hakhoai

New Member
Download Đề tài Ảnh hưởng của rủi ro tín dụng và rủi ro lãi suất đến ngân hàng thương mại

Download Đề tài Ảnh hưởng của rủi ro tín dụng và rủi ro lãi suất đến ngân hàng thương mại miễn phí





Mục Lục
Lời nói đầu 2
Phần 1. Rủi Ro- Các Loại Rủi Ro 4
1. Nguyên nhân gây ra rủi ro: 4
2. Các loại rủi ro: 4
Phần 2. RỦI RO TÍN DỤNG 6
1.Bản chất 6
2.Nguyên nhân của rủi ro tín dụng 7
2.1.Nguyên nhân thuộc về người vay 7
2.2.Nguyên nhân thuộc về ngân hàng 7
3.Các chỉ tiêu phản ánh rủi ro tín dụng 8
3.1.Nợ quá hạn 8
3.2.Các chỉ tiêu khác: 9
4.Những thiệt hại từ rủi do tín dụng. 10
5. Thực trạng rủi ro tín dụng tại các ngân hàng Việt Nam : 11
6.Quản lí rủi ro tín dụng 21
6.1.Hạn chế các khoản tín dụng có vấn đề,nợ quá hạn,nợ khó đòi 22
6.2.Quản lí nợ quá hạn,nợ khó đòi,các khoản nợ có vấn đề. 23
Phần 3. Rủi ro lãi suất 24
1.Khái niệm 24
2. Ví dụ về rủi ro lãi xuất 24
2.1. Tình trạng tái tài trợ 24
2.2. Tình trạng tái đầu tư (kì hạn của tài sản nhỏ hơn nguồn tài trợ) 25
2.3. Kết luận 25
3.Nguyên nhân rủi ro lãi suất 26
4. Các nhân tố phản ánh rủi ro lãi suất 26
4.1. Khe hở lãi suất (interest rate gap): 26
4.2. Sự thay đổi của lãi suất thị trường: 26
4.3. Các diễn biến của rủi ro lãi suất: 27
5. Các biện pháp hạn chế rủi ro lãi suất. 28
5.1. Duy trì sự phù hợp về kì hạn của nguồn và tài sản: 28
5.2. Thực hiện trao đổi lãi suất: 29
5.3. Áp dụng lãi suất thả nổi 31
5.4. Sử dụng các hợp đồng kì hạn 32
Bảng: So sánh các biện pháp hạn chế rủi ro lãi suất: 32
6. Thực trạng rủi ro lãi suất ở Việt Nam những năm gần đây, nguyên nhân và giải pháp: 34
6.1. Thực trạng rủi ro lãi suất ở Việt Nam: 34
6.2. Nguyên nhân: 36
6.3. Các giải pháp tham khảo: 37
 
 



++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

ực hiện quyết định 493/2005/QĐ-NHNN của NHNN về phân loại nợ và trích lập dự phòng, Quyết định 457/2005/QĐ-NHNN của NHNN quy định về các tỷ lệ an toàn trong hoạt động ngân hàng…) song trên thực tế, hiện nay vẫn còn nhiều ngân hàng thương mại vẫn có tỷ lệ nợ quá hạn cao, rủi ro tiềm tàng trong hoạt động tín dụng còn rất lớn.
Điều đáng lo ngại, trong năm 2006, bên cạnh sự phát triển mạnh của hệ thống ngân hàng, lợi nhuận tăng cao, giá cổ phiếu tăng cao, quy mô ngân hàng mở rộng, các hoạt động kinh doanh của ngân hàng phát triển mạnh song nợ quá hạn vào cuối năm 2006 lại có chiều hướng tăng lên so với cuối năm 2005. Cụ thể là:
Tỷ trọng nợ xấu/tổng dư nợ cho vay của khối ngân hàng là 3.85%, cao hơn so với năm 2005 (3.18%); đáng lưu ý hơn là tỷ trọng nợ xấu của ngân hàng thương mại nhà nước là 4.84% tăng khá nhiều so với năm 2005 (3.79%). Tỷ trọng nợ xấu của khối ngân hàng liên doanh, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có sự gia tăng nhẹ nhưng vẫn dưới 1%. Riêng khối ngân hàng cổ phần có tỷ trọng nợ xấu là 1.96% giảm so với năm 2005 (2.15%). Mặc dù tỷ trọng nợ xấu của toàn hệ thống ngân hàng dưới 5% tổng dư nợ cho vay nhưng vẫn ở mức cao so với các nước trong khu vực (trên dưới 2%).
Năm 2006, Thị trường bất động sản đóng băng, nhiều doanh nghiệp làm ăn thua lỗ nên nợ xấu của ngân hàng có nguy cơ tăng cao, hệ thống ngân hàng thương mại trên địa bàn TP Hồ Chí Minh đã đầu tư vào thị trường bất động sản số vốn gần 26.000 tỉ đồng (tương đương 15%/tổng dư nợ cho vay), trong khi đó BĐS đóng băng nên sẽ khó khăn cho ngân hàng trong việc thu hồi khoản vốn này. Và tình hình nợ xấu tại các ngân hàng thương mại năm 2006 tăng lên một cách đáng kể.
Sau đây là một báo cáo về tình hình hoạt động của khối ngân hàng thương mại :
TT
Chỉ tiêu
Q2/2005
Q1/2006
Q2/2006
Tăng/
giảm so với Q1/2006
Tăng/
giảm so với QII/2005
1
Tổng tài sản có
723.187.217
872.062.870
938.010.842
7,56%
29,71%
2
Tài sản có sinh lời
625.324.117
803.096.004
864.473.549
7,64%
38,24%
3
Tổng dư nợ
494.671.524
540.886.878
573.449.764
6,02%
15,93%
4
Nợ xấu
10.133.536 Số liệu lấy theo chỉ tiêu Nợ quá hạn
18.134.371
17.251.823
-4,87%
Không áp dụng so sánh
5
Vốn huy động từ cá nhân, tổ chức kinh tế
477.501.820
593.575.355
641.678.955
8,10%
34,38%
6
Tỉ lệ Vốn huy động từ cá nhân, tổ chức kinh tế/Tổng nguồn vốn
66,03%
66,00%
68,41%
2,41%
2,38%
7
Vốn huy động từ thị trường liên ngân hàng
95.291.348
112.697.323
123.883.374
9,93%
30,00%
8
Tỉ lệ Vốn huy động từ thị trường liên ngân hàng/Tổng nguồn vốn
13,00%
13,00%
13,21%
0,21%
0,21%
9
Kết quả kinh doanh
6.765.105
6.298.418
9.424.799
Không áp dụng so sánh
39,31%
10
Số lượng các NHTM tham gia bảo hiểm tiền gửi
66
67
71
5.97%
7.58%
11
Số lượng NH lỗ lũy kế
3
3
 3
 0

Chất lượng tín dụng là yếu tố các ngân hàng thương mại cần quan tâm. Nợ xấu chiếm 3,4% trong tổng dư nợ. Tổng giá trị các khoản nợ xấu có giảm so với quý I nhưng vẫn ở mức cao (hơn 17 nghìn tỷ).
Nợ xấu của các ngân hàng thương mại chiếm 3,4% tổng dư nợ. Nợ xấu tập trung vào các NHTM Nhà nước. Có ý kiến cho rằng tỷ lệ nợ xấu của hệ thống ngân hàng thương mại còn cao hơn rất nhiều do phương pháp phân loại và việc thực hiện phân loại, đánh giá nợ tại mỗi ngân hàng. Tổng giá trị các khoản nợ xấu tính đến quý 2 năm 2006 mặc dù có giảm so với quý 1/2006 nhưng vẫn ở mức cao (khoảng hơn 17 nghìn tỷ). Theo thông báo của Ngân hàng nhà nước, cuối năm 2005, tỷ lệ nợ xấu tổng hợp toàn bộ hệ thống ngân hàng thương mại là 4.4%. Đây là kết quả đánh giá là có bước tiến gần với các chuẩn mực quốc tế trong phân loại nợ và trích dự phòng rủi ro. Cuối năm 2006, đầu năm 2007, tỷ lệ nợ xấu là 3.2% (tỷ lệ này là trên 7% đối với ngân hàng thương mại nhà nước). Tuy vậy, theo dự tính của IMF thì tỷ lệ nợ xấu của cả nội bảng và ngoại bảng cao hơn rất nhiều. Báo cáo của ngân hàng thế giới cuối năm 2006 cho biết “các khoản nợ xấu của ngân hàng thương mại nhà nước chủ yếu được xử lý bằng cách xóa nợ và tái cấp vốn cho các ngân hàng này mà không phụ thuộc vào việc các ngân hàng này có cải cách mạnh mẽ hay không?”. Do vậy, tình trạng nợ xấu và hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam là vấn đề mà các ngân hàng cần đặc biệt quan tâm và cần có biện pháp xử lý kịp thời.
Thực hiện quy định mới về phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro phù hợp dần theo thông lệ quốc tế thì một số ngân hàng thương mại lại phát sinh các khoản nợ quá hạn mới do phải chuyển nợ quá hạn theo cơ chế. Đặc biệt là các khoản nợ cho vay các DN xây dựng cơ bản, thi công các dự án giao thông, s vay các nhà máy chế biến mía đường,... Bên cạnh đó việc xử lý nợ xấu cũ và nợ quá hạn mới, nâng cao chất lượng tín dụng của các ngân hàng thương mại đang gặp một số vấn đề nan giải, chủ yếu là do khách quan. Các DN, tập trung là DN nhà nước có nợ vay thanh toán công nợ đều chờ Nhà nước có hướng xử lý xoá nợ, nên cố ý chây ỳ, không có thiện chí trả nợ. Nhiều DN đang thực hiện chuyển đổi, nên phải chờ kết quả chuyển đổi để tiếp tục đòi nợ. Trong khi đó một số DN nhà nước tiếp nhận DN khác sáp nhập vào mình, đến nay chưa đồng ý tiếp tục trả nợ cho DN sáp nhập.
Các ngân hàng thương mại thu hồi nợ đọng thông qua con đường khởi kiện vẫn còn mất thời gian chờ đợi vào xét xử, sau đó lại bị kéo dài thời gian thi hành án, nên kết quả thu hồi nợ rất thấp. Đối với các hộ gia đình, hộ kinh doanh do làm ăn thua lỗ, mất mùa liên tiếp do thiên tai, dịch bệnh, giá cả thị trường, bị lừa đảo,... nên nhiều năm không có nguồn thu trả nợ ngân hàng.
Đối với tài sản đảm bảo tiền vay là đất đai, nhà ở tại các vùng nông thôn, ven đô thị rất khó phát mãi do khách hàng vay vốn thiếu thiện chí hợp tác với ngân hàng thương mại, với cơ quan pháp luật để xử lý tài sản...
Mặt khác, tình hình nợ xấu hệ thống ngân hàng (đặc biệt là các ngân hàng thương mại nhà nước) gia tăng do chịu nhiều yếu tố rủi ro từ những nguyên nhân chủ quan và khách quan như trong số các doanh nghiệp nhà nước có vay vốn từ ngân hàng thì nhiều doanh nghiệp làm ăn không hiệu quả, thua lỗ, không trả nợ đúng hạn cho ngân hàng; Thị trường bất động sản có ấm lên nhưng vẫn chưa đủ thoát khỏi tình trạng đóng băng trong khi dư nợ cho vay đầu tư bất động sản của các ngân hàng thương mại còn khá nhiều; Một số khoản cho vay theo chỉ định của Chính Phủ nằm trong chương trình mục tiêu phát triển kinh tế của Chính phủ không bảo đảm hiệu quả; Năng lực thẩm định cho vay của các cán bộ tín dụng và công tác quản trị, kiểm soát, điều hành một số ngân hàng thương mại còn bất cập.
Hiện nay các ngân hàng thương mại vẫn tiếp tục nỗ lực chủ quan để xử lý nợ xấu. Theo các chuyên gia, cần quan tâm hơn nữa trong việc giải quyết những khoản nợ của các DNNN hoạt động kinh doanh thua lỗ, đẩy nhanh tiến độ sắp xếp lại các DNNN, có biện pháp kiên quyết hơn đối với các nhà máy mía đường không có khả năng trả nợ vốn vay ngân hàng. Đối với ...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Ảnh hưởng từ sự linh hoạt của nhà cung cấp dịch vụ tới lòng trung thành của khách hàng tổ chức Luận văn Kinh tế 0
D Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định của người mua nhà ở của người mua nhà khu vực đô thị Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Ảnh hưởng của nợ công tới tăng trưởng kinh tế nghiên cứu thực nghiệm tại đông nam á Luận văn Kinh tế 0
D PHÂN TÍCH một số yếu tố ẢNH HƯỞNG đến LƯỢNG KHÍ THẢI CO2 của một số QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI năm 2014 Khoa học Tự nhiên 0
D Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất làm việc từ xa của nhân viên văn phòng tại Tp. HCM Văn hóa, Xã hội 0
D Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định mua căn hộ chung cư để ở của khách hàng cá nhân Luận văn Kinh tế 0
D Ảnh hưởng của hình ảnh nhà hàng, giá trị cảm nhận đến sự hài lòng và ý định hành vi của khách hàng Luận văn Kinh tế 0
M ad tải giúp em bài : ảnh hưởng của hình ảnh nhà hàng, giá trị cảm nhận đến sự hài lòng và ý định hành vi của khách hàng với ạ Khởi đầu 1
D Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng nhận biết thương hiệu của khách hàng đối với Công ty TNHH On Home Asia Luận văn Kinh tế 0
D Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua smart-phone của khách hàng tại Bình Dương Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top