Download 4 Đề thi thử Đại học, cao đẳng môn hóa - Trường THPT chyên Vinh (có đáp án) miễn phí



Câu 32: Cho 0,96 gam bột Cu vào dung dịch HNO3 đặc, nóng (dư) sau phản ứng hấp thụ hết khí thoát ra vào 0,4 lít dung dịch KOH 0,1M thu được 0,4 lít dung dịch X. Dung dịch X có giá trị pH là (bỏ qua sự điện li của H2O và sự thuỷ phân của các muối)
A. 2,6. B. 12,4. C. 13,4. D. 1,6.
Câu 33: Cho m gam bột Al vào cốc chứa V lít dung dịch NaOH 2M, sau phản ứng hoàn toàn cho tiếp dung dịch HCl vào cốc đó đến khi chất rắn tan hết thấy cần dùng 800 ml dung dịch HCl 1M và có 3,36 lít khí thoát ra (ở đktc). Giá trị của m và V lần lượt là
A. 6,075 và 0,2500. B. 7,425 và 0,0625. C. 3,375 và 0,2500. D. 6,075 và 0,0625.
Câu 34: Cho a mol N2 và a mol H2 vào bình kín có sẵn chất xúc tác, sau khi nung nóng bình một thời gian rồi đưa về nhiệt độ ban đầu thấy áp suất trong bình giảm 10% so với áp suất trước phản ứng. Hiệu suất tổng hợp NH3 là
A. 30%. B. 10%. C. 40%. D. 20%.
Câu 35: Khi đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X gồm hai ancol đa chức đồng đẳng cần V lít O2 (ở đktc), sau phản ứng thu được 0,616 lít CO2 (ở đktc) và 0,675 gam H2O. Giá trị của V là
A. 0,924. B. 0,812. C. 0,700. D. 1,624.
Câu 36: Hỗn hợp M gồm 3 chất hữu cơ cùng một loại nhóm chức với công thức phân tử là CH2O2, C2H4O2, C3H4O2. Lấy m gam M tác dụng vừa đủ 200 ml dung dịch NaOH 1M. Cũng m gam M làm mất màu vừa đủ 200 ml nước brom 0,5M và có 1,12 lít khí duy nhất thoát ra (ở đktc). Giá trị của m là
A. 23,8. B. 8,9. C. 11,9. D. 12,5.

