Download Giáo án sử 12 - Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh chống đế quốc Mĩ và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam (1954 – 1965)

Download Giáo án sử 12 - Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh chống đế quốc Mĩ và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam (1954 – 1965) miễn phí





2. Phong trào “Đồng khởi” (1959 – 1960)
 
* Nguyên nhân và điều kiện bùng nổ phong trào:
 
- Mĩ – Diệm tăng cường chính sách khủng bố, đàn áp nhân dân, ban hành luật 10/59 đặt cộng sản ra ngoài vòng pháp luật, lê máy chém khắp miền Nam giết hại đồng bào  cách mạng miền Nam gặp muôn vàn khó khăn.
 
- Tháng 1/1959, Đảng họp Hội nghị lần thứ 15 cho phép nhân dân dùng bạo lực cách mạng để đánh đổ chính quyền Mĩ – Diệm.
 



++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

Sau năm 1954, do âm mưu và hành động của Mĩ – Diệm nên nước ta bị chia cắt làm hai miền với hai chế độ chính trị-xã hội khác nhau. Miền Bắc thực hiện cải cách ruộng đất, khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh, cải tạo quan hệ sản xuất và bước đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội. Miền Nam tiếp tục chiến đấu chống lại cuộc chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới của đế quốc Mĩ qua các giai đoạn và chiến lược khác nhau. Trong bài học 21 chúng ta sẽ tìm hiểu để biết được những nhiệm vụ và thành tựu mà cách mạng hai miền Nam – Bắc đạt được trong những năm 1954 – 1965.
4. Tổ chức cho HS nghiên cứu kiến thức mới
Một số gợi ý:
- Bài học này có thể được dạy trong ba tiết, kiến thức cơ bản tập trung nhiều ở các mục III, IV và VI. Ở mục II, GV nên gộp 3 ý lại, tổ chức lớp học theo nhóm, hướng dẫn HS tìm hiểu SGK rồi báo cáo. GV cần giúp HS hiểu rõ một số thuật ngữ, khái niệm cơ bản liên quan đến các sự kiện quan trọng và được nhắc đi nhắc lại nhiều lần, như: thuộc địa kiểu mới, Cải cách ruộng đất, “Tố công, diệt cộng”, “Đồng khởi”, “Chiến tranh đặc biệt”, Ấp chiến lược, Ấp tân sinh, Trực thăng vận.
- Nội dung xuyên suốt của bài học này là đề cập đến giai đoạn lịch sử Việt Nam từ sau Hiệp định Giơnevơ 1954 về Đông Dương đến năm 1965 - khi đế quốc Mĩ gây nên sự kiện “Vịnh Bắc Bộ” để lấy cớ mở rộng chiến tranh phá hoại ra miền Bắc bằng không quân và hải quân và chuyển sang chiến lược “Chiến tranh cục bộ”. Vì vậy, GV cần định hướng cho HS phương pháp học tập đối chiếu, so sánh những nhiệm vụ và thành tựu của cách mạng hai miền Nam – Bắc ở từng giai đoạn ngắn:
+ Ở miền Bắc, từ tháng 7/1954 đến năm 1957 tiến hành cải cách ruộng đất, khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh, sau đó bắt tay vào cải tạo quan hệ sản xuất và bước đầu phát triển kinh - tế văn hóa (1958 – 1960); trong khi đó miền Nam đấu tranh gìn giữ hòa bình, tiến tới “Đồng khởi” (1954 – 1960).
+ Tiếp đó, miền Bắc đề ra và thực hiện kế hoạch Nhà nước 5 năm, xây dựng bước đầu cơ sở vật chất-kĩ thuật cho chủ nghĩa xã hội (1961 – 1965); trong khi đó miền Nam chiến đấu tranh chống chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ.
Cách mạng mỗi miền tuy có nhiệm vụ chiến lược khác nhau, song đều có chung một nhiệm vụ thiêng liêng là kháng chiến chống Mĩ cứu nước để tiến tới thống nhất Tổ quốc, đưa miền Bắc và miền Nam sum họp một nhà.
- Dạy học về cách mạng miền Nam giai đoạn từ năm 1954 - 1965, GV cần giúp HS khái quát được đặc điểm nổi bật của cuộc đấu tranh chống Mĩ: Các “cố vấn” Mĩ luôn tìm cách đưa ra nhiều âm mưu, thủ đoạn, chiến lược chiến tranh nhằm đàn áp cách mạng, bắt nhân dân ta phải khuất phục, song chẳng bao lâu sau thì bị sụp đổ. Sự sụp đổ của nó đều gắn liền với các thắng lợi lớn của nhân dân miền Nam. Ví như, giai đoạn 1954 – 1960, Mĩ – Diệm đưa ra chiến lược”Chiến tranh đơn phương”, thắng lợi của ta trong phong trào “Đồng khởi” đã làm thất bại chiến lược này. Mĩ lại đưa ra và thực hiện chiến lược “Chiến tranh đặc biệt (1961 – 1965) thì ta lại làm phá sản hoàn toàn sau các chiến thắng Ấp Bắc (Mĩ Tho), Bình Giã (Bà Rịa), An Lão (Bình Định), Ba Gia (Quảng Ngãi), Đồng Xoài (Bình Phước). Mĩ tiếp tục đưa ra chiến lược “Chiến tranh cục bộ” (1965 – 1968) và ta đã làm phá sản sau các chiến thắng ở Núi Thành (Quảng Nam), Vạn Tường (Quảng Ngãi), hai mùa khô 1965 – 1966 và 1966 – 1967, đặc biệt là cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968,…
