Lênin cho họ, giúp họ hiểu vì sao phải làm cách mạng và làm cách mạng phải như thế nào. Những Hội viên của Việt Nam Cách mạng Thanh niên sau khi được đào tạo, huấn luyện được phái trở về hoạt động trong nước, làm nhiệm vụ truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin, giác ngộ quần chúng nhân dân, gây dựng phong trào cách mạng và lãnh đạo quần chúng đấu tranh. Chứng tỏ tầm nhìn chiến lược và niềm tin lớn lao của Hồ Chí Minh vào thanh niên. Người đã thấy được vị trí, vai trò quan trọng của thanh niên trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, giành độc lập, tự do cho Tổ quốc. Điều đó đã trở thành hiện thực, khi những hội viên của Việt Nam cách mạng thanh niên được huấn luyện, đào tạo trở về nước làm hạt nhân truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin và gây dựng tổ chức cách mạng. Công lao to lớn của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên là đưa giai cấp công nhân nhanh chóng trở thành một lực lượng chính trị độc lập; giác ngộ nhiều người Việt Nam yêu nước đi theo con đường cách mạng vô sản, làm phá sản mọi khuynh hướng của chủ nghĩa cải lương tư sản, đẩy lùi tư tưởng quốc gia dân tộc tư sản. Hội đã giáo dục, rèn luyện, thử thách lựa chọn ra những chiến sĩ ưu tú nhất để thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam vào đầu năm 1930. Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên là tổ chức tiền thân của Đảng Cộng sản Việt Nam, Hội đã làm tròn vai trò, nhiệm vụ thức tỉnh dân tộc Việt Nam vào những năm hai mươi của thế kỷ XX. Điều đó chứng tỏ Hồ Chí Minh thấy được vị trí, vai trò của thanh niên, rất chú trọng phát huy sức mạnh và vai trò tổ chức của tuổi trẻ.
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Tóm tắt tư tưởng Hồ Chí Minh Môn đại cương 1
D giá trị lý luận và thực tiễn của tư tưởng Hồ Chí Minh về con người và chiến lược trồng người Văn hóa, Xã hội 0
D Tư tưởng triết học Hồ Chí Minh về sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn Môn đại cương 0
D TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ SỰ THỐNG NHẤT GIỮA LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN Môn đại cương 0
H Giáo trình Tư Tưởng Hồ Chí Minh Môn đại cương 0
D những nguyên tắc xây dựng đạo đức mới theo tư tưởng Hồ Chí Minh và vận dụng những nguyên tắc đó để rèn luyện đạo đức cá nhân Môn đại cương 0
D Tư tưởng hồ chí minh vận dụng tư tưởng hồ chí minh về đảng cộng sản vào công cuộc xây dựng và chỉnh đốn đảng hiện nay Môn đại cương 0
D Tìm hiểu sự vận dụng của Tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng Cộng sản trong việc chỉnh đốn và đổi mới Đảng hiện nay Môn đại cương 0
D Những phẩm chất đạo đức cơ bản theo tư tưởng Hồ Chí Minh Vận dụng những phẩm chất này vào xây dựng đạo đức cho sinh viên Việt Nam hiện nay? Môn đại cương 0
D tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc và sự vận dụng của đảng ta, liên hệ bản thân Y dược 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top