Turner

New Member
Download Tiểu luận Phong cách lãnh đạo miễn phí



MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
MỤC LỤC 2
A. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ LÃNH ĐẠO 3
I. Các lý thuyết về động cơ và động viên tinh thần làm việc của nhân viên: 3
1.1. Lý thuyết cổ điển: 4
1.2. Lý thuyết tâm lý xã hội hay quan hệ con người: 4
II. Lý thuyết về hành vi lãnh đạo: 4
2.1. Các giả thuyết của thuyết X: 5
2.2. Các giả thuyết của thuyết Y: 5
III. Khái niệm về lãnh đạo: 5
3.1. Định nghĩa chức năng lãnh đạo: 5
3.2. Nhà lãnh đạo là ai? 6
3.3. Nhà quản trị và người lãnh đạo: 6
IV. Lý thuyết về lãnh đạo: 6
4.1. Tâm lý lãnh đạo: 6
4.2. Hành vi lãnh đạo: 7
4.2.1. Biểu tượng: 7
4.2.2. Phong cách lãnh đạo: 7
4.2.3. Lựa chọn phong cách lãnh đạo: 8
4.3. Phương pháp lãnh đạo: 10
4.3.1: Phương pháp hành chính: 10
4.3.2. Phương pháp kinh tế: 10
4.3.3. Phương pháp giáo dục: 10
4.3.4. Sự kết hơp của các phương pháp: 11
V. Xây dựng sự tin cậy: cốt lõi của lãnh đạo 11
5.1. Sự tin cậy là gì? 11
5.2. Sự tin cậy là yếu tố then chốt cho lãnh đạo: 11
VI. Xung đột: 11
6.1. Nguồn gốc của xung đột: 12
6.2. Các loại xung đột: 12
6.3. Giảm trừ xung đột: 13
B. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VỀ PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO ĐỘC ĐOÁN CỦA STEVE JOBS TẠI APPLE. 13
I. Nguyên nhân dẫn đến phong cách lãnh đạo độc đoán của Steve Jobs: 14
1.1. Cá tính: 14
1.2. Môi trường: 15
II. Thực trạng về phong cách lãnh đạo độc đoán của Steve Jobs tại Apple: 15
2.1. Những biểu hiện độc đoán của Steve Jobs: 15
2.2. Luật im lặng – hệ quả từ phong cách điều hành độc đoán của Steve Jobs: 17
III. Phân tích thực trạng phong cách lãnh đạo độc đoán của Steve Jobs: 18
3.1. Ưu điểm: 18
3.1.1. Ưu điểm trong phong cách lãnh đạo độc đoán của Steve Jobs: 18
3.1.2. Ưu điểm của luật im lặng: 18
3.2. Nhược điểm: 19
3.2.1. Nhược điểm trong phong cách lãnh đạo độc đoán của Steve Jobs: 19
3.2.2. Nhược điểm của luật im lặng: 19
KẾT LUẬN 21
TÀI LIỆU THAM KHẢO 22

A. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ LÃNH ĐẠO
I. Các lý thuyết về động cơ và động viên tinh thần làm việc của nhân viên:
Nhà quản trị có trách nhiệm đưa tổ chức mà họ phụ trách hoàn thành mục tiêu của tổ chức đó. Họ thực hiện nhiệm vụ đó thông qua nỗ lực làm việc của nhân viên mà họ phụ trách. Vì vậy mọi nhà quản trị đều phải biết cách động viên và lãnh đạo nhân viên. Có thể nói rằng, thành công của nhà quản trị tùy thuộc chủ yếu vào năng lực lãnh đạo nhân viên dưới quyền họ. Một cách vắn tắt, năng lực lãnh đạo tức là năng lực động viên, tác động, điều khiển, và thông đạt với nhân viên dưới quyền.
1.1. Lý thuyết cổ điển:
Về sự động viên được Taylor và các tác giả trong trường phái lý thuyết quản trị khoa học nêu lên vào đầu thế kỷ này. Taylor cho rằng một trong những công việc quan trọng mà các nhà quản trị phải làm là phải bảo đảm công nhân sẽ thực hiện những công việc thường xuyên lặp đi lặp lại một cách nhàm chán nhưng với hiệu quả cao nhất. Dùng các kích thích về kinh tế như tiền lương và tiền thưởng để động viên công nhân làm việc.
Quan điểm này được xây dựng trên nhận thức là bản chất chủ yếu của người lao động trong xí nghiệp là lười biếng, tránh nặng tìm nhẹ, không tự giác thực hiện đầy đủ các trách nhiệm của mình mà cấp trên đã giao phó.
1.2. Lý thuyết tâm lý xã hội hay quan hệ con người:
Tuy nhiên, quan điểm cổ điển về sự động viên đã được chứng minh là không phải lúc nào cũng chính xác. Lý thuyết về quan hệ con người đã cho thấy rằng những quan hệ xã hội trong lúc làm việc đã có tác dụng thúc đẩy hay kiềm hãm sự hăng hái làm việc của công nhân. Lý thuyết này cũng cho thấy con người cũng kém sự hăng hái khi phải thường xuyên thực hiện những công việc nhàm chán và đơn điệu. Từ nhận thức đó, các nhà lý thuyết tâm lý xã hội cho rằng các nhà quản trị có thể động viên con người bằng cách thừa nhận nhu cầu xã hội của họ, và tạo điều kiện cho người lao động cảm giác hãnh diện về sự hữu ích và quan trọng của họ trong công việc chung.
II. Lý thuyết về hành vi lãnh đạo:
Những giả thuyết và lòng tin đối với nhân viên, cách thức thúc đẩy họ thường tác động đến hành vi của nhà lãnh đạo. Dựa trên cơ sở những giả thuyết này để hình thành nên những phong cách lãnh đạo tương ứng đã được Douglas McGregor phát triển vào năm 1957, gọi là thuyết X và thuyết Y.
2.1. Các giả thuyết của thuyết X:
- Một người bình thường có mối ác cảm với công việc và sẽ lãng tránh nó nếu có thể được.
- Vì đặc điểm không thích làm việc nên mọi người đều phải bị ép buộc điều khiển, hướng dẫn và đe dọa bằng các hình phạt để buộc họ phải cố gắng đạt được các mục tiêu của tổ chức.
- Người bình thường bao giờ cũng thích bị lãnh đạo, muốn trốn tránh trách nhiệm, có ít hoài bão và chỉ muốn an thân.
Nếu không có hành động can thiệp của nhà quản trị, con người trở nên thụ động và thậm chí làm việc trái với những yêu cầu của tổ chức. Vì vậy nhà quản trị phải tạo ra áp lực, khen thưởng, sa thải và điều khiển hoạt động của họ.
2.2. Các giả thuyết của thuyết Y:
- Việc trả công cho những cố gắng về vật chất và tinh thần trong công việc cũng tự nhiên như hoạt động và nghỉ ngơi vậy.
- Điều khiển từ bên ngoài hay đe dọa bằng hình phạt không phải là cách duy nhất buộc con người phải cố gắng để đạt được các mục tiêu của tổ chức. Con người sẽ tự chủ và tự lãnh đạo bản thân để đạt được những mục tiêu của tổ chức mà họ được giao phó.