Giai đoạn này có rất nhiều tư liệu lịch sử quý, GV cần khai thác triệt để các tư liệu nghe – nhìn như bản đồ, ảnh chụp, phim tư liệu và thiết kế bài giảng trên phần mềm PowerPoint để dạy học (xem nguồn ở trên).
Chuẩn kiến thức
(Kiến thức cần đạt)
Hoạt động dạy – học của thầy, trò
I. Tình hình và nhiệm vụ cách mạng nước ta sau Hiệp định Giơnevơ 1954 về Đông Dương.
* Miền Bắc:
- Phía ta nghiêm túc thi hành các điều khoản của Hiệp định Giơnevơ: ngừng bắn, tập kết chuyển quân, tích cực chuẩn bị cho Tổng tuyển cử tự do để thống nhất Tổ quốc. Ngày 10/10/1954, quân ta tiến vào tiếp quản Thủ đô.
- Phía Pháp, ngày 16/5/1955, toán lính Pháp cuối cùng rút khỏi Hải Phòng " miền Bắc được hoàn toàn giải phóng.
* Miền Nam:
- Pháp vừa rút quân, Mĩ liền dựng lên chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm, thực hiện âm mưu chia cắt lâu dài Việt Nam thành hai miền, biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của Mĩ ở Đông Nam Á " Nhân dân vẫn bị chìm đắm dưới ách thống trị của bọn đế quốc, tay sai.
* Nhiệm vụ cách mạng hai miền :
- Miền Bắc phải nhanh chóng hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục kinh tế, tiến lên CNXH để trở thành hậu phương vững chắc cho cách mạng miền Nam.
- Miền Nam tiếp tục cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc, thực hiện thống nhất nước nhà.
Hoạt động 1: GV nêu câu hỏi để HS tìm hiểu.
1. Tình hình nước ta sau Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương có những thuận lợi, khó khăn gì?
HS: Tìm hiểu SGK, trao đổi theo gợi ý của GV
GV: GV đưa ra một số gợi ý để HS tìm hiểu (chúng ta thực hiện theo những điều khoản của Hiệp định Giơnevơ như thế nào, phía Pháp và âm mưu của Mĩ phá hoại hiệp định ra sao?,…)
Hết thời gian, GV yêu cầu HS trình bày, cả lớp lắng nghe và bổ sung ý kiến. Sau đó, GV nhận xét, phân tích và chốt ý: Ở đây, GV cần làm rõ:
+ Về phía Việt Nam, chúng ta nghiêm túc thi hành theo nội dung của Hiệp định Giơnevơ về ngừng bắn, tập kết chuyển quân, chuyển giao khu vực, chuẩn bị tiến tới Tổng tuyển cử tự do trong cả nước để thống nhất Tổ quốc.
Ở miền Bắc, ngày 10/10/1954, bộ đội và cán bộ ta vào tiếp quản Thủ đô Hà Nội (GV hướng dẫn HS quan sát đoạn phim tư liệu Nhân dân Hà Nội vui mừng đón bộ đội vào tiếp quản Thủ đô để thấy được không khi tràn ngập niềm vui giải phóng ở Thủ đô Hà Nội)
+ Về phía Pháp, do sức ép của phía ta nên quân Pháp đã thực hiện việc tập kết chuyển quân, chuyển giao khu vực trong thời hạn 300 ngày kể từ khi kí Hiệp định. Ngày 16/5/1954, toán lính Pháp cuối cùng đã rút khỏi Hải Phòng. Miền Bắc được hoàn toàn giải phóng (GV cho HS quan sát và khai thác bức ảnh lịch sử này).
+ Ở miền Nam, nhân dân ta vẫn bị chìm đắm dưới ách thống trị của bọn thực dân, đế quốc. Giữa tháng 5/1954, Pháp rút hết quân khỏi miền Nam, nhưng nhiều điều khoản của Hiệp định Giơnevơ chúng không chịu thi hành, trong đó có điều khoản phối hợp với ta cùng tổ chức hiệp thương Tổng tuyển cử tự do, thống nhất hai miền Nam – Bắc Việt Nam.
+ Về phía Mĩ, do đã có âm mưu từ trước (không chịu kí vào văn bản Hiệp định Giơnevơ), Mĩ đã từng bước thay chân Pháp, hòng chia cắt lâu dài nước ta, biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của Mĩ ở Đông Nam Á (thông qua việc đưa Ngô Đình Diệm sang Mĩ đào tạo, rồi ép Pháp trao quyền cai trị miền Nam cho Diệm). Sau đó, Mĩ chỉ đạo Ngô Đình Diệm phá hoại Hiệp định Giơnevơ, thực hiện “trưng cầu d...
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top