aam_kazegura151

New Member
Download Tiểu luận Bản kế hoạch Marketing cho Ngân hàng Công thương Thái Bình - Vietinbank

Download Tiểu luận Bản kế hoạch Marketing cho Ngân hàng Công thương Thái Bình - Vietinbank miễn phí





Chi nhánh Ngân hàng Công thương Thái Bình (Vietinbank) được thành lập ngày 01/01/1991 theo quyết định số 605/QĐ-NHNN ngày 22/12/1990 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trên cơ sở chuyển đổi thành ngân hàng 2 cấp theo pháp lệnh Ngân hàng, Hợp tác xã, tín dụng và công ty tài chính; sáp nhập Ngân hàng thị xã Thái Bình với phòng Ngoại hối của Ngân hàng Nhà nước tỉnh. Trụ sở chính đặt tại số 100, phố Trưng Trắc, thị xã Thái Bình (nay là số 190 - phố Hai Bà Trưng - thành phố Thái Bình).
Đứng trước cơ hội và thách thức của quá trình đổi mới và hội nhập kinh tế thế giới, Hội đồng quản trị, Ban điều hành Ngân hàng Công thương Việt Nam quyết định xây dựng tầm nhìn mới nhằm phát triển Ngân hàng Công thương Việt Nam thành tập đoàn tài chính đa sở hữu, kinh doanh đa lĩnh vực, phát triển bền vững, giữ vững vị trí hàng đầu tại Việt Nam và hội nhập tích cực với quốc tế, trở thành Ngân hàng thương mại lớn tại khu vực châu Á.
 



