mine_popo

New Member
Chuyên đề Thực trạng tiêu thụ sản phẩm tại Công ty TNHH Tân Hưng Mạnh

Download Chuyên đề Thực trạng tiêu thụ sản phẩm tại Công ty TNHH Tân Hưng Mạnh miễn phí





Thị trường đóng vai trò quan trọng trong việc điều tiết sản xuất, gắn liền sản xuất với tiêu dùng, liên kết kinh tế thành một thể thống nhất, gắn liền kinh tế trong nước với kinh tế thế giới. Thị trường là môi trường kinh doanh ở đó cung cầu gặp nhau và tác động qua lại lẫn nhau để đạt tới vị trí cân bằng. Thị trường sản phẩm hay người tiêu dùng sẽ quyết định doanh nghiệp sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào và cho ai. Thị trường là đối tượng của các hoạt động tiêu thụ, nó có ảnh hưởng quyết định tới hiệu quả tiêu thụ sản phẩm.
Trên thị trường cung cầu hàng hoá nào đó có thể biến đổi lên xuống do nhiều nguyên nhân làm cho giá cả sản phẩm cũng biến đổi và ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. Nếu cung nhỏ hơn cầu thì giá cả cao hơn và ngược lại. Việc cung ứng vừa đủ để thoả mãn nhu cầu về một loại hàng hoá trong một thời điểm nhất định là trạng thái cân bằng cung cầu.
 



