ha_vy_87

New Member

Download Tiểu luận Vấn đề đô la hoá ở Việt Nam hiện nay miễn phí





Mục lục
1. Tổng quan về đô la hóa 3
1.1. Khái niệm: 3
1.2. Phân loại: 3
1.3. Nguyên nhân của hiện tượng “Đô la hóa” 4
1.4. Tác động của đô la hóa 5
2. Thực trạng đô la hóa ở Việt Nam hiện nay 10
2.1. Đô la hóa thay thế tài sản 10
2.2. Đô la hóa thanh toán và niêm yết 15
3. Giải pháp hạn chế đô la hóa ở Việt Nam 18
4. Kết luận 18
 
 



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

t cái van giảm áp lực đối với nền kinh tế:
Giảm áp lực khi xảy ra lạm phát: Khi nền kinh tế của một quốc gia rơi vào tình trạng lạm phát cao, bị mất cân đối và các điều kiện kinh tế vĩ mô không ổn định, nếu trong hệ thống ngân hàng có một lượng lớn đô la Mỹ thì sẽ có một công cụ tự bảo vệ, chống lại lạm phát và là phương tiện thanh toán trên thị trường phi chính thức. Điều này được lí giải rất rõ ở các nước đô la hoá chính thức, bằng việc sử dụng đồng ngoại tệ, họ sẽ duy trì được tỷ lệ lạm phát gần với mức lạm phát thấp làm tăng sự an toàn đối với tài sản tư nhân, khuyến khích tiết kiệm và cho vay dài hạn. Hơn nữa, ở những nước này ngân hàng trung ương sẽ không còn khả năng phát hành nhiều tiền và gây ra lạm phát, đồng thời ngân sách nhà nước sẽ không thể trông chờ vào nguồn phát hành này để trang trải thâm hụt ngân sách, kỷ luật về tiền tệ và ngân sách được thắt chặt. Do vậy, các chương trình ngân sách sẽ mang tính tích cực hơn.
Ta có thể nhận thấy tác động tích cực này tại một số nước tiến hành đô la hoá toàn phần như: Panama, Ecuador, Ei Salvador…
Từ 1904, sau khi tách khỏi Colombia, Panama đã dùng đồng đô la, việc này đã có ảnh hưởng rất tốt đến nền kinh tế của Panama như trong suốt những năm 1990 lạm phát hầu như không vượt quá 1% một năm.
Đối với Ecuador, từ năm 2000, nước này đã thực hiện đô la hoá chính thức, đây là phương cách cuối cùng khi nước này cố vượt qua một cuộc khủng hoảng kinh tế trầm trọng, với một hệ thống ngân hàng suy sụp, đồng nội tệ (đồng sucre) mất giá, và sự chống đối của người dân bản xứ. Trước khi đổi hệ thống tiền sang đôla, Ecuador đã thử tiến hành nhiều biện pháp hối đoái khác nhau như tỉ giá cố định, chính sách ghìm tỉ giá. Tất cả các biện pháp này đều không có hiệu quả và đến nay quyết định đô la hoá vẫn được coi là hợp lý đối với Ecuador.
Hiện tượng đô la hóa dẫn đến tỷ giá gần như cố định và do đó giá cả sẽ ổn định hơn. Nguồn cung USD đầy đủ trong nền kinh tế cũng đã góp phần ổn định tỷ giá đồng bạc Việt Nam. Tuy nhiên trong một số trường hợp nó còn đi quá đà trong việc nâng cao tỷ giá của đồng bạc và cũng là một trong những nguyên nhân làm giảm tính cạnh tranh của hàng xuất khẩu Việt Nam.
Giảm áp lực đối với nhu cầu về vốn của DN: tại Việt Nam, đồng USD đã trở thành một thành phần không thể thiếu trong khối tiền tệ quốc gia. Chính sách tiền tệ thắt chặt của chúng ta trong thời gian dài nhằm đối phó với nguy cơ lạm phát đã không tác động quá tiêu cực đến tốc độ tăng trưởng kinh tế chính là nhờ sự hiện diện của đồng đô la. Khi tiến hành chính sách tiền tệ thắt chặt thì lãi suất tăng làm giảm khả năng vay vốn của doanh nghiệp đối với đồng nội tệ, để có vốn kinh doanh, DN tìm đến đồng ngoại tệ. Nhờ nó, các hoạt động kinh tế trong DN, đặc biệt là khu vực tư vẫn tiếp tục tăng trưởng.
Đô la hoá giúp tăng cường khả năng cho vay của ngân hàng và khả năng hội nhập quốc tế:
Với một lượng lớn ngoại tệ thu được từ tiền gửi tại ngân hàng, các ngân hàng sẽ có điều kiện cho vay nền kinh tế bằng ngoại tệ, qua đó hạn chế việc phải vay nợ nước ngoài. Đồng thời, nguồn ngoại tệ di chuyển trong nội bộ hệ thống ngân hàng trong nước tạo điều kiện thuân lợi cho ngân hàng trung ương thực hiện chức năng kiểm soát của mình một cách dễ dàng.
Khi huy động được một lượng lớn tiền gửi ngoại tệ, các ngân hàng sẽ có điều kiện cho vay bằng ngoại tệ đối với các doanh nghiệp, đặc biệt là các DN xuất nhập khẩu, mở rộng các hoạt động đối ngoại, thúc đẩy quá trình hội nhập của thị trường trong nước với thị trường quốc tế. Điều này cũng khá quan trọng đối với Việt Nam khi mà hệ thống ngân hàng của chúng ta hầu hết chỉ có các hoạt động tín dụng với các dịch vụ thanh toán, bảo lãnh và bao thanh toán cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, hơn nữa VND không phải là một đồng tiền có vị thế cao so với các đồng ngoại tệ mạnh khác. Với lượng USD sẵn có trong hệ thống, các ngân hàng có thể dễ dàng và nhanh chóng thực hiện các hoạt động thanh toán quốc tế, tăng khả năng thu hút, mở rộng được phạm vi hoạt động của mình ra thị trường tài chính quốc tế.
Hạ thấp chi phí giao dịch:
Điều này đặc biệt thấy rõ ở những nước đô la hoá chính thức, Xét với một nước đô la hóa không chính thức như Việt Nam, khi một doanh nghiệp xuất nhập khẩu của Việt Nam muốn thanh toán tiền hàng cho nhà xuất khẩu ở nước ngoài bằng USD, doanh nghiệp nhập khẩu cần đến ngân hàng chuyển đổi nội tệ VND của mình ra ngoại tệ để thanh toán cho đối tác. Hiển nhiên, doanh nghiệp phải bán nội tệ với tỉ giá Dm VND/USD. Nhưng khi doanh nghiệp này nhận được tiền thanh toán bằng USD từ một đối tác nhập khầu khác ở nước ngoài, nếu có nhu cầu dùng đồng nội tệ, anh ta sẽ phải tới ngân hàng và mua nội tệ với tỉ giá Db VND/USD. Trong khi Dm bao giờ cũng nhỏ hơn Db nên doanh nghiệp sẽ phải chịu một khoản chi phí chênh lệch nhất định khi chuyển đổi giữa các đồng tiền.
Xét đối với một nước đô la hóa chính thức thì không còn những giao dịch chuyển đổi tiền tệ như trên nữa, các chi phí như chênh lệch giữa tỷ giá mua và bán khi chuyển từ đồng tiền này sang đồng tiền khác được xoá bỏ. Các chi phí dự phòng cho rủi ro tỷ giá cũng không cần thiết, các ngân hàng có thể hạ thấp lượng dự trữ, vì thế giảm được chi phí kinh doanh.
Thúc đẩy thương mại và đầu tư:
Các nước thực hiện đô la hoá chính thức có thể loại bỏ rủi ro cán cân thanh toán và những kiểm soát mua ngoại tệ, khuyến khích tự do thương mại và đầu tư quốc tế. Các nền kinh tế đô la hoá có thể được hưởng chênh lệch lãi suất đối với vay nợ nước ngoài thấp hơn, thúc đẩy tăng trưởng và đầu tư.
Đối với Việt Nam, cán cân thanh toán quốc tế thường sử dụng đồng USD làm đơn vị tính giá trị. Do đó, rủi ro tỷ giá sẽ dẫn tới rủi ro cho cán cân thanh toán, việc mua bán ngoại tệ sẽ chịu sự chi phối, kiểm soát của Ngân hàng Trung ương. Nhưng đối với các quốc gia thực hiện chính sách đô la hoá chính thức thì các rủi ro cũng như sự gò bó trên sẽ được loại bỏ. Bởi lẽ, mọi giao dịch trong nền kinh tế kể cả trong nội địa hay giao thương quốc tế đều sử dụng đồng đô la làm phương tiện thanh toán, trao đổi và cất trữ. Từ đó sẽ thúc đẩy các nhà đầu tư trong nước hướng ra thị trường quốc tế cũng như thu hút các nhà đầu tư nước ngoài vào thị trường trong nước, bởi họ có tâm lí yên tâm hơn khi sử dụng đồng tiền mạnh, có vị thế trên thế giới... Đầu tư nước ngoài vào Việt Nam tăng làm tăng nguồn cung ngoại tệ - nguồn lực quan trọng giúp Việt Nam giải quyết được phần lớn các nhu cầu về vốn, xây dựng cơ sở hạ tầng. Đây là tác động vô cùng quan trọng đối với Việt Nam, nhất là trong xu thế chung toàn cầu hoá và bối cảnh Việt Nam gia nhập tổ chức Thương mại Thế giới WTO.
Thu hẹp chênh lệch tỷ giá trên hai thị trường chính thức và phí chính thức:
Tỷ giá chính thức càng sát v
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top