it_pro_hi

New Member
Download Tiểu luận Kiểm soát lạm phát ở Việt Nam, khủng hoảng Tài Chính Thế Giới hiện nay (diễn biến từ 2007 đến nay) – Các bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam miễn phí




MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
CHƯƠNG 1: DIỄN BIẾN KHỦNG HOẢNG KINH TẾ THẾ GIỚI
GIAI ĐOẠN TỪ 2007 ĐẾN NAY
PHẦN I CƠ SỞ LÝ LUẬN 3
I KHÁI NIỆM 3
1 Chứng khoán hóa 3
2 Nợ dưới chuẩn 3
II NGUYÊN NHÂN 3
1 Nguyên nhân chính trị 3
2 Nguyên nhân kinh tế 3
PHẦN II DIỄN BIẾN CUỘC KHỦNG HOẢNG KINH TẾ THẾ GIỚI 4
I NỀN KINH TẾ MỸ 4
II TÁC ĐỘNG ĐẾN NỀN KINH TẾ CÁC NƯỚC 5
1 Khu vực Châu Âu 5
2 Khu vực Châu Á 6
III CÁC GIẢI PHÁP ĐỐI PHÓ VỚI KHỦNG HOẢNG 7
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ KIỂM SOÁT LẠM PHÁT CỦA VIỆT NAM
TỪ NĂM 2007 ĐẾN NAY
PHẦN I CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ LẠM PHÁT 11
I KHÁI NIỆM 11
II PHÂN LOẠI 11
III NGUYÊN NHÂN 11
IV CÁC BIỆN PHÁP KIỂM SOÁT LẠM PHÁT 11
PHẦN II THỰC TRẠNG VỀ LẠM PHÁT CỦA VIỆT NAM QUA CÁC GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 2007 ĐẾN NAY
I GIAI ĐOẠN 2007-2008 12
1 Tác động của cuộc khủng khoảng tài chính toàn cầu năm 2007 - 2008 đến nền kinh tế Việt Nam 12
2 Diễn biến 13
3 Nguyên nhân 14
4 Giải pháp của chính phủ 14
4.1 Chính sách tài khóa 14
4.2 Chính sách tiền tệ 15
5 Hiệu quả chính sách của chính phủ 17
II LẠM PHÁT NĂM 2009 18
1 Diễn biến 18
2 Nguyên nhân 18
3 Kiểm soát lạm phát của chính phủ 20
CHƯƠNG 3: NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM TỪ CUỘC KHỦNG HOẢNG THẾ GIỚI NĂM 2008 VÀ CÁC KIẾN NGHỊ NHẰM GIÚP CHÍNH PHỦ KIỂM SOÁT LẠM PHÁT NĂM 2010
PHẦN I NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM TỪ CUỘC KHỦNG KHOẢN THẾ GIỚI NĂM 2008 24
PHẦN II CÁC KIẾN NGHỊ NHẰM GIÚP CHÍNH PHỦ KIỂM SOÁT LẠM PHÁT NĂM 2010 25
KẾT LUẬN 28
TÀI LIỆU THAM KHẢO 29
PHỤ LỤC


CHƯƠNG 1: KHỦNG HOẢNG KINH TẾ THẾ GIỚI GIAI ĐOẠN
TỪ NĂM 2007 ĐẾN NAY

PHẦN I: CƠ SỞ LÝ LUẬN
I. KHÁI NIỆM
1. Chứng khoán hoá là việc tạo ra các chứng khoán dựa trên các luồng tiền cố định hay mang tính chất tuần hoàn của một tập hợp tách biệt các khoản phải thu hay các tài sản tài chính. Các chứng khoán này tuỳ theo cấu trúc thời hạn của chúng sẽ chuyển đổi thành tiền trong một khoảng thời gian xác định kèm theo những quyền lợi khác và quyền đối với những tài sản sử dụng nhằm đảm bảo việc trả nợ hay phân phối định kỳ các khoản thu cho người sở hữu chứng khoán.
2. Nợ dưới chuẩn ở đây được hiểu là những khoản cho vay với những đối tượng có mức tín nhiệm thấp. Họ thường là những người nghèo, không có công ăn việc làm ổn định, vị thế xã hội thấp hay có một lịch sử thanh toán tín dụng không tốt. Đây là những đối tượng đầy rủi ro, tiềm ẩn khả năng không có khả năng thanh toán nợ. Họ không thể tiếp cận được với những khoản vay truyền thống cho những đối tượng trên chuẩn và chỉ có thế tiến đến những khoản vay dưới chuẩn. Do những đặc tính như vậy nên rủi ro của nợ dưới chuẩn rất cao song bù lại thì lãi suất của các khoản vay nợ dưới chuẩn cũng cực kỳ hấp dẫn.
II. NGUYÊN NHÂN
1. Nguyên nhân chính trị
Mỹ là một nước dân chủ, đa đảng thì không một nhà lãnh đạo nào dám có những biện pháp kiềm chế thị trường và ngăn dân chúng hưởng phúc lợi khi giá nhà và chứng khoán tăng vọt, nhất là khi tăng trưởng kéo dài liên tục trong 7 năm. Nếu không họ sẽ bị đánh rơi ngay trong lần bầu cử kế tiếp. Và Mỹ, trong 7 năm vừa qua đã tốn kém quá nhiều trong chiến tranh Iraq, nợ nần chồng chất. Vì vậy, ngay khi quả bóng đang phồng đẩy kinh tế đi lên thì cả hành pháp lẫn lập pháp đều không dám đưa ra những biện pháp kiềm chế thị trường tăng quá nóng. Họ đả kích lẫn nhau để giành được phiếu bầu cho đảng của mình cho thấy vai trò hạn chế của chính phủ trong điều tiết thị trường.

2. Nguyên nhân kinh tế
Do việc trao đổi thương mại và nhu cầu dầu tăng mạnh khiến cho các nước chủ yếu là Trung Quốc và Trung Đông đã dự trữ một lượng ngoại tệ khổng lồ, trong đó đồng đôla chiếm một tỷ trọng lớn. Tiền được đổ vào nước Mỹ một cách ồ ạt và nó được gửi vào các Ngân hàng Âu – Mỹ vốn được thế giới tin tưởng là những định chế tài chính vững chãi.
Trong khi hầu hết các quốc gia trên thế giới thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thông qua đầu tư và đẩy mạnh xuất khẩu thì nước Mỹ đã chọn cho mình một con đường riêng để duy trì đà tăng trưởng kinh tế đó là khuyến khích và đẩy mạnh tiêu dùng nội địa.
Trong 10 năm trở lại đây thị trường nhà đất Mỹ phát triển mạnh. Đầu tư vào lĩnh vực nhà đất mang lại tỷ suất lợi nhuận cao hơn cả vì đất nhiều và mặt bằng giá thấp so với các Thủ đô, Thành phố lớn khác như Tokyo, Thượng Hải, Bắc Kinh, Hà Nội… Cùng với sự biến động lãi suất trên thị truờng nhà đất đã thúc đẩy các Ngân hàng và tổ chức cho vay ào ạt tạo ra những hợp đồng cho vay không đạt tiêu chuẩn và khuyến khích cả những người không đủ khả năng tài chính cũng đi vay tiền để mua nhà.
Đồng thời, các định chế tài chính tìm kiếm những phuơng thức mới để duy trì vốn khả dụng và giảm thiểu những rủi ro liên quan đến những khoản vay thế chấp bất động sản. Các Ngân hàng đã mạnh tay cho vay trong mảng tín dụng nhà đất dưới chuẩn là một cách giải quyết bài toán thừa vốn có hiệu quả nhất.
Kể từ thập niên 1980, thị trường tài chính Mỹ và thế giới đã nhanh chóng phát triển các công cụ chứng khoán phái sinh và mở rộng hoạt động chứng khoán hóa các khoản nợ và đầu tư. Chứng khoán phái sinh và chứng khoán hóa, mặc dù giúp tăng nguồn tài chính và phân tán rủi ro, đã dẫn đến việc giá cả của trái phiếu và cổ phiếu ngày càng xa rời giá trị đích thực của tài sản bảo đảm.
Quá trình chứng khoán hóa diễn ra như sau:
GĐ1: Đầu tiên, các ngân hàng đầu tư như Bear Stearns, Lehmam Brother,…tạm ứng nguồn vốn cho các công ty tài chính chuyên về cho vay thế chấp nhà dưới chuẩn. Thông qua mạng lưới cho vay của các công ty tài chính, các đại lý này tiếp nhận hồ sơ vay và chuyển hồ sơ về cho công ty tài chính phê duyệt. Sau đó các công ty tài chính sẽ thực hiện thủ tục giải ngân.
GĐ2: Trên cơ sở các khoản vay giải ngân này, họ tập hợp lại thành một danh mục tín dụng gồm nhiều khoản vay rồi bán lại cho ngân hàng đầu tư mà thực chất là thanh toán số tiền đầu tư mà ngân hàng đầu tư đã cung ứng trước cho các công ty này.
- Lãi suất: Giữ ổn định các mức lãi suất chính thức do NHNN công bố, nhằm phát tín hiệu ổn định lãi suất thị trường
- Tỷ giá: Cần áp dụng chế độ tỷ giá thả nổi có kiểm soát, thực hiện theo chế độ một giá hối đoái thực hiện nghiêm ngặt điều kiện quản lý ngoại hối
2.Tổ chức tài chính và doanh nghiệp:
- Khuyến khích các tầng lớp dân cư gởi tiết kiệm ngân hàng, mua bảo hiểm … bằng việc phát triển các loại hình sản phẩm, phát triển chất lượng dịch vụ
- Hoàn thiện các thủ tục pháp lý để doanh nghiệp vay thực hiện đầu tư đặc biệt trong những khoản hàng thời vụ

- Nghiệp vụ thị trường mở: tiếp tục triển khai phát triển thị trường vốn ngắn hạn,
điều tiết kịp thời sự thiếu hụt vốn mang tính thời điểm của một số doanh nghiệp, đảm bảo duy trì ổn định tiền tệ, ổn định lãi suất thị trường.
3.Doanh nghiệp và người tiêu dùng: thực hiện đa dạng hoá và phát triển chất lượng sản phẩm để thu hút người mua hàng trong nước đặc biệt trong những lúc tình hình nhu cầu tăng mạnh

KẾT LUẬN
---0O0---
Qua nghiên cứu về về cuộc khủng hoàng tài chính hiện nay, diễn biến lạm phát ở Việt Nam, cùng với sự phân tích nguyên nhân, hiệu quả của các biện pháp kiểm soát và rút ra bài kinh nghiệm trong mỗi giai đoạn, có thể kết luận rằng lạm phát là tình trạng khá phổ biến ở các nước, đặc biệt là ở các nước có nền kinh tế chuyển đổi như nước ta. Có thể thấy rằng, lạm phát có tác động cả tích cực và cả tiêu cực đối với tăng trưởng kinh tế thông qua nhiều kênh khác nhau. Một tỷ lệ lạm phát thấp, ổn định sẽ tạo ra một động lực đáng kể để giúp đạt được mức tăng trưởng ổn định. Nếu mức lạm phát quá cao và tăng liên tục, bất thường sẽ gây bất ổn cho nền kinh tế. Vấn đề quan trọng là phải kiểm soát được lạm phát (kiểm soát chứ không phải là chống hay kiềm chế), kiểm soát cho được và duy trì lạm phát ở mức thấp và ổn định
Kiểm soát lạm phát là một nhiệm vụ phức tạp, đòi hỏi sự trả giá và đánh đổi. Để kiểm soát lạm phát đạt kết quả, sự trả giá và đánh đổi là thấp nhất, nhất thiết phải có sự phối hợp đồng bộ của các cơ quan quản lý nhà nước, sự chấp hành và tổ chức, triển khai thực hiện nghiêm túc của các cấp chính quyền. Hơn nữa, thị trường thế giới đang biến động, phải theo dõi sát tình hình, cập nhật đầy đủ thông tin để có các giải pháp phản ứng kịp thời, chính xác, nhằm một mặt hạn chế các tác động xấu do những khách quan mới nảy sinh. Mặt khác, tận dụng được thời cơ mới xuất hiện để phát huy tiềm năng tăng trưởng của đất nước, thúc đẩy kinh tế phát triển cao hơn khi điều kiện thuận lợi

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:

Các chủ đề có liên quan khác

Top