- Các phần thưởng liên quan tới những kết quả công việc của công nhân đóng vai trò quan trọng trong việc giao phó trách nhiệm thực hiện mục tiêu.
- Trong những điều kiện thích hợp, người bình thường không chỉ chịu trách nhiệm mà còn học cách chấp nhận trách nhiệm về mình.
- Không ít người có khả năng phát huy khá tốt trí tưởng tượng, tài năng và sức sáng tạo. Trong điều kiện công nghiệp hiện đại, chỉ có một phần trí thức của con người bình thường được sử dụng.
Nhiệm vụ thiết yếu của nhà quản trị là sắp xếp các cách và điều kiện để điều hành mọi người đạt mục tiêu một cách tốt nhất.
III. Khái niệm về lãnh đạo:
3.1. Định nghĩa chức năng lãnh đạo:
Lãnh đạo là một thuật ngữ chưa được hoàn chỉnh và vẫn đang tiếp tục được nghiên cứu. Nghiên cứu về lãnh đạo là nghiên cứu về sự tác động của con người vào con người. Hiện nay, có rất nhiều quan điểm khác nhau về lãnh đạo. Một trong những quan điểm phù hợp được sử dụng phổ biến nhất chính là: lãnh đạo là tiến trình điều khiển, tác động đến người khác để họ góp phần làm tốt các công việc, hướng đến việc hoàn thành các mục tiêu đã định của tổ chức. Hơn nữa, lãnh đạo còn là khả năng lôi cuốn người khác đi theo mình, đồng thời biết thông tin cho nhân viên cấp dưới để họ cần làm những gì và đạt được những gì.
3.2. Nhà lãnh đạo là ai?
Nhà lãnh đạo: là danh từ chỉ chủ thể thực hiện hành động lãnh đạo. Hiểu rộng hơn, nhà lãnh đạo là người có khả năng tạo ra tầm nhìn cho một tổ chức hay một nhóm và biết sử dụng quyền lực của mình để gây ảnh hưởng cho những người đi theo thực hiện tầm nhìn đó.
Một nhà lãnh đạo phải đảm bảo được 3 yếu tố: khả năng tạo tầm nhìn, khả năng truyền cảm hứng và khả năng gây ảnh hưởng.
3.3. Nhà quản trị và người lãnh đạo:
Sự khác nhau giữa nhà quản trị và người lãnh đạo:
Lãnh đạo Quản trị
- lãnh đạo tác động đến con người. - Quản trị tác động đến công việc.
- Làm những cái đúng. - Làm đúng.
- Đạt mục tiêu thông qua việc cổ vũ, động viên. - Đạt mục tiêu thông qua hệ thống chính sách, mệnh lệnh, yêu cầu công việc.
- Nhà lãnh đạo đề ra phương hướng, viễn cảnh, chủ trương sách lược. - Nhà quản trị xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện kế hoạch, kiểm tra, giám sát…
Bảng 1: Sự khác nhau giữa nhà lãnh đạo và người quản trị
IV. Lý thuyết về lãnh đạo:
4.1. Tâm lý lãnh đạo:
Một nhà lãnh đạo cần có những tính cách sau đây:
• Cá tính:
- Luôn điềm tĩnh làm chủ mọi tình huống: đòi hỏi người lãnh đạo không bi quan dao động trước những khó khăn thử thách, không bị cuốn hút bởi những tình huống mà phải điềm tĩnh, chủ động đối phó một cách tốt nhất.
- Trung thực với các cộng sự: là một đức tính hết sức cần thiết đối với một nhà lãnh đạo. Nó sẽ chiếm được sự kính trọng và quý mến của mọi người trong công ty. Là nguồn động lực thúc đẩy họ làm việc tốt hơn.
- Cởi mở song kiên quyết khi cần thiết: thể hiện bản lĩnh của nhà lãnh đạo. Là người luôn có cuộc sống cởi mở với mọi người nhưng là một người quyết đoán trong công việc. không “theo đuôi” người khác.
- Giản dị nhưng không xuề xòa: sự giản dị sẽ làm anh ta gần gũi với mọi người hơn, nhưng không xuề xòa, vì sẽ làm giảm đi sự kính trọng của mọi người.
- Nhiệt tình và gương mẫu: người lãnh đạo là tấm gương cho mọi người noi theo, nếu thiếu sự nhiệt tình, gương mẫu trong công việc sẽ rất khó khăn trong công tác lãnh đạo.
- Trung tâm đoàn kết của tổ chức: người này sẽ là người trung gian hòa giải các xung đột trong công ty.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:



Thêm bài nữa:
Mô hình các phong cách Lãnh đạo

Các lãnh đạo tài ba luôn nắm rõ về những điểm mạnh và điểm yếu của mình. Họ nỗ lực để tối đa hóa các điểm mạnh và bù lấp cho các điểm yếu. Mỗi lãnh đạo đều sở hữu một trong bốn phong cách lãnh đạo chủ yếu dưới đây. Không có phong cách nào tốt hơn hay kém hơn các cái còn lại. Hiểu rõ và điều chỉnh được phong cách chiếm ưu thế của mỗi người là một chìa khóa để lãnh đạo hiệu quả.
Tuy nhiên, quan trọng hơn là khả năng nhận biết và hài hòa với các phong cách lãnh đạo của người khác mà chúng ta làm việc cùng. Sơ đồ "các phong cách lãnh đạo/ Tương tác" là một công cụ giúp cho các lãnh đạo nhận biết các phong cách nổi trội của họ và phát triển khả năng đánh giá của phong cách ưu thế của người khác.

- Mỗi trong số bốn phong cách này là một tổ hợp của các hành động ứng xử cùng với sự tập trung của một người (với nhiệm vụ hay là với mọi người) và cách tiếp cận tới biện pháp chia sẻ thông tin (bằng việc hỏi hay nói). Hiểu rõ bốn phong cách trên, cá nhân có thể học được cách tương tác hiệu quả hơn với người khác. Chúng ta không còn coi cách hành động, ứng xử và suy nghĩ khác là đúng hay sai, nhưng đơn giản là có thể thấy rằng chúng khác biệt. Chúng ta có khả năng nhìn thấy điểm mạnh trong cách tiếp cận và biện pháp khác (có thể không giống với của chúng ta).
- Thêm nữa, sơ đồ này không nhấn mạnh vào việc làm thế nào để thay đổi hay điều chỉnh lại ứng xử của chúng ta. Thay vào đó, chúng khuyến khích mỗi người tận dụng được các điểm mạnh của phong cách của họ trong khi tối thiểu hóa được các các cạm bậy do các điểm yếu gây nên. Điều này nhằm giúp cho mọi người tạo được những gì tốt nhất mà họ có, chứ không phải là cố gắng "bịa ra" những gì mà họ thiếu.
- Mỗi trong số bốn phong cách đều hiệu quả trong sự bố trí phù hợp. Phong cách nào cũng rất tốt. Sơ đồ "Các phong cách lãnh đạo/ Tương tác" được thiết kế để giúp cho các lãnh đạo giỏi trở nên giỏi hơn. Vì chúng ta ngày càng đi sâu vào cấu trúc lãnh đạo tương thuộc, chẳng hạn như trong các nhóm, nên điều này trở nên quan trọng tới mức mà chúng ta cần tìm các biện
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:



Phân tích ảnh hưởng của phong cách lãnh đạo đến lòng trung thành của nhân viên tại công ty CP Tân Hưng

Phong cách lãnh đạo
bài tập tình huống về phong cách lãnh đạo dân chủ mọi chủ
Tiểu luận Phong cách lãnh đạo
dùng phong cách dựa theo Các tình huống cụ thể
câu hỏi quản trị học
Tiểu luận Phân tích phong cách lãnh đạo của giám đốc sản
Phân tích ảnh hưởng của phong cách lãnh đạo đến lòng trung thành
Các phong cách lãnh đạo - Charismatic Leader
Đi tìm phong cách lãnh đạo riêng cho doanh nghiệp Việt Nam
Tiểu luận Phong cách lãnh đạo trong tập đoàn Toyota
9 phong cách lãnh đạo
Các phong cách lãnh đạo
Doanh nhân học gì từ phong cách lãnh đạo của Obama?
NHỮNG NỘI DUNG CẦN TRÌNH BÀY TRONG MỖI PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO
Ảnh hưởng của phong cách lãnh đạo đến động lực làm việc của
Nghệ thuật lãnh đạo
Tiểu luận Phân biệt lãnh đạo phương Tây và lãnh đạo phương
Nữ làm lãnh đạo
Để lãnh đạo nhân viên hiệu quả
Thực trạng công tác quản trị và lãnh đạo tại tập đoàn kinh
Bài giảng môn Nghệ thuật lãnh đạo
Cách định nghĩa mới về quản lý và lãnh đạo
Phong cách quản lý Hiroshi Mannari
Nhà lãnh đạo của thế kỷ 21
Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào xây dựng phong cách làm
Louis van Gaal, lựa chọn đúng đắn để tiếp nối truyền thống
 
Last edited by a moderator:

Các chủ đề có liên quan khác

Top