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

ạch toán phụ thuộc. Vì thế phòng kế toán có chức năng quản lý sự vận động của vốn, tổ chức thực hiện các nghiệp vụ hạch toán kế toán.
Nhiệm vụ:
Có nhiệm vụ quản lí các mặt liên quan tới tài chính của Công ty như: lưu trữ, xử lý và cung cấp thông tin về tài chính tới giám đốc công ty, tổ chức huy động vốn kịp thời cho phòng kinh doanh, kiểm soát chi phí, đôn đốc thu hồi nợ, thay mặt Công ty thực hiện các yêu cầu về thuế với nhà nước...
Thực hiện tốt điều lệ kế toán trưởng và pháp lệnh thống kê do nhà nước ban hành.
Tổ chức hạch toán các dịch vụ và đề xuất các giải pháp giải quyết công tác kinh doanh có hiệu quả kinh tế cao.
Giao dịch, quan hệ đảm bảo đủ vố từ các nguồn để phục vụ kinh doanh có hiệu quả.
Giữ bảo toàn và phát triển vốn, đề xuất các biện pháp đưa vốn vào kinh doanh đúng pháp luật.
Phòng xuất nhập khẩu: Là đầu mối tham mưu giúp cho Giám đốc trong các hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu, chủ yếu trong các lĩnh vực như xây dựng và phổ biến kế hoạch xuất nhập khẩu hàng năm của công ty, đồng thời trực tiếp tiến hành các hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu, thực hiện các hoạt động về đối nội, đối ngoại trong toàn công ty, nghiên cứu các điều kiện và môi trường kinh doanh xuất nhập khẩu trong và ngoài nước.
Phòng bảo hành: Có chức năng cung cấp dịch vụ sau bán hàng với các hoạt động bảo hành, bảo trì những sản phẩm do Công ty phân phối. Phòng bảo hành được đặt tại các tỉnh nơi Công ty có các đại lý phân phối.
Phòng lắp ráp: Bao gồm 4 tổ: tổ lắp ráp, tổ soạn linh kiện, tổ đóng gói và tổ OTK (kiểm tra cuối cùng trước khi giao hàng). Bộ phận này là nơi tiến hành lắp ráp các sản phẩm điện lạnh, điện gia dụng từ các linh, phụ kiện nhập về, lưu kho và bảo quản các sản phẩm hoàn chỉnh trước khi đưa ra thị trường.
V. Môi trường bên ngoài
Là môi trường mà công ty không thể kiểm soát được. Nhưng lại có tác dụng đến quá trình hoạt động của công ty. Do đó công ty cần nghiên cứu để thích ứng với môi trường và tận dụng những cơ hội.
Môi trường kinh tế
Thu nhập bình quân đầu người (GNP): Tác động lớn tới nhu cầu tiêu dùng, GNP càng tăng cao sẽ kéo theo sự tăng lên về nhu cầu, về số lượng sản phẩm hàng hóa, dịch vụ, tăng lên về chủng loại, chất lượng, thị hiếu.v.v.. Làm cho tốc độ tiêu thụ hàng hóa của các doanh nghiệp tăng lên.
Yếu tố lạm phát: Lạm phát tăng làm tăng giá cả của yếu tố đầu vào, làm tăng giá bán hạn chế mức tiêu thụ.
Lãi suất cho vay của ngân hàng: Lãi suất cho vay tăng làm chi phí kinh doanh tăng dẫn đến giá bán tăng.
Chính sách thuế: Thuế tăng làm giá thành hàng hóa tăng.
Sự tăng trưởng kinh tế: Nền kinh tế Việt Nam đang ngày càng phát triển và sẽ còn tăng lên trong những năm tới. Gắn liền với sự tăng trưởng đó thì khả năng mua sắm của người dân về mặt hàng điện lạnh - điện gia dụng sẽ tăng lên nhưng có sự khác biệt. Ở những vùng kinh tế trọng điểm, thu nhập bình quân đầu người cao thì khả năng mua sắm và xu hướng chi tiêu cho mặt hàng này nhiều hơn. Ngược lại, ở những vùng kinh tế chậm phát triển, thu nhập bình quân thấp thì khả năng mua sắm của khách hàng sẽ không cao. Tuy nhiên, với sự tăng trưởng kinh tế như hiện nay, nhu cầu này sẽ tăng trong thời gian tới.
Cụ thể tại công ty T.H.M:
Các mặt hàng gia dụng trong năm 2011 tăng 15% so với năm 2010 và tăng 20% so với năm 2009.
Các mặt hàng điện lạnh trong năm 2011 tăng 17% so với năm 2010 và tăng 25% so với năm 2009.
Môi trường chính trị – pháp luật
Môi trường chính trị, pháp luật có những ảnh hưởng nhất định đến kết quả hoạt động kinh doanh của các Công ty. Ngày nay, nền kinh tế nước ta đang tiến vào hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới, hệ thống quy phạm pháp luật ngày càng được hoàn thiện. Công ty cần có những biện pháp cụ thể, kịp thời nhằm thích ứng với môi trường hoạt động để tranh thủ mọi cơ hội, thời cơ để phát triển. Chính trị - luật pháp làm nền tảng để hình thành các yếu tố khác của môi trường kinh doanh.
