ken_88

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
Lời mở đầu
Thuốc lá không phải là mặt hàng thiết yếu nhưng hút thuốc lá là một thói quen tiêu dùng lâu đời. Do đóng góp ngân sách cao, ngành sản xuất thuốc lá được xếp là một trong những ngành sản xuất quan trọng ở nhiều nước. Hiện nay, thuốc lá là mặt hàng tiêu dùng có nhu cầu rất lớn đối với nhiều tầng lớp dân cư, theo điều tra của 1 tổ chức xã hội, 72,8% đàn ông trưởng thành ở Việt Nam hút thuốc lá. Tuy nhiên, do hút thuốc lá có hại cho sức khỏe, vì vậy chủ trương của Nhà nước là giảm nhu cầu sử dụng thuốc lá. Mặt khác, sau khi gia nhập vào sân chơi kinh tế quốc tế, WTO, ngành thuốc lá Việt Nam đang đứng trước những vận hội và thử thách mới.
Là một trong những đơn vị sản xuất thuốc lá điếu lớn nhất của Tổng Công ty Thuốc lá Việt Nam, trong những năm qua Công ty Thuốc lá Thăng Long đã cố gắng nỗ lực, đạt và vượt mức các chỉ tiêu kế hoạch đề ra, đóng góp cho Nhà nước ngân sách lớn. Công ty cũng đã chuẩn bị kĩ lưỡng các chiến lược, kế hoạch nhằm tạo ra lợi thế cạnh tranh trong bối cảnh nền kinh tế hội nhập. Với chủ trương “Chứng nhận Hệ thống quản lí chất lượng là tấm giấy thông hành để sản phẩm của Công ty có thể bước ra thị trường thế giới”, một trong những chiến lược của Thuốc lá Thăng Long là áp dụng hệ thống quản lí chất lượng ISO 9001:2000 vào hệ thống quản lí. Từ năm 2001 tới nay, Hệ thống đã vận hành tốt nhưng luôn luôn cần được cải tiến để nâng cao hiệu quả áp dụng.
Trong thời gian thực tập tại Công ty, Em đã có được nhiều nhận thức mới về Hệ thống quản lí chất lượng ISO 9001:2000 trên thực tế. Dưới sự hướng dẫn của thầy giáo PGS.TS Nguyễn Ngọc Huyền cũng như sự giúp đỡ nhiệt tình của các Anh (Chị) trong phòng Quản lí chất lượng - Công ty Thuốc lá Thăng Long, Em đã lựa chọn đề tài “Hệ thống Quản lí chất lượng ISO 9001:2000 tại Công ty Thuốc lá Thăng Long - Thực trạng và giải pháp” để viết chuyên đề tốt nghiệp cho mình.
Chuyên đề này sẽ đi sâu tìm hiểu nghiên cứu và phân tích thực trạng quá trình thực hiện Hệ thống quản lí chất lượng ISO 9001:2000 tại Công ty Thuốc lá Thăng Long. Từ đó, đề xuất một số giải pháp đối với Công ty cũng như kiến nghị với Nhà nước nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng vào thực tế. Chuyên đề sử dụng kết hợp các phương pháp so sánh, thống kê, phân tích tổng hợp trên cơ sở các số liệu về tình hình thực hiện ISO 9001:2000 tại Công ty giai đoạn 2005-2008.
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, chuyên đề còn có 3 phần chính sau:
Chương I: Đặc điểm kinh tế - kĩ thuật ảnh hưởng đến QLCL tại Công ty Thuốc lá Thăng Long
Chương II: Thực trạng hệ thống QLCL ISO 9001:2000 tại Công ty Thuốc lá Thăng Long
Chương III: một số giải pháp hoàn thiện HTQLCL theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 tại Công ty Thuốc lá Thăng Long.
Sau cùng, em xin chân thành Thank sự giúp đỡ nhiệt tình và chu đáo của thầy giáo PGS.TS Nguyễn Ngọc Huyền đã giúp em hoàn thành bài viết này.


















Chương I: Đặc điểm kinh tế - kĩ thuật ảnh hưởng đến quản lý chất lượng tại Công ty Thuốc lá Thăng Long
1.1. Giới thiệu Công ty
- Tên đầy đủ: Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Thuốc lá Thăng Long.
- Tên viết tắt: Công ty Thuốc lá Thăng Long
- Tên giao dịch quốc tế: Thăng Long Tobaco company limited.
- Hình thức pháp lí: Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên
- Ngành nghề kinh doanh chính: Sản xuất và kinh doanh thuốc lá điếu; chế tạo, gia công, sửa chữa thiết bị chuyên ngành Thuốc lá và các ngành nghề khác theo qui định của pháp luật.
- Địa chỉ trụ sở chính: 235 đường Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội.
- Điện thoại: 858 4342 – 858 4441
- Fax : 8584344
- E-mail: [email protected]
- Sản phẩm chính: các loại thuốc lá điếu, thuốc lá sợi, cigar, phụ tùng cho thiết bị máy móc chuyên ngành thuốc lá.
* Thuốc lá đầu lọc: 100%
* Sợi thuốc lá để cuốn điếu và sợi cho người hút tẩu (Pipe).
- Năng lực sản xuất hiện tại: 700 triệu bao/ năm.
1.2. Quá trình hình thành và phát triển
1.2.1. Lịch sử hình thành
Trước năm 1954, miền Bắc nước ta không có ngành công nghiệp sản xuất thuốc lá. Việc trồng và sản xuất thuốc lá lúc này chủ yếu được hình thành một cách tự phát, quy mô nhỏ bé nên không đáp ứng được nhu cầu xã hội đang ngày càng tăng. Năm 1955, theo Quyết định số 2990/QĐ của Phủ Thủ tướng, đồng chí Trịnh Văn Ty cùng một số đồng chí khác đã được vụ quản lí các xí nghiệp giao nhiệm vụ khảo sát tình hình thực tế, nghiên cứu để xây dựng một nhà máy thuốc lá quốc doanh. Từ đây, việc sản xuất thuốc lá với quy mô công nghiệp dưới sự quản lí của Nhà nước - dù bước đầu còn nhỏ bé, đã được hình thành. Sau hơn 1 năm vừa khảo sát tình hình vừa chuẩn bị, qua 3 lần chuyển địa điểm sản xuất thử; những con người giàu trí sang tạo phấn đấu không mệt mỏi vượt qua nhiều thách thức đã đặt nền móng cho sự ra đời của nhà máy thuốc lá Thăng Long - đứa con đầu long của ngành Thuốc lá Việt Nam: Ngày 6/1/1957 được coi là ngày thành lập Công ty Thuốc lá Thăng Long. Và cũng từ đó, ngày 6/1 hàng năm đã trở thành Ngày Truyền thống của Công ty Thuốc lá Thăng Long.
1.2.2. Quá trình phát triển
Sự ra mắt ấn tượng
Những bàn tay khối óc của Thuốc lá Thăng Long đã rất tự hào khi hoàn thành kế hoạch đầu tiên mà Bộ Công nghiệp giao trước 1 tuần: Trong khoảng thời gian chưa đầy 1 tháng (từ 6/1 – 30/2/1957), Công ty đã giao 100.000 bao thuốc lá Thăng Long cho Công ty Phát hành cấp 1 của Nhà nước. Cuối năm 1958, Công ty đã có 905 công nhân. Các tổ chức như tổ chức Đảng, Công đoàn, Đoàn Thanh niên đã được thành lập. Năm 1958, lần đầu tiên, Thuốc lá Thăng Long xuất hiện trên thị trường quốc tế, có thể coi đây là một sự ra mắt ấn tượng.
Xây dựng nhà máy chính qui, hiện đại, phát triển sản xuất, xây dựng chủ nghĩa xã hội (1958-1964)
Ngày 22/12/1958 lễ khởi công xây dựng Nhà máy Thuốc lá Thăng Long đã được tiến hành. Tháng 9/1959, Nhà máy đã hoàn thành giai đoạn kiến thiết cơ bản. Và đến tháng 1/1960, Thuốc lá Thăng long đã chính thức hoạt động tại cơ sở mới ở khu công nghiệp Thượng Đình. Thuốc lá Thăng Long đã có biến đổi về chất: Từ một xí nghiệp nửa cơ khí trở thành một nhà máy bán tự động và cơ cấu sản xuất đã được tổ chức hoàn chỉnh hơn. Công ty Thuốc lá Thăng Long hàng năm đều hoàn thành vượt mức kế hoạch nộp ngân sách từ 30-35%. Năm 1964, giá trị tổng sản lượng đạt gần 40 triệu đồng; sản xuất được 136.362.000 bao thuốc lá. Tính đến năm 1959, số công nhân đã là 1006 người. Có thể nói trong một thời gian ngắn, Thuốc lá Thăng Long đã tiến một bước dài trên con đường phát triển.
MỤC LỤC
Lời mở đầu 1
Chương I: Đặc điểm kinh tế - kĩ thuật ảnh hưởng đến quản lý chất lượng tại Công ty Thuốc lá Thăng Long 3
1.1. Giới thiệu Công ty 3
1.2. Quá trình hình thành và phát triển 3
1.2.1. Lịch sử hình thành 3
1.2.2. Quá trình phát triển 4
1.3. Cơ cấu tổ chức của công ty 6
1.3.1 .Cơ cấu sản xuất 6
1.3.2. Bộ máy quản lí 7
1.3.2.1. Trách nhiệm, quyền hạn của ban Giám đốc Công ty 7
1.3.2.2. Chức năng, nhiệm vụ , quyền hạn của các phòng ban 9
- Bộ máy quản trị các phân xưởng 11
1.4. Các thành tựu mà công ty thuốc lá Thăng Long đã đạt được từ năm 2005 đến nay 12
1.4.1. Kết quả sản xuất kinh doanh 12
1.4.1.1. Tình hình tiêu thụ sản phẩm 12
1.4.1.2. Kết quả sản xuất kinh doanh 14
1.4.1.3. Thu nhập bình quân người lao động 15
1.4.2. Các thành tựu ở lĩnh vực khác 16
1.5. Đặc điểm kinh tế - kĩ thuật chủ yếu ảnh hưởng đến hệ thống Quản lí chất lượng ISO 9001:2000 16
1.5.1. Đặc điểm thị trường tiêu thụ 16
1.5.2. Đặc điểm sản phẩm 17
1.5.3. Công nghệ sản xuất 18
1.5.4. Đặc điểm nguyên vật liệu 21
1.5.5. Trình độ nguồn nhân lực 22
Chương II. Thực trạng hệ thống quản lí chất lượng ISO 9001:2000 tại Công ty Thuốc lá Thăng Long 25
2.1. Đánh giá khái quát kết quả đạt được về việc thực hiện ISO 9001:2000 25
2.1.1. Chất lượng sản phẩm 25
2.1.2. HTQLCL tại Công ty được đảm bảo 27
2.2. Thực trạng áp dụng hệ thống QLCL ISO 9001:2000 28
2.2.1. Trách nhiệm của lãnh đạo 28
2.2.1.1. Cam kết của lãnh đạo 28
2.2.1.2. Hướng vào khách hàng 29
2.2.2. Mục tiêu chất lượng 29
2.2.3. Chính sách chất lượng 30
2.2.4. Hoạch định 30
2.2.5. Tổ chức thực hiện 30
2.2.5.1.Cơ cấu tổ chức hệ thống QLCL 30
2.2.5.2. Hệ thống tài liệu 32
2.2.5.3. Hệ thống trang thiết bị, cơ sở hạ tầng cho QLCL 33
2.2.5.4. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá trên từng công đoạn 35
2.3. Ưu điểm, nhược điểm của việc áp dụng hệ thống QLCL ISO 9001:2000 tại Công ty và nguyên nhân 49
2.3.1. Thành tựu của việc áp dụng HTQLCL theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 49
2.3.2. Hạn chế của việc áp dụng HTQLCL theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 50
2.3.2.1 Hạn chế 50
2.3.2.2. Nguyên nhân 51
Chương III:.Một số giải pháp nhằm tăng cường hệ thống quản lí chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 tại công ty 54
3.1. Định hướng phát triển của Công ty 54
3.2. Các giải pháp tăng cường HTQLCL theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 54
3.3.1. Cam kết của lãnh đạo Công ty với việc duy trì cải tiến và ngày càng hoàn thiện việc triển khai hệ thống quản lí chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 54
3.2.2. Đào tạo và nâng cao ý thức thực hiện qui trình chất lượng của đội ngũ công nhân viên Công ty 56
3.2.3. Đầu tư chiều sâu, mua sắm máy móc, thiết bị, xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng cho hệ thống QLCL 60
3.2.4. Thiết lập hệ thống tính chi phí chất lượng tại Công ty 62
3.2.5. Xây dựng các nhóm chất lượng 5S 64
3.2.6. Đẩy mạnh việc áp dụng các công cụ thống kê vào quản lí chất lượng 67
3.3. Kiến nghị với Nhà nước 71
Lời kết luận 72
Danh mục tài liệu tham khảo 73

DANH MỤC HÌNH VẼ

Hình 1. Sơ đồ tổ chức của công ty 8
Hình 2. Sơ đồ tóm tắt quá trình công nghệ sản xuất 20
Hình 3: Sơ đồ thực hiện xem xét đánh giá chất lượng nội bộ: 40
Hình 5: Quá trình phát sinh chi phí chất lượng 62
Hình 6: Sơ đồ hướng dẫn phân tích dữ liệu thống kê 68
Hình 7: Mô hình biểu đồ nhân quả chất lượng điếu 70
Hình 8: Áp dụng các công cụ thống kê trong từng giai đoạn cụ thể 71
Lời kết luận
Khi nền kinh tế càng ngày càng phát triển ở trình độ cao hơn thì cạnh tranh bằng chất lượng sản phẩm hay dịch vụ càng trở nên có hiệu quả. Sản phẩm chỉ có thể được tiêu thụ nhanh khi nó có chất lượng thoả mãn nhu cầu thị trường, giá cả phù hợp với mức thu nhập của người tiêu dùng. Mọi doanh nghiệp đều nhận thức được điều đó và luôn luôn chú ý đến việc bảo đảm và nâng cao chất lượng sản phẩm một cách đặc biệt, coi chất lượng là yếu tố quyết định tới sự sống còn của doanh nghiệp.
Công ty Thuốc lá Thăng Long với hơn 50 năm hình thành và phát triển cũng không nằm ngoài qui luật ấy. Ban lãnh đạo và công nhân Công ty luôn luôn đặt mục tiêu chất lượng lên hàng đầu và ra sức thực hiện bằng được kế hoạch đã đặt ra. Sản phẩm của Công ty đã được người tiêu dùng chấp nhận với một sự tin tưởng lớn về mặt chất lượng. Tuy nhiên chẳng có sản phẩm nào lại có chất lượng hoàn hảo cả, sản phẩm thuốc lá của Thăng Long cũng còn một số hạn chế. Qua thời gian thực tập và tìm hiểu thực trạng cũng như khả năng của Công ty em đã mạnh dạn đề ra một số giải pháp để chất lượng sản phẩm của Công ty càng ngày càng trở nên hoàn thiện. Em hy vọng rằng những ý kiến của mình sẽ đóng góp một phần nhỏ vào mục tiêu đảm bảo và nâng cao chất lượng sản phẩm của Công ty.
Cuối cùng, em xin Thank thầy giáo hướng dẫn thực tập PGS.TS Nguyễn Ngọc Huyền và các cô, các chú trong Công ty đã hướng dẫn và tạo điều kiện cho em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này.


Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:

Các chủ đề có liên quan khác

Top