qht_148

New Member
Download Tiểu luận Phân tích báo cáo tài chính của công ty cổ phần xuất nhập khẩu y tế DOMESCO miễn phí

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN NGÀNH DƯỢC VIỆT NAM
Tính đến hết năm 2008 số lượng doanh nghiệp nước ngoài đăng ký là 438 đơn vị, tăng 68 đơn vị doanh nghiệp so với năm 2007 (370 doanh nghiệp). Hiện các doanh nghiệp Ấn Độ, Hàn Quốc chiếm 34,5% tổng số doanh nghiệp đăng ký. Trị giá nhập khẩu thuốc năm 2008 đạt 923.288 triệu USD (tăng 13,8% so với 2007). Trong năm 2008 do sự biến động mạnh về tỷ giá ngoại tệ nên ảnh hưởng nhiều tới hoạt động nhập khẩu thuốc.Tổng số sổ đăng ký thuốc nước ngoài còn hiệu lực là 10.339 sổ đăng ký; các hoạt chất đã đăng ký gần 900 hoạt chất; các hợp chất có nhiều sổ đăng ký chủ yếu là kháng sinh , kháng viêm; 20 hoạt chất có nhiều sổ đăng ký chiếm 19% tổng số sổ đăng ký. Trong năm 2008, có 2.300 thuốc nước ngoài được cấp sổ đăng ký; các thuốc đăng ký nhiều là kháng sinh, kháng viêm; một số hoạt chất đăng ký nhiều trong năm là Glimepiride, Metformin, Rabeprazole.
Tính đến 31/12/2008, toàn quốc có 37 dự án đầu tư vào lĩnh vực dược. Trong năm 2008 có 1 dự án được cấp giấy phép đầu tư vào sản xuất thuốc. Số dự án đã triển khai hoạt động là 25 dự án. 32 dự án với tổng số vốn là 282.6 triêu USD, 192.9 triệu USD là 25 dự án đã hoạt động. 22 nhà máy dược phẩm FDI đầu tư vào 40 dây chuyền sản xuất thuốc (trên tổng số 230 dây chuyền của các nhà máy GMP). Trị giá thuốc sản xuất của các nhà máy dược phẩm FDI chiếm khoảng 22% tổng trị giá thuốc sản xuất của các nhà máy dược phẩm trong cả nước.
Nền công nghiệp dược VN được đánh giá đang ở cấp độ phát triển từ 2,5 đến 3 theo thang phân loại của WHO. Ngay khi gia nhập WTO, khi xuất khẩu đi nước ngoài thì phải đạt tiêu chuẩn thực hành sản xuất tốt GMP (Good manufacturing pratice) hay thực hành theo tiêu chuẩn GMP-WHO (Thực hành sản xuất tốt theo tiêu chuẩn của WHO) nhưng hiện nay số doanh nghiệp sản xuất của VN mới chỉ có 59 cơ sở sản xuất đạt được tiêu chuẩn GMP.
Tiếp đến là vấn đề kinh doanh dược phẩm lớn của VN đều thuộc các doanh nghiệp nhà nước mà đa phần họ không kinh doanh bằng thực lực của mình, mà chủ yếu là nhập khẩu ủy thác với phớ khụng cao, khoảng 1-5% tùy vào giá trị lượng hàng nhập, mà cụ thể là lượng hàng trị giá từ 5.000 USD trở xuống phí nhập từ 3-5%, trị giá đến 10.000 USD là 2% và trên 10.000 USD phí nhập là 1,5%.
Một vấn đề quan trọng khác là mạng phân phối của các công ty dược phẩm của VN phải nói là rất yếu, không tập trung vào việc mở rộng kênh phân phối, thu hút khách hàng mà chỉ tập trung vào kênh phân phối của khu vực bán buôn, vì qua đó họ sẽ tận dụng được mối quan hệ với những người có trách nhiệm tại bệnh viện như bác sĩ phòng khám, dược sĩ tại các khoa dược, cung tiờu chuyờn mua hàng cho các bệnh viện tại các tỉnh. Hiện nay, tại VN cú cỏc nhà phân phối chuyên nghiệp của nước ngoài đang hoạt động rất hiệu quả, mặc dù họ không được thuận lợi trong môi trường pháp lý, cũng như môi trường kinh doanh tại VN. Để kết luận cho kênh phân phối dược tại VN, tui xin dẫn lời Ông Nguyễn Xuân Lập, phó chủ tịch Hội dược học VN phát biểu sau khi tham gia hội nghị dược thế giới vào tháng 7.2006 vừa qua tại Singapore như sau: “Anh em bè bạn trên thế giới nhận xét phân phối dược tại VN quá tệ! Thuốc bán tại các trung tâm bán sỉ làm sao thực hiện được tiêu chuẩn về GPP (Good pharmacy pratice – Thực hành tốt nhà thuốc) và GDP (Good distribution pratice – Thực hành tốt phân phối thuốc)” (Báo Sài gòn tiếp thị số 27, năm 2006, trang 16)
