Download miễn phí Luận văn Giải pháp hoàn thiện thị trường thẻ tín dụng tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam





Kinh doanh thẻ ngân hàng là một lĩnh vực hoàn toàn mới mẻ ở Việt Nam. Vietcombank là ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam triển khai nghiệp vụ thanh toán thẻ (từ năm 1990 ) và phát hành thẻ tín dụng quốc tế ( Vietcom bank chính thức phát hành thẻ Master vào tháng 8/1996) . Bởi vậy Vietcom bank đã có ưu thế của người đến trước trong việc chiếm lĩnh thị trường còn hết sức mới mẻ. Trong suốt 5 năm ( từ năm 90 đến 94 ) Vietcom bank luôn chiếm vị trí độc tôn trong hoạt động thanh toán thẻ tín dụng tín dụng quốc tế ở Việt Nam. Từ năm 1995 khi có các ngân hàng khác cùng tham gia vào thị trường thẻ, thị phần chiếm giữ thị trường của Vietcom bank đã giảm dần qua các năm. Năm 1996 Vietcom bank chiếm 75% thị phần, năm 97 tỷ lệ đó giảm còn 62% năm 98 chiếm 50% và năm 99 còn 48%. Điều đó không phải là sự suy giảm hoạt động kinh doanh mà chỉ thuần tuý là do sự cạnh tranh mạnh mẽ của thị trường thẻ .

 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


ài việc tuân thủ các nguyên tắc, quy định của tổ chức thẻ quốc tế, bản thân các ngân hàng thành viên cần có sự quan tâm đúng mức đối với vấn đề quản lý và phòng ngừa rủi ro. Nhằm hạn chế thấp nhất rủi ro, ngân hàng phát hành phải thẩm định khách hàng trước khi phát hành thẻ cũng như qui định về thế chấp, cầm cố, bảo lãnh. Trước khi cấp thẻ tín dụng ngân hàng phát hành phải ký hợp đồng với khách hàng và gửi thẻ đã phát hành đến đúng chủ thẻ.
Ngân hàng phát hành có trách nhiệm hướng dẫn chủ thẻ hiểu biết thông thạo các điều khoản trong hợp đồng sử dụng thẻ, cách sử dụng thẻ và lưu giữ hoá đơn khi thanh toán hàng hoá hay ứng tiền mặt tại các quầy. Chủ thẻ cần nắm vững cách bảo quản và bảo mật thẻ, thủ tục thanh toán sao kê, thủ tục liên hệ với ngân hàng phát hành khi thẻ bị mất cắp, thất lạc hay khi có sự thay đổi địa chỉ liên hệ cũng như các thủ tục giải quyết tranh chấp, khiếu nại.
VI. Các tổ chức thẻ tín dụng quốc tế và một số thị trường thẻ tín dụng nổi bật trên thế giới:
1.Hai tổ chức thẻ quốc tế Mastercard & Visa International:
Hiện nay, Mastercard & Visa International là hai tổ chức phát hành và thanh toán thẻ lớn nhất thế giới. Với Visa card, người ta biết đến nó lần đầu tiên vào năm 1977 khi Banh of American liên kết với nhiều ngân hàng khác ở nhiều bang để phát hành và thanh toán một loại thẻ tín dụng trên toàn nước Mỹ. Sự liên kết ban đầu chỉ là biện pháp tránh tính cạnh tranh và phân chia thị trường. Nhưng chính sự liên kết này đã tạo nên một thế mạnh nổi trội của thẻ tín dụng trong các phương tiện thanh toán tiêu dùng và nó nhanh chóng phát triển vượt ra khỏi biên giới quốc gia. Visa International tiếp nhận thêm các thành viên mớilà các ngân hàng nước ngoài. Mạng lưới thanh toán của nó rộng khắp toàn cầu tạo nên sức lưu hành rộng rãi của nó trên khắp toàn cầu. Thẻ Visa là loại thẻ có doanh số thanh toán đứng đầu thế giới.
Tổ chức thẻ quốc tế Mastercard International đuợc hình thành do một hãng dầu lửa lớn nhất phát hành. Từ năm 1979 cũng theo xu hướng quốc tế hoá thẻ tín dụng, tổ chức này kết nạp thêm các thành viên và trở thành một tổ chức thẻ quốc tế có quy mô rộng lớn không kém Visa International.
Sự tồn tại của hai tổ chức thẻ nói trên và các tổ chức thẻ khác chính là cơ sở để thẻ tín dụng taọ lập được thế mạnh trong thanh toán quốc tế. Tham gia vào tổ chức này, thẻ tín dụng được phát hành bởi một ngân hàng thành viên nào cũng có sức lưu thông ở tại các điểm tiếp nhận thẻ của các thành viên tham gia.
MasterCard & Visa đã đạt được nhiều thành công lớn trong kinh doanh thẻ. Thành công của hai tổ chức này không chỉ dừng lại ở mức doanh số thanh toán kỷ lục mà còn ở tính phổ dụng toàn cầu của loại thẻ phát hành hứa hẹn về triển vọng một thị trường nhiều thuận lợi cho hoạt động của hai tổ chức này.
2.. Một số thị trường thẻ tín dụng nổi bật trên thế giới:
a.Thị trường thẻ tín dụng ở Mỹ:
Mỹ được coi là quê hương của thẻ tín dụng,thanh toán thẻ được đưa vào sử dụng rộng rãi ở Mỹ từ đầu thập niên 80 và hiện nay thẻ đã trở thành một phương tiện thanh toán tiện lợi, một công cụ tín dụng quan trọng trong xã hội Mỹ. Hầu hết các ngân hàng Mỹ đều cung cấp dịch vụ thẻ cho khách hàng của mình với chủ yếu 2 loại thẻ là Mastercard và Visacard.
Mỹ có môi trường hoàn hảo để phát triển thẻ tín dụng: một hệ thống ngân hàng phát triển lâu đời và hết sức năng động, người Mỹ từ lâu đã hình thành thói quen giao dịch và sử dụng các tiện ích của ngân hàng, luật pháp Mỹ có những qui định và chế tài hết sức rõ ràng cho hoạt động kinh doanh thẻ.
b.Thị trường thẻ tín dụng ở Anh:
Nuớc Anh là nước có thị trường thẻ tín dụng rất phát triển, là nước có nền văn hoá thị trường ở trình độ cao. Nước Anh cũng có những điều kiện thuận lợi để phát triển thẻ tín dụng như ở Mỹ. Cơ sở pháp lý về điều phối và sử dụng thẻ tín dụng ở Anh là Luật về tín dụng tiêu dùng, trong đó có quy định rõ ràng quyền lợi và nghĩa vụ của ngân hàng và khách hàng tham gia hoạt động phát hành và thanh toán thẻ tín dụng. Sau khi ngân hàng đã ký kết hợp đồng về việc phát hành thẻ tín dụng với khách hàng, ngân hàng có quyền đơn phương thay đổi hay bổ sung một số điều khoản trong hợp đồng. Những thay đổi này có hiệu lực kể từ khi nó được thông báo tới khách hàng sử dụng thẻ. Đây là một đặc quyền mà chính phủ Anh dành cho các ngân hàng kinh doanh thẻ tín dụng nhằm giúp cho các ngân hàng này có điều kiện để tiến hành hoạt động kinh doanh một cách an toàn và hiệu quả.
Các ngân hàng Anh tạo điều kiện cho khách hàng sử dụng các loại thẻ khác nhau với các các dịch vụ, lệ phí khác nhau nhưng mỗi loại đều cho phép chủ thẻ được sử dụng một khoản tín dụng miễn phí trong thời hạn dưới 8 tuần lễ.
c.Thị trường thẻ tín dụng ở Pháp:
Trong bối cảnh nền kinh tế phát triển ở trình độ cao, nghiệp vụ thanh toán qua ngân hàng cũng phát triển mạnh với sự trợ giúp của kỹ thuật tin học hiện đại. Trong cơ cấu các công cụ thanh toán hiện đại đang được sử dụng ở Pháp, séc chiếm tỷ trọng cao nhất: hơn 50%. Tuy thanh toán bằng séc chiếm tỷ trọng cao nhất do tính lâu đời của nó nhưng doanh số thanh toán bằng séc đang có xu hướng giảm dần để nhường chỗ cho thẻ tín dụng. Nước Pháp dự tính, trong một vài năm tới tỷ trọng thanh toán séc và thẻ sẽ ngang nhau và tới năm 2020, thanh toán bằng thẻ sẽ chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu thanh toán.
Về mặt pháp lý, tuy ở pháp không có luật về thanh toán thẻ nhưng có các quy ước về thanh toán thẻ, các nguyên tắc về phát hành, sử dụng thẻ, quy trình nghiệp vụ và các chế tài chi tội làm thẻ giả và sử dụng thẻ bất hợp pháp.
d.Thị trường thẻ tín dụng ở khu vực Châu á- Thái Bình Dương:
Châu á - Thái Bình Dương là một khu vực năng động nhất trên thế giới. Hầu hết các nước trong khu vực là các nước đang phát triển. Chính vì vậy, đây được coi là một thị trường đầy tiềm năng đối với tất cả các loại hình dịch vụ ngân hàng.
Khó khăn lớn nhất khi kinh doanh thẻ ở những quốc gia thuộc khu vực này là chưa có một bộ luật riêng điều chỉnh các hoạt động có liên quan đến thẻ. Điều đó gây sự chồng chéo trong vận dụng các bộ luật khi có tranh chấp phát sinh, thêm vào đó là môi trường đầu tư chưa hoàn toàn ổn định sau ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực.
Tuy vậy, theo dự báo, trong vòng năm năm nữa, Mỹ sẽ là thị trường dẫn đầu thế giới về doanh số giao dịch thẻ, Châu Âu đứng hàng thứ hai và khu vực Châu á Thái Bình Dương đứng hàng thứ 3. Sẽ có sự chuyển dịch tỷ trọng của thị trường. Tỷ trọng của khu vực Châu á - Thái Bình Dương ngày càng tăng và ngày càng có triển vọng là một thị trường phát triển. Có thể khẳng định rằng thị trường thẻ khu vực Châu á - Thái Bình Dương sẽ là một thị trường đứng đầu thế giới trong tương lai.
Chương II
Thực trạng công tác phát hành và kinh doanh thẻ tín dụng tại ngân hàng ngoại thương việt nam.
I - Vài nét về Vietcombank và thị trường thẻ tín dụng ...

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
T [Free] Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Ngân hàng Công thương Đống Luận văn Kinh tế 0
K [Free] Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại sở giao dịch I ngân h Luận văn Kinh tế 0
L [Free] Giải pháp mở rộng hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại Ngân hàng ngoại thương Hà Nội Luận văn Kinh tế 0
M [Free] Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn và sử dụng vốn tại Ngân hàng nông nghiệp Luận văn Kinh tế 0
N [Free] Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại ngân hàng nông nghiệp và phát tri Luận văn Kinh tế 0
T [Free] Một số giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triể Luận văn Kinh tế 0
C [Free] Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Chi nhánh ngân Luận văn Kinh tế 0
P [Free] Giải pháp mở rộng hoạt động thanh toán quốc tế tại Sở giao dịch I- Ngân hàng Công thương Việt Luận văn Kinh tế 0
P [Free] Giải pháp phát triển sản phẩm dịch vụ tại ngân hàng đầu tư phát triển nông thôn Hà Tây Luận văn Kinh tế 0
A [Free] Một số giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng trung- Dài hạn tại Chi nhánh ngân hàng đầu tư p Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top