Các yếu tố chính trị, các chính sách của nhà nước và luật pháp ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. Các chính sách mà nhà nước sử dụng như thuế, bình ổn giá cả, trợ giá, lãi suất tín dụng ngân hàng,... có ý nghĩa rất quan trọng trong hoạt động tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp.
Sự tác động qua lại lẫn nhau giữa chính sách nhà nước và các nước khác trên thế giới về sản phẩm ... thể hiện qua chính sách tiêu dùng dân tộc, quan hệ kinh tế giữa nước ta với các nước khác trên thế giới cũng ảnh hưởng trực tiếp đến thị trường.
Đối với công ty các chính sách của nhà nước có ảnh hưởng rất nhiều đến việc tiêu thụ sản phẩm của công ty. Đặc biệt chính sách hỗ trợ lãi suất tín dụng ngân hàng đã giúp cty bổ sung nguồn vốn từ đó đã thúc đẩy được rất nhiều hoạt động của công ty. Chính sách bình ổn giá của Chính phủ cũng giúp thị trường bớt cạnh tranh hơn và giúp khách hàng tiêu dùng nhiều hơn.
Môi trường văn hóa xã hội
Văn hóa xã hội ảnh hưởng sâu sắc đến hoạt động quản trị và kinh doanh của một doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần phân tích các yếu tố văn hóa, xã hội nhằm nhận biết các cơ hội và nguy cơ có thể xảy ra. Mỗi một sự thay đổi của các lực lượng văn hóa có thể tạo ra một ngành kinh doanh mới nhưng cũng có thể xóa đi một ngành kinh doanh. Nhân tố văn hoá xã hội tác động vào môi trường kinh doanh một cách chậm chạp. Nhưng khi phát triển thì rất mạnh mẽ. Nó bao gồm :
- Các phong tục tập quán, lối sống, kết cấu dân cư, trình độ dân trí, tôn giáo, tín ngưỡng, có ảnh hưởng sâu sắc đến cơ cấu nhu cầu thị trường.
- Các nhân tố về văn hoá xã hội tác động đến quá trình dung hoà lợi ích giữa các đối tác.
- Với sự đa dạng các loại hình tín ngưỡng, tôn giáo của Việt Nam góp phần làm cho nền văn hoá doanh nghiệp, văn hóa Việt Nam phong phú hơn. Với việc vận dụng tốt những lợi thế về văn hóa có thể giúp Công ty có một cái nhìn bộ mặt mới đối với khách hàng và có thể tạo nên một lợi thế cạnh tranh đối với các công ty khác.
Các nhân tố tâm sinh lý, thời tiết, khí hậu, mức độ tăng dân số, mức thu nhập bình quân của dân cư là những nhân tố tác động tích cực đến tiêu thụ sản phẩm. Chẳng hạn khi mức thu nhập của người dân tăng lên, người ta có thể tiêu dùng nhiều hơn, do vậy doanh nghiệp tiêu thụ được nhiều sản phẩm hơn.
Môi trường công nghệ
Đây là nhân tố ảnh hưởng mạnh, trực tiếp đến công ty. Các yếu tố công nghệ thường biểu hiện như phương pháp sản xuất mới, kỹ thuật mới, vật liệu mới, thiết bị sản xuất, các bí quyết, các phát minh, phần mềm ứng dụng…Khi công nghệ phát triển, công ty có điều kiện ứng dụng các thành tựu của công nghệ để tạo ra sản phẩm, dịch vụ có chất lượng cao hơn nhằm phát triển kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh. Tuy vậy nó cũng mang lại nguy cơ tụt hậu cho công ty, giảm năng lực cạnh tranh nếu công ty không đổi mới công nghệ kịp thời. Công ngh
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Thực trạng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Á Chi nhánh Bình Dương Luận văn Kinh tế 0
D Đánh giá hiện trạng môi trường và đề xuất biện pháp thực hiện tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới tại xã Đồng Liên huyện Phú Bình Nông Lâm Thủy sản 0
T Thực trạng và một số giải pháp nhằm thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ rau an toàn trên địa bàn huyện Gia Luận văn Kinh tế 0
T Hoạt động tiêu thụ sản phẩm xúc xích ở công ty cổ phần thực phẩm Đức Việt – Thực trạng và giải pháp Luận văn Kinh tế 6
A Phân tích thực trạng sản xuất kinh doanh và công tác tiêu thụ sản phẩm ở công ty TNHH nhựa Hoàng Hà Luận văn Kinh tế 0
H Thực trạng, giải pháp hoàn thiện công tác hạch toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm ở xí nghiệp m Luận văn Kinh tế 0
N Thực trạng kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả sản xuất kinh doanh tại Xí nghiệp Gỗ Hà N Luận văn Kinh tế 0
M Thực trạng về kế toán tiêu thụ ở công ty kinh doanh và chế biến than Hà Nội Luận văn Kinh tế 0
T Thực trạng công tác tổ chức hạch toán kế toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả ti Luận văn Kinh tế 0
T Phân tích thực trạng hoạt động tiêu thụ sản phẩm ở công ty cao su Sao Vàng Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top