++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

c năng quan trọng, phản ánh rõ bản chất của ngân NHTM. Với mục tiêu là tìm kiếm lợi nhuận như là một yêu cầu chính cho sự tồn tại và phát triển của mình, các NHTM với nghiệp vụ kinh doanh mang tính đặc thù của mình đã vô hình chung thực hiện chức năng tạo tiền cho nền kinh tế. Chức năng tạo tiền được thực thi trên cơ sở hai chức năng khác của NHTM là chức năng tín dụng và chức năng thanh toán. Thông qua chức năng trung gian tín dụng, ngân hàng sử dụng số vốn huy động được để cho vay, số tiền cho vay ra lại được khách hàng sử dụng để mua hàng hóa, thanh toán dịch vụ trong khi số dư trên tài khoản tiền gửi thanh toán của khách hàng vẫn được coi là một bộ phận của tiền giao dịch, được họ sử dụng để mua hàng hóa, thanh toán dịch vụ… Với chức năng này, hệ thống NHTM đã làm tăng tổng phương tiện thanh toán trong nền kinh tế, đáp ứng nhu cầu thanh toán, chi trả của xã hội.
1.2. Thẻ ATM
ATM (Automatic Teller Machine ) là máy rút tiền tự động hay máy giao dịch tự động, một thiết bị ngân hàng giao dịch tự động với khách hàng, thực hiện việc nhận dạng khách hàng thông qua thẻ (thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng) hay các thiết bị tương thích, và giúp khách hàng kiểm tra tài khoản, rút tiền mặt, chuyển khoản, thanh toán tiền hàng hóa dịch vụ. Ngoài chức năng cơ bản cho phép khách hàng rút tiền mặt, in sao kê, chuyển khoản, nhiều ngân hàng đã bổ sung thêm dịch vụ bỏ tiền mặt, bỏ ngân phiếu vào tài khoản, thanh toán tiền điện, nước, điện thoại, mua thẻ cào điện thoại di động, bán vé hay các giao dịch điện tử trực tiếp khác cho các máy rút tiền tự động.
Máy rút tiền tự động, phối hợp với thẻ ATM (thẻ ghi nợ), khuyến khích người dân sử dụng dịch vụ ngân hàng cho chi tiêu hàng ngày. Một ví dụ là các ông chủ có thể trả lương nhân viên qua tài khoản ngân hàng, và người nhận lương có thể lấy tiền mặt từ tài khoản qua các máy thay vì phải giao dịch với nhân viên ngân hàng. Thêm vào đó, máy cũng hạn chế phần nào việc sử dụng tiền mặt trong thanh khoản.
Máy rút tiền sử dụng giấy cuộn để in hóa đơn và thông báo hoạt động tài khoản của người sử dụng. Giấy này có thể là giấy in thường hay giấy cảm nhiệt. Ngày nay, các giấy này thường có in sẵn biểu tượng của ngân hàng phát hành máy rút tiền.
1.3. Marketing ngân hàng
Có nhiều cách định nghĩa Marketing khác nhau. Marketing là quá trình tổ chức lực lượng bán hàng nhằm bán được những hàng hóa do công ty sản xuất ra. Marketing là quá trình quảng cáo và bán hàng. Marketing là quá trình tìm hiểu và thỏa mãn nhu cầu của thị trường. Hay Marketing là làm thị trường, nghiên cứu thị trường để thỏa mãn nó.
Chúng ta cũng có thể hiểu rằng Marketing là các cơ chế kinh tế và xã hội mà các tổ chức và cá nhân sử dụng nhằm thỏa mãn nhu cầu và mong muốn của mình thông qua quy trình trao đổi sản phẩm trên thị trường.
Theo Philip Kotler thì marketing được hiểu như sau: Marketing là một quá trình quản lý mang tính xã hội, nhờ đó mà các cá nhân và tập thể có được những gì họ cần và mong muốn thông qua việc tạo ra, chào bán và trao đổi những sản phẩm có giá trị với những người khác.
Nhu cầu
Nhu cầu là sự thiếu hụt về một số hài lòng cơ bản (là khoảng cách giữa cái khách hàng có và cái khách hàng muốn có). Nhu cầu xuất phát từ đặc điểm tâm sinh lý của con người.
Nhu cầu là mong muốn kèm theo điều kiện có khả năng thanh toán. Những nhu cầu này không phải do xã hội hay những người làm marketing tạo ra. Chúng tồn tại như một bộ phận cấu thành cơ thể con người và nhân thân con người.
Mong muốn
Mong muốn của con người là một nhu cầu cấp thiết có dạng đặc thù, tương ứng với trình độ văn hoá và nhân cách của mỗi người. Mong muốn là sự ao ước có được những thứ cụ thể để thoả mãn những nhu cầu sâu xa hơn đó.
Sản phẩm
Là bất cứ thứ gì có thể đưa ra thị trường gây sự chú ý, được tiếp nhận, được tiêu thụ hay đựơc sử dụng để thoả mãn một nhu cầu hay mong muốn của con người. Người ta thoả mãn những nhu cầu và mong muốn của mình bằng hàng hoá và dịch vụ. Thuật ngữ sản phẩm ở đây được hiểu là cả hang hoá lẫn dịch vụ. Người ta định nghĩa sản phẩm là bất cứ thứ gì có thể đem chào bán để thoả mãn một nhu cầu hay mong muốn. Ý nghĩa quan trọng của sản phẩm vật chất bắt nguồn không phải từ việc sở hữu chúng, mà chính là từ việc có được những dịch vụ mà chúng đem lại.
Lịch sử hình thành Marketing đã khẳng định: Marketing là sản phẩm của nền kinh tế thị trường. Marketing đã trở thành hoạt động không thể thiếu trong các doanh nghiệp nói chung và trong các NHTM nói riêng. Marketing ngân hàng thuộc nhóm Marketing kinh doanh, là lĩnh vực đặc biệt của ngành dịch vụ. Có thể hiểu: Marketing ngân hàng là một hệ thống tổ chức quản lý của một ngân hàng để đạt được mục tiêu đặt ra là thỏa mãn tốt nhất nhu cầu về vốn, về các dịch vụ khác của ngân hàng đối với nhóm khách hàng lựa chọn bằng các chính sách, các biện pháp hướng tới mục tiêu cuối cùng là tối đa hóa lợi nhuận.
Chương 2: Bản kế hoạch Marketing cho
Ngân hàng Công thương Thái Bình - Vietinbank
2.1. Tóm tắt nội dung
Chi nhánh Ngân hàng Công thương Thái Bình (Vietinbank) được thành lập ngày 01/01/1991 theo quyết định số 605/QĐ-NHNN ngày 22/12/1990 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trên cơ sở chuyển đổi thành ngân hàng 2 cấp theo pháp lệnh Ngân hàng, Hợp tác xã, tín dụng và công ty tài chính; sáp nhập Ngân hàng thị xã Thái Bình với phòng Ngoại hối của Ngân hàng Nhà nước tỉnh. Trụ sở chính đặt tại số 100, phố Trưng Trắc, thị xã Thái Bình (nay là số 190 - phố Hai Bà Trưng - thành phố Thái Bình).
Đứng trước cơ hội và thách thức của quá trình đổi mới và hội nhập kinh tế thế giới, Hội đồng quản trị, Ban điều hành Ngân hàng Công thương Việt Nam quyết định xây dựng tầm nhìn mới nhằm phát triển Ngân hàng Công thương Việt Nam thành tập đoàn tài chính đa sở hữu, kinh doanh đa lĩnh vực, phát triển bền vững, giữ vững vị trí hàng đầu tại Việt Nam và hội nhập tích cực với quốc tế, trở thành Ngân hàng thương mại lớn tại khu vực châu Á.
Hình thức thanh toán điện tử đang rất thông dụng, việc sử dụng tài khoản thẻ ATM phổ biến trong nhiều hoạt động giao dịch hàng ngày. Nắm bắt được vấn đề này, nhóm sinh viên chúng tui thực hiện bản kế hoạch Marketing cho dịch vụ thẻ ATM góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng Vietinbank Thái Bình.
2.2. Phân tích quy mô thị trường
2.2.1. Phân tích môi trường bên ngoài
Hệ thống Ngân hàng trên địa bàn Thái Bình bao gồm: Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, 5 chi nhánh Ngân hàng thương mại Việt Nam, Ngân hàng chính sách xã hội và 78 quỹ tín dụng cơ sở. Đầu tháng 1/2007 có thêm Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Á khai trương hoạt động. Trước áp lực cạnh tranh từ phía các ngân hàng nước ngoài có năng lực tài chính, công nghệ, trình độ quản lý và hệ thống sản phẩm đa dạng, có chất lượng cao hơn, khả năng thu hút khách hàng tốt hơn, thực hiện sự chỉ đạo của Thống đốc Ngân hàng triển khai đề án phát triển ngành Ngân hàng Việt Nam đến ...
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top