Tiếp đến chúng ta sẽ phân phối về việc vi phạm sở hữu công nghiệp liên quan đến dược phẩm như khi một sản phẩm đang phát triển mạnh trên thị trường, chỉ khoảng vài tháng sau là đó cú hàng nhái xuất hiện. Cho nên thoạt nhìn vào số lượng về sản xuất thuốc trong nước, nhưng khi nhìn kỹ vào cơ cấu mới thấy được sự trùng lấp của các doanh nghiệp trong nước vì họ chỉ sản xuất những hoạt chất phổ thông, giá thành thấp, dễ điều chế và các loại thuốc họ sản xuất ra chủ yếu là thuốc bổ, giảm đau, nhiễm khuẩn, hạ nhiệt… điều này cho chúng ta thấy rằng hiện tại các doanh nghiệp dược trong nước đang hoạt động không có một chiến lược dài hạn để bảo vệ mình khi gia nhập WTO ngay tại sân nhà chứ chưa nói đến mục tiêu xuất khẩu, điều này cũng cần nhìn nhận đến một khía cạnh khác về mặt quản lý và giám sát của Cục quản lý dược nói riêng và Bộ y tế nói chung là không thực hiện triệt để cũng như quyết tâm đạt được mục tiêu mà Thủ tướng chính phủ đã giao cho ngành dược đến năm 2010.
Trong khi các doanh nghiệp trong nước chưa tập trung xây dựng chiến lược cho mình khi đã quen được bảo hộ, bao cấp của Nhà nước, ngược lại các doanh nghiệp nước ngoài đang chuẩn bị cho việc VN gia nhập WTO là rất tích cực bởi vì đến ngày 1 tháng 1 năm 2009, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, chi nhánh của doanh nghiệp nước ngoài được trực tiếp nhập khẩu dược phẩm theo cam kết của chính phủ VN khi vào WTO sẽ mở cửa thị trường dược phẩm cho các doanh nghiệp nước ngoài tham gia. Để thấy rõ hơn tình hình đầu tư của các doanh nghiệp nước ngoài vào VN chúng ta hóy cựng xem các số liệu bên dưới do Cục quản lý dược VN cung cấp:
° Có 304 doanh nghiệp nước ngoài đăng ký hoạt động thuộc 35 quốc gia và vùng lãnh thổ.
° Có 35 dự án được cấp giấy phép đầu tư, trong đó có 3 dự án đầu tư vào bảo quản thuốc.
° 25 dự án đã triển khai ở các giai đoạn khác nhau, trong đó:
- 18 dự án đạt GMP (Good manufacturing practice – Thực hành sản xuất tốt)
- 3 dự án có dịch vụ bảo quản thuốc đã đạt GSP (Good safety practice – Thực hành an toàn tốt)
- 4 dự án đang hoàn thiện nhà xưởng chuẩn bị kiểm tra GMP
Tóm lại, mặc dù ngành dược VN được đánh giá khá cao khi nhìn vào thang phân loại của WTO là ở cấp độ 2,5 đến 3 và đồng thời các doanh nghiệp VN có một số mặt mạnh của mình để có thể đi đến đạt mục tiêu chiến lược vào 2010 do Thủ tướng chính phủ giao nhiệm vụ là chúng ta đã đạt 71% số lượng thuốc cho nhu cầu điều trị (vượt 11% so với chỉ tiêu là 60%) nhưng giá trị lại thấp chỉ chiếm có 27% tổng giá trị trên thị trường.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

Các chủ đề có liên quan khác

Top