ang3ldr4g0nk1ng

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

Lời mở đầu
1. Tính cấp thiết của đề tài.
Việc chuyển đổi nền kinh tế từ cơ chế hoá tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước đã mang lại cho nền kinh tế nước ta những bước chuyển biến mạnh mẽ và đạt được những thành tựu to lớn trong những năm qua. Kinh tế tăng trưởng khá, lạm pháp được đẩy lùi, đời sống kinh tế của đông đảo quần chúng nhân dân được cải thiện.
Tuy nhiên để duy trì được nhịp độ phát triển đó tránh nguy cơ tụt hậu, tiếp tục sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, hội nhập nền kinh tế khu vực và thế giới, đòi hỏi phải có một khối lượng vốn lớn, các doanh nghiệp phải tạo ra những sản phẩm chất lượng cao, mẫu mã đủ sức cạnh tranh trên thị trường. Để đạt được điều đó, vấn đề đặt ra là:
"Đẩy mạnh đổi mới công nghệ trong sản xuất, kinh doanh và các lĩnh vực hoạt động khác, thu hẹp khoảng cách về trình độ công nghệ so với các nước tiên tiến trong khu vực. Đi thẳng vào công nghệ hiện đại đối với những ngành mũi nhọn, đồng thời lựa chọn các công nghệ thích hợp không gây ô nhiễm và khai thác được lợi thế về lao động. Chú trọng nhập khẩu công nghệ mới, cải tiến từng bộ phận tiến tới tạo ra những công nghệ đặc thù Việt Nam. Hiện đại hoá công nghệ trong quản lý". Đây là những yêu cầu để thực hiện "Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm đầu thế kỷ XXI - Chiến lược đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá theo định hướng xã hội chủ nghĩa, xây dựng nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp" mà báo cáo chính trị của Ban chấp hành Trung ương Đảng Khoá VIII tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng đã đề ra.
Hiện nay, hệ thống các văn bản pháp luật điều chỉnh hoạt động cho thuê tài chính nói chung và hợp đồng cho thuê tài chính nói riêng chưa phù hợp với tình hình mới, đôi khi giữa các văn bản này còn nhiều điểm chồng chéo, mâu thuẫn. Bên cạnh đó, hoạt động cho thuê tài chính nói chung và hợp đồng cho thuê tài chính nói riêng là những vấn đề chưa được quan tâm nghiên cứu và xem xét một cách toàn diện. Do đó, việc nghiên cứu để từng bước hoàn thiện lĩnh vực này là việc làm quan trọng và cần thiết.
Xuất phát từ nhận thức trên, em mạnh dạn chọn đề tài:" Một số vấn đề pháp lý về hợp đồng cho thuê tài chính ở Việt Nam" làm đề tài Khoá luận tốt nghiệp của mình.
2. Mục đích nghiên cứu.
Trên cơ sở nghiên cứu các quy định pháp luật về hợp đồng cho thuê tài chính, cũng như thực trạng hoạt động cho thuê tài chính ở Việt Nam trong thời gian qua, Khoá luận sẽ rút ra những kết luận và kiến nghị nhằm góp phần hoàn thiện pháp luật về cho thuê tài chính nói chung và hợp đồng cho thuê tài chính nói riêng.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
Khoá luận chỉ tập trung làm rõ một số khía cạnh pháp lý liên quan đến hợp đồng cho thuê tài chính, đồng thời nêu ra thực trạng pháp luật về hợp đồng cho thuê tài chính ở Việt Nam hiện nay, từ đó rút ra các đề xuất, kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về hợp đồng cho thuê tài chính ở Việt Nam.
4. Phương pháp nghiên cứu.
Khoá luận được hoàn thành dựa trên, phương pháp luận của Triết học Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và pháp luật. Ngoài ra, Khoá luận chủ yếu vận dụng phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp để giải quyết các vấn đề đặt ra.
5. Kết cấu khoá luận.
Ngoài phần mở đầu, danh mục tài liệu tham khảo, Khoá luận được cấu trúc bao gồm ba chương, như sau:
Chương I: Khái quát về cho thuê tài chính và hợp đồng cho thuê tài chính.
Chương II: Các quy định pháp lý cơ bản về Hợp đồng cho thuê tài chính ở Việt Nam.
Chương III: Pháp luật về hợp đồng cho thuê Tài chính ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp hoàn thiện.
Do hạn chế về khuôn khổ khoá luận, thời lượng, nguồn tài liệu cũng như khả năng nhận thức của bản thân, chắc chắn khoá luận không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự góp ý của thầy cô và các bạn.
Chương I: Khái quát về cho thuê tài chính và hợp đồng cho thuê tài chính

I.1. Khái niệm và đặc điểm cho thuê tài chính.
I.1.1. Khái niệm:
Hoạt động cho thuê tài sản (Lease) đã xuất hiện từ rất lâu trong lịch sử (cách đây khoảng 4.000 năm) và được sử dụng phổ biến để đáp ứng nhu cầu sản xuất và sinh hoạt. Trong một giao dịch cho thuê, bên cho thuê chuyển quyền sử dụng tài sản cho bên thuê trong một thời gian nhất định còn bên thuê phải trả tiền thuê. Người ta gọi cách cho thuê này là cho thuê truyền thống. Trong suốt thời hạn hợp đồng, quyền sở hữu tài sản không chuyển cho bên thuê nhưng bên thuê phải chịu trách nhiệm giữ gìn tài sản đó như của chính mình.
Hoạt động cho thuê tài chính xuất hiện trước tiên ở Hoa Kỳ vào năm 1952 do Công ty tư nhân United Stales Corporation sáng tạo ra nhằm đáp ứng những nhu cầu vốn trung và dài hạn cho các doanh nghiệp. Năm 1960, lần đầu tiên một hợp đồng cho thuê tài chính được ký tại Anh với giá 18.000 Bảng. Cũng năm này, cách cho thuê tài chính đã được ghi vào Luật Thương mại của Pháp dưới tên gọi "Credit Bail"((1) Trường Đại học Luật HN, giáo trình luật Ngân hàng, nhà XB Công an Nhân dân, năm 19981).
Giao dịch cho thuê tài chính hình thành giữa ba bên: Bên cho thuê, bên thuê và nhà sản xuất (hay nhà cung cấp thiết bị). Bên cho thuê trở thành chủ sở hữu tài sản và bên thuê thuê lại theo thời hạn thoả thuận. Cho thuê tài chính được sử dụng như một cách tài trợ vốn trung, dài hạn cho các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Hoạt động cho thuê tài chính có thể được nhìn nhận trên hai phương diện kinh tế và pháp lý, cụ thể là:
- Dưới góc độ kinh tế, cho thuê tài chính là hình thức thuê có tính chất "tiền tệ". Xét về bản chất kinh tế, cho thuê tài chính là cách tài trợ tín dụng trung hạn hay dài hạn dành cho doanh nghiệp. Bởi vì khoản tiền mà bên cho thuê bỏ ra để mua tài sản cho thuê chính là một khoản tín dụng mà bên cho thuê cấp cho bên thuê.
- Dưới góc độ pháp lý, cho thuê tài chính biểu hiện một loại quan hệ pháp lý phát sinh từ một hợp đồng cho vay.
Việc ký một hợp đồng cho thuê tài chính tương tự như việc đi vay. Ngay khi bắt đầu thời hạn thuê, bên thuê lập tức có một tài sản bởi họ không phải trả tiền cho tài sản thuê. Điều này cũng có nghĩa là bên thuê đã vay được một khoản tiền đủ để mua tài sản nhưng với cam kết sẽ trả khoản vay này hàng kỳ bao gồm tiền gốc và lãi vay (tiền thuê) cho người cho vay. Chính vì vậy, về mặt lưu chuyển các luồng tiền mặt, cách cho thuê và đi vay là giống nhau. Trong cả hai trường hợp, bên thuê đều có một khoản tài sản cả dưới dạng tiền lúc ban đầu và phải trả nó về sau.
Sự khác biệt của cách cho thuê tài chính so với cách vay chính là lý do lý giải sự ra đời và phát triển mạnh mẽ của ngành công nghiệp cho thuê tài chính trên thế giới. Ưu điểm của cho thuê tài chính thể hiện ở những lợi ích hơn hẳn cách vay mà nó dành cho cả bên thuê lẫn bên cho thuê như:
- Đối với bên cho thuê: Bên cho thuê vẫn nắm quyền sở hữu tài sản cho thuê. Do vậy, trong trường hợp bên thuê không thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng thuê (như không trả tiền thuê, cho thuê lại tài sản thuê mà không được sự đồng ý của bên cho thuê…), thì bên cho thuê có quyền thu hồi ngay tài sản cho thuê. Mặt khác, tài sản thuê không thuộc sở hữu của bên thuê, do đó, bên cho thuê bớt rủi ro trong trường hợp bên thuê phá sản hay vỡ nợ vì tài sản thuê này không đưa vào bảng tài sản thanh lý của bên thuê.
- Đối với bên thuê: Khi tham gia vào giao dịch cho thuê tài chính, bên thuê không nhất thiết phải có tài sản thế chấp hay bảo lãnh của người thứ ba cho việc thuê. Ngoài ra, trong quá trình thuê, bên thuê không phải chịu một số rằng buộc như khi áp dụng với hợp đồng vay chẳng hạn như phải kinh doanh có lãi, có phương án khả thi trong việc sử dụng vốn vay…
Hiện nay, trong một số bài nghiên cứu có sử dụng thuật ngữ "Thuê mua". Theo đó, "Thuê mua" được hiểu là hình thức thuê mà mọi rủi ro do bên thuê phải gánh chịu, bên cho thuê vẫn giữ quyền sở hữu, cuối thời hạn thuê, bên thuê độc quyền sở hữu đối với tài sản thuê.
Ví dụ, "Thuê mua máy bay" là hình thức thuê máy bay mà bên thuê phải trả trước đến 15% giá trị máy bay, hàng kỳ trả tiền thuê máy bay (thường từ 10 - 12 năm đối với máy bay phản lực, 7 - 10 năm đối với máy bay cánh quạt), cuối thời hạn thuê bên thuê trả nốt tiền và nhận quyền sở hữu đối với máy bay.
Như vậy, xét về bản chất "Thuê mua" cũng là một hình thức của cho thuê tài chính. Nếu trong giao dịch cho thuê tài chính, bên thuê có thể được mