stoplove_over

New Member
Download Chuyên đề Thực trạng triển khai nghiệp vụ bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển tại công ty bảo hiểm Toàn Cầu

Download Chuyên đề Thực trạng triển khai nghiệp vụ bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển tại công ty bảo hiểm Toàn Cầu miễn phí





MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO HIỂM HÀNG HÓA XUẤTNHẬP KHẨU VẬN CHUYỂN BẰNG ĐƯỜNG BIỂN 3
1.1.SỰ CẦN THIẾT CỦA BẢO HIỂM HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU VẬN CHUYỆN BẰNG ĐƯỜNG BIỂN 3
1.1.1Vai trò xuất nhập khẩu hàng hóa 3
1.1.2Vai trò và đặc điểm vận tải bằng đường biển 3
1.1.2.1Vai trò 3
1.1.2.2Đặc điểm 4
1.1.3 Sự cần thiết của bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển 5
1.2. BẢO HIỂM HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU VẬN CHUYỂN BẰNG ĐƯỜNG BIỂN 7
1.2.1 Rủi ro và tổn thất được bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển 7
1.2.1.1 Các rủi ro 7
1.2.1.2 Các tổn thất 8
1.2.2 Các điều kiện bảo hiểm 12
1.2.2.2 Theo Bộ Tài Chính ban hành ngày 9/8/1990 14
1.2.3 Nội dung bảo hiểm 15
1.2.3.1 Đối tượng bảo hiểm 15
1.2.3.2. Hợp đồng bảo hiểm 16
1.2.3.3 Giá trị bảo hiểm, số tiền bảo hiểm, phí bảo hiểm. 18
1.2.4. Giám định và bồi thường tổn thất trong bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển 20
1.2.4.1 Giám định tổn thất 20
1.2.4.2. Bồi thường tổn thất 21
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU VẬN CHUYỂN BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TẠI CÔNG TY BẢO HIỂM TOÀN CẦU 25
2.1GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY BẢO HIỂM TOÀN CẦU 25
2.1.1Giới thiệu chung 25
2.1.2Kết quả hoạt động kinh doanh của GIC 29
2.2Tình hình triển khai nghiệp vụ bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển tại GIC. 30
2.2.1 Công tác khai thác bảo hiểm 30
2.2.2Công tác giám định và bồi thường tổn thất tại GIC 36
2.2.2.1Nhận yêu cầu giám định 36
2.2.2.2Tiến hành thực hiệm giám định 37
2.2.2.3Lập biên bản giám định 39
2.2.2.4Kết quả công tác giám định tổn thất BHHHXNK vận chuyển bằng đường biển tại GIC năm 2007 - 2008 40
2.2.3Công tác giải quyết khiếu nại bồi thường tổn thất đối với bảo hiểm hh xnk vận chuyển bằng đường biển tại GIC 41
2.2.3.1Giải quyết khiếu nại bồi thường 41
2.2.3.2Tiếp nhận hồ sơ khiếu nại bồi thường 43
2.2.3.3Xét số tiền bồi thường 44
2.2.3.4Thanh toán bồi thường tổn thất. 44
2.2.3.5Công việc sau bồi thường 44
2.2.3.6Kết quả và hiệu quả giải quyết bồi thường tổn thất BHHHXNK vận chuyển bằng đường biển tại GIC năm 2007- 2008 45
2.2.4Đánh giá kết quả và hiệu quả kinh doanh nghiệp vụ bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển tại GIC năm 2007- 2008 45
CHƯƠNG III: NHỮNG KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU VẬN CHUYỂN BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TẠI CÔNG TY BẢO HIỂM TOÀN CẦU 49
3.1NHỮNG THUẬN LỢI VÀ NHỮNG MẶT CÒN HẠN CHẾ 49
3.1.1Những thuận lợi 49
3.1.2Những mặt còn hạn chế 50
3.2. GIẢI PHÁP 52
3.2.2 Với công tác kinh doanh: 54
3.2.3Với công tác giám định 55
3.2.4Với công tác bồi thường 55
3.2.5Công tác nhân sự 56
3.3KIẾN NGHỊ 57
3.3.1Đối với nhà nước và các cơ quan chức năng 57
3.3.2Đối với hiệp hội bảo hiểm Việt Nam 59
KẾT LUẬN 60
TÀI LIỆU THAM KHẢO 61
 
 



++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

giá cả hàng hóa biến động lớn, kể từ lúc bảo hiểm cho đến khi hàng cập bến.
Tuy nhiên trong thực tế, các Công ty Bảo hiểm ở Việt Nam hầu như không tính toán đến yếu tố biến động giá cả trên thị trường, tức là coi giá cả không biến động từ lúc bảo hiểm cho tới khi tính toán tổn thất, mà thường tính toán theo các trường hợp sau:
Bồi thường tổn thất do đổ vỡ, hư hỏng, thiếu hụt, giảm phẩm chất… có biên bản chứng minh thuộc phạm vi bảo hiểm. Số tiền bảo hiểm được xác định P= A × m (với m: tỷ lệ tổn thất tức là mức độ giảm giá trị thương mại ghi trên biên bản giám định)
Nếu biên bản không ghi mức độ giảm giá trị thương mại mà chỉ ghi số lượng, trọng lượng hàng hóa thiếu hụt thì tiền bồi thường được tính như sau:
P = × A
Trong đó: T2 là trọng lượng hàng hóa bị thiếu hụt
T1 là trọng lượng hay số hàng hóa theo hợp đồng
A là số tiền bảo hiểm
- Bồi thường mất nguyên kiện xảy ra trong các trường hợp như tàu giao hàng thiếu, tàu không giao hàng, tàu mất tích, các kiện hàng bị tổn thất toàn bộ khi xếp dỡ hàng hóa… Trường hợp này nếu hàng có đơn giá thì số tiền bồi thường bằng số kiện hàng bị mất nhân với đơn giá. Nếu các kiện hàng tổn thất không có đơn giá thì bồi thường như trường hợp tổn thất về trọng lượng, số lượng.
Trong các trường hợp nhập bằng nhập khẩu theo điều kiện FOB hay CFR, nếu hợp đồng không ghi rõ STBH thì phải coi STBH bằng GTBH tức A = V = giá CIF = thì mới thu đủ số tiền bồi thường, còn nếu nhập khẩu theo điều kiện CIF hay CIP thì GTBH phải bằng CIF hay CIP công thêm 10%
Bồi thường các phí: Các chi phí được người bảo hiểm bồi thường bao gồm :
+ Chi phí tố tụng, đề phòng tổn thất và các chi phí được chi ra nhằm ngăn ngừa hạn chế hay để bảo vệ quyền lợi của hàng hóa được bảo hiểm hay những chi phí có liên quan đến việc đòi người thứ ba bồi thường.
+ Chi phí giám định tổn thất thuộc trách nhiệm bảo hiểm.
Bồi thường tổn thất chung :
Hy sinh tổn thất chung: Nếu toàn bộ hay một phần hàng hóa phải hy sinh để cứu tàu và được công nhận là tổn thất chung thì người bảo hiểm phải bồi thường giá trị đã hy sinh.
Đóng góp tổn thất chung: trên cơ sở bảng phân bố tổn thất chung do chuyên viên tính toán lập nên, người bảo hiểm sẽ bồi thường phần đóng góp của chủ hàng vào tổn thất chung dù hàng hóa có hy sinh hay không, dù bảo hiểm theo điều kiện gì.
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU VẬN CHUYỂN BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TẠI CÔNG TY BẢO HIỂM TOÀN CẦU
GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY BẢO HIỂM TOÀN CẦU
Giới thiệu chung
Công ty Cổ Phần Bảo Hiểm Toàn Cầu thành lập ngày 19/6/2006 theo giấy phép thành lập 37/GP/KDBH và giầy phép điều chỉnh số 37/GPĐC1/KDBH do Bộ Tài Chính cấp.
Tên tiếng Anh của công ty: Global Insurance Company (GIC)
Vốn điều lệ ban đầu: 80 tỷ VNĐ, thực góp năm 2007: 300 tỷ VNĐ. Dự tính đến trước 2010: 1000 tỷ VNĐ, đến năm 2015: 1500 tỷ VNĐ
Công ty Cổ Phần Bảo Hiểm Toàn Cầu được thành lập với sự góp vốn của các cổ đông:
Tập đoàn điện lực Việt Nam ( EVN) nắm giữ 30% vốn điều lệ
Công ty bay dịch vụ Miền Nam (SFC)
Tổng công ty CP Tái bảo hiểm Quốc gia Việt Nam (VINARE)
Ngân Hàng Thương mại Cổ Phần Đông Á (DONGA BANK)
Công ty Cổ phần đầu tư phát triển đô thị và khu công nghiệp Sông Đà (SUDICO)
Biểu đồ 1: Thành phần và các cổ đông
Lĩnh vực hoạt động chính: Hoạt động kinh doanh bảo hiểm và tái bảo hiểm phi nhân thọ; Đầu tư tài chính; Các dịch vụ tài chính khác.
Hoạt động kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ: cung cấp hơn 20 nhóm sản phẩm bảo hiểm thương mại cho kỹ thuật, tài sản, trách nhiệm con người, xe cơ giới, hàng không, hàng hải, hàng hóa vận chuyển.
Hoạt động kinh doanh tái bảo hiểm phi nhân thọ: đây là một công cụ quản lý rủi ro đảm bảo khả năng tài chính cho các hợp đồng có giá trị bảo hiểm lớn và tăng doanh thu từ phí nhận tái bảo hiểm và hoa hồng từ nhượng tái bảo hiểm. GIC đã xây dựng được mối quan hệ hợp tác với hầu hết công ty tái bảo hiểm có uy tín trên toàn thế giới, như Swiss Re, Murich re, Lububan Re,và Vinare….
Đầu tư tài chính là một kênh chính tạo ra lợi nhuận cho công ty, điều hòa nguồn vốn sử dụng và sử dụng tối đâ hợp lý nguồn vốn nhàn rỗi, nhằm nâng cao năng lực tài chính, hỗ trợ khả năng khai thác. Như đầu tư bất động sản, đầu tư chứng khoán…
Khách hàng tiêu biểu của công ty là: Tập đoàn điện lực Việt Nam (BH tài sản của các tập đoàn, các công trình xây dựng, lắp đặt thủy điện, nhiệt điện); Hệ thống kho bạc tên toàn quốc; Công ty bay dịch vụ miền Bắc; Công ty bay dịch vụ miền Nam; Cụm cảng hàng không miền Nam; Công ty vận tải dầu khí Palcon… và các khách hàng lớn khác.
Cơ cấu tổ chức
Sơ đồ1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức tại Công ty Bảo Hiểm Toàn Cầu
CN Hà Tây
HCTH
P.KD
TSKT
TBH
HGĐ
Phi hàng hải
Hàng hải
Trụ sở chính
CN Đà Nẵng
CN Bình Dương
CN Đồng Nai
CN Bà Rịa Vũng Tàu
CN Đắk Lắk
CN Cần Thơ
CN Nghệ An
CN Hải Phòng
CN Quảng Ninh
CN Sơn La
Hội Sở phía Bắc
HCTH
P.KD
TSKT
HGĐ
Hàng hải
Phi hàng hải
CÔNG TY CỔ BẢO HIỂM TOÀN CẦU
Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban:
- Bộ phận hàng hải: có chức năng và nhiệm vụ như sau:
Trực tiếp kinh doanh các nghiệp vụ bảo hiểm hàng hải. Về bảo hiểm tàu: bảo hiểm thân tàu; bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ tàu. Về bảo hiểm hàng hóa: hàng bảo hiểm hàng hóa vận chuyển nội địa; bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu.
Hỗ trợ các phòng khác kinh doanh các loại hình bảo hiểm khác có liên quan đến nghiệp vụ hàng hải.
Tham mưu cho ban giám đốc các vấn đề có liên quan đến nghiệp vụ hàng hải..
Bộ phận phi hàng hải
Trực tiếp kinh doanh các nghiệp vụ bảo hiểm phi hàng hải: bảo hiểm xe cơ giới; bảo hiểm toàn diện học sinh, bảo hiểm du lịch…
Hỗ trợ các phòng khác kinh doanh các loại hình bảo hiểm khác có liên quan đến nghiệp vụ phi hàng hải.
Tham mưu cho Ban Giám Đốc các vấn đề liên quan đến nghiệp vụ bảo hiểm phi hàng hải.
Là đầu mối liên lạc với các Phòng ban chức năng thuộc công ty và các cơ quan liên quan khác để giải quyết các vấn đề liên quan đến nghiệp vụ bảo hiểm phi hàng hải.
Phát triển và quản lý hệ thống đại lý hoạt động thuộc bộ phận phi hàng hải quản lý.
Bộ phận TS-KT:
Trực tiếp khai thác nghiệp vụ kinh doanh bảo hiểm tài sản và kỹ thuật như: bảo hiểm tài sản, bảo hiểm cháy nổ; bảo hiểm xây dựng lắp đặt…
Hỗ trợ các loại hình bảo hiểm có liên quan đến nghiệp vụ bảo hiểm Tài sản và Kỹ thuật, đối với các phòng ban của công ty, các chi nhánh theo phân cấp và phân công.
Tham mưu cho ban lãnh đạo công ty để tổ chức thực hiện, triển khai các kế hoạch của Công ty đối với nghiệp vụ Tài sản và Kỹ thuật.
- Bộ phận tổ chức hành chính tổng hợp:
Tổ chức thực hiện việc quản lý hành chính tổng hợp của công ty. Hướng dẫn và hỗ trợ các chi nhánh về công tác tổ chức nhân sự theo chỉ đạo của Công ty.
Tham mưu cho ban giám đốc các vấn đề liên quan đến công tác tổ chức hành chính tổng hợp của công ty.
...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Thực trạng công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại FSI Luận văn Kinh tế 0
D Chính sách của việt nam với mỹ và quan hệ việt mỹ những năm đầu thế kỷ XXI, thực trạng và triển vọng Văn hóa, Xã hội 0
D Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch tại thác bản giốc Văn hóa, Xã hội 0
D Thực trạng phát triển hoạt động logistics của nhật bản và bài học kinh nghiệm cho việt nam Luận văn Kinh tế 0
N Thực trạng phát triển thương hiệu dịch vụ ngân hàng thương mại của ngân hàng Tiên phong (TPbank) Quản trị thương hiệu 0
reul Đề tài Thực trạng và giải pháp phát triển doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam hiện nay Sinh viên chia sẻ 0
D Phát triển kinh tế biển tỉnh Bạc Liêu - Tiềm năng, thực trạng và giải pháp Khoa học Tự nhiên 0
D Quan hệ ẤN ĐỘ - VIỆT NAM từ năm 1991 đến 2015 thực trạng và triển vọng Văn hóa, Xã hội 0
D đánh giá thực trạng công tác dồn điền đổi thửa tác động đến phát triển nông nghiệp, nông thôn huyện Nông Lâm Thủy sản 0
L Thực trạng công tác thẩm định các dự án đầu tư ngành thủy điện tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam - V Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top