Môn: HÓA HỌC (Thời gian làm bài: 90 phút; 50 câu trắc nghiệm)
Họ và tên ........................................................................................... Số báo danh ..........................
Mã đề thi 131
Cho khối lượng nguyên tử của các nguyên tố (theo đvC): H = 1; C = 12 ; N = 14 ; O = 16 ; Na = 23 ; K = 39 ; Ba = 137 ;
Al = 27 ; Cl = 35,5 ; S = 32 ; Ag = 108 ; P = 31 ; Cu = 64 ; Ca = 40 ; Li = 7 ; Rb =85,5 ; Cr = 52.
A. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (40 câu: Từ câu 01 đến câu 40)
Câu 1: Hỗn hợp M gồm các kim loại Cr, Al, Mg, Cu. Lấy 50 gam M tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 186 gam muối và có 3,2 gam chất rắn không tan. Cũng lấy 50 gam M tác dụng hoàn toàn với khí clo thì thu được 199,85 gam muối. Phần trăm khối lượng của Cr và Cu trong M lần lượt là
A. 20,80 % và 6,4%. B. 17,84% và 12,8%. C. 2,080% và 6,4%. D. 30,67% và 23,4%.
Câu 2: Cho 19,2 gam Cu tan hết trong lượng dư dung dịch H2SO4 đặc, nóng toàn bộ khí SO2 sinh ra hấp thụ trong 500 ml dung dịch NaOH 1M thu được dung dịch X. Tổng khối lượng muối tạo thành trong dung dịch X là
A. 35,6. B. 33,4. C. 31,2. D. 31,5.
Câu 3: Cho hỗn hợp gồm 0,15 mol Mg và 0,1 mol Al vào dung dịch chứa đồng thời 0,2 mol AgNO3 và 0,25 mol Cu(NO3)2 sau phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch X. Cho NaOH dư vào dung dịch X thì khối lượng kết tủa tạo ra là
A. 21,4 gam B. 13,6 gam. C. 18,4 gam. D. 8,4 gam.
Câu 4: Cặp dung dịch không xảy ra phản ứng hóa học là
A. H2S + Pb(NO3)2. B. Ba(OH)2 + K2CrO4. C. K2Cr2O7 + HCl đặc D. NaOH + K2CrO4.
Câu 5: Cho sơ đồ phản ứng :
C2H5Cl X Y X. Các chất X, Y lần lượt là
A. (C2H5)2NH2Cl và C2H5NH2. B. C2H5NH2 và C2H5NH3OH.
C. C2H5NH2 và C2H5NH3Cl. D. C2H5NH3Cl và C2H5NH2.
Câu 6: Khẳng định đúng là
A. Trong pin điện hóa ở catot là nơi xảy ra sự khử, còn ở anot là nơi xảy ra sự oxi hóa.
B. Nguyên tắc chung để điều chế kim loại là oxi hóa ion kim loại thành kim loại.
C. Khi hai kim loại tiếp xúc với nhau thì kim loại yếu hơn sẽ bị ăn mòn điện hóa.
D. Trong sự điện phân ở catot xảy ra sự oxi hóa, ở anot xảy ra sự khử.
Câu 7: Trong phản ứng : Al + HNO3 → Al(NO3)3 + N2 + NH4NO3 + H2O.
Biết rằng tỉ lệ mol N2 và NH4NO3 của phản ứng đó là 4 : 1, thì hệ số của HNO3 (các hệ số là những số nguyên tối giản) là
A. 58. B. 120. C. 144. D. 174.
Câu 8: X và Y là hai chất hữu cơ chứa C, H, O trong đó O chiếm 53,33% về khối lượng và đều có khả năng tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3. Y là hợp chất tạp chức. Trong đó MY = 2MX. Khi lấy 12 gam hỗn hợp 2 chất đó tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 dư thu được 1 mol Ag. Khối lượng chất hữu cơ sinh ra trong phản ứng tráng bạc là
A. 9,3 gam. B. 18,6 gam. C. 6,0 gam. D. 28,5 gam.
Câu 9: Ion X3+ có cấu hình electron là 1s22s22p63s23p63d3, công thức oxit cao nhất của X là
A. X2O5. B. XO2. C. X2O3. D. XO3.
Câu 10: Cho hỗn hợp gồm 0,1 mol alanin và 0,2 mol glyxin tác dụng với 0,5 lít dung dịch NaOH 1M sau phản ứng thu được dung dịch X. Đem dung dịch X tác dụng với dung dịch HCl dư, sau đó cô cạn cẩn thận thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là
A. 49,2. B. 68,3. C. 64,1 D. 70,6.
Câu 11: Hỗn hợp X gồm M2CO3, MHCO3 và MCl (M là kim loại kiềm). Cho 32,65 gam X tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl thu được dung dịch Y và có 17,6 gam CO2 thoát ra. Dung dịch Y tác dụng với dung dịch AgNO3 dư được 100,45 gam kết tủa. Kim loại M là
A. Na. B. Li. C. K. D. Rb.
Câu 12: Hợp chất hữu cơ X mạch hở, có công thức phân tử C4HyO2, X tác dụng với brom trong CCl4 theo tỉ lệ mol 1:1. Giá trị nhỏ nhất của y là
A. 2. B. 4. C. 6. D. 8.
Câu 13: Lên men m gam glucozơ với hiệu suất 80% thu được 44,8 lít khí CO2 (ở đktc) và V lít ancol etylic 23o (biết khối lượng riêng của C2H5OH là 0,8 gam/ml). Giá trị m và V lần lượt là
A. 225 và 0,5. B. 225 và 0,32. C. 450 và 0,5. D. 144 và 0,32.
Câu 14: Trong các chất có đồng phân cấu tạo CH3-CH=CH2, CH3-CH=CHCl, CH3-CH=C(CH3)2, C6H5CH=CH-CH3. Số chất có đồng phân hình học là
A. 3. B. 4. C. 2. D. 1.
Câu 15: Hỗn hợp X gồm propylamin, đietylamin và glyxin. Lấy m gam X tác dụng vừa đủ với 0,5 mol HCl. Cũng m gam X khi tác dụng với axit nitrơ dư thu được 4,48 lít N2 (ở đktc). Phần trăm số mol của đietylamin trong X là
A. 25%. B. 40%. C. 60%. D. 20%.
Câu 16: Có các dung dịch riêng biệt : Na2SO4, Na2CO3, NaCl, H2SO4, BaCl2, NaOH, NaNO3. Chỉ dùng thêm quì tím có thể nhận biết tối đa bao nhiêu dung dịch trong số các dung dịch trên
A. 7. B. 5. C. 4. D. 3.
Câu 17: Dẫn 0,5 mol hỗn hợp khí gồm H2 và CO có tỉ khối so với H2 là 4,5 qua ống đựng 0,4 mol Fe2O3 và 0,2 mol CuO đốt nóng. Sau phản ứng hoàn toàn cho chất rắn trong ống vào dung dịch HNO3 loãng, dư thu được V lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Giá trị của V là
A. 20,907. B. 3,730 C. 34,720. D. 7,467.
Câu 18: Hỗn hợp X gồm metyl metacrylat, axit axetic, axit benzoic. Đốt cháy hoàn toàn a gam X sinh ra 0,38 mol CO2 và 0,29 mol H2O. Khi lấy a gam X phản ứng vừa đủ với dung dịch NaOH thu được 0,01 mol ancol và m gam muối. Giá trị của m là
A. 12,02. B. 25,00. C. 12,16. D. 11,75
Câu 19: Cho bột Al vào dung dịch NaOH có mặt NaNO3 thu được khí X, cho urê vào nước sau đó cho thêm dung dịch HCl vào thu được khí Y. Đem X và Y tác dụng với nhau ở nhiệt độ và áp suất cao thu được Z. Các chất X, Y, Z lần lượt là
A. NH3, CO2, (NH4)2CO3. B. NH3, CO2, (NH2)2CO.
C. H2, CO2, CH4. D. NO2, NH3, HNO3.
Câu 20: Trong phân tử đisaccarit, số thứ tự của C ở mỗi gốc monosaccarit
A. được ghi như ở mỗi monosaccarit hợp thành.
B. được ghi theo chiều kim đồng hồ.
C. được bắt đầu từ nhóm CH2OH.
D. được bắt đầu từ C liên kết cầu với O nối liền 2 gốc monosaccarit.
Câu 21: Đốt hỗn hợp gồm 0,4 mol Fe và 0,2 mol Cu trong bình đựng khí oxi, sau một thời gian thu được m gam chất rắn. Đem chất rắn này tác dụng với dung dịch HCl dư, sau phản ứng hoàn toàn có 3,36 lít khí thoát ra (ở đktc) và 6,4 gam kim loại không tan. Giá trị của m là
A. 44,8. B. 41,6. C. 40,8. D. 38,4.
Câu 22: Dãy gồm các chất đều tan trong dung dịch H2SO4 loãng, dư và dung dịch Ba(OH)2 dư, sau phản ứng hoàn toàn đều không có kết tủa tạo ra là
A. NaCl, (NH4)2CO3, Cr2O3, Zn, MgCl2. B. Al(OH)3, Zn, K, FeCl2, ZnO.
C. Al, ZnO, Na, KOH, NH4Cl. D. Al2O3, BaO, K, Cr2O3, (NH4)2S.
Câu 23: Đốt cháy hoàn toàn m gam một chất béo (triglixerit) cần 0,805 mol O2, sinh ra 0,57 mol CO2 và 0,53 mol H2O. Cũng m gam chất béo này tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH thì khối lượng muối tạo thành là
A. 10,14 gam. B. 11,50 gam. C. 9,14 gam. D. 8,34 gam.
Câu 24: Hỗn hợp M chứa 3 chất hữu cơ X, Y, Z có cùng nhóm định chức với công thức phân tử tương ứng CH4O, C2H6O, C3H8O3. Đốt cháy hoàn toàn một lượng M sau phản ứng thu được 2,24 lít CO2 (ở đktc) và 2,7 gam H2O. Mặt khác 40 gam M hòa tan tối đa 9,8 gam Cu(OH)2. Phần trăm khối lượng của X trong M là
A. 38%. B. 8%. C. 16%. D. 4%.
Câu 25: Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol một este X, rồi hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy vào nước vôi trong dư thấy tách ra 20 gam kết tủa. X không có khả năng phản ứng với
A. dung dịch Na2CO3 đun nóng. B. H2.
C. dung dịch H2SO4 loãng, nóng. D. dung dịch AgNO3/NH3.
Câu 26: X là một chất hữu cơ, từ X bằng một phản ứng hóa học tạo ra C2H5OH, từ C2H5OH bằng một phản ứng hóa học tạo ra X. Trong số các chất : CH3CHO ; CH3COOC2H5 ; C2H4 ; C2H2 ; C2H5Cl ; C2H5ONa, số chất thoả mãn với điều kiện của X là
A. 3. B. 6. C. 5. D. 4.
Câu 27: Phản ứng không dùng để điều chế chất khí trong phòng thí nghiệm là
A. NH4NO3 + NaOH B. FeS + H2S...

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

daigai

Well-Known Member
link mới cập nhật, mời các bạn xem lại bài đầu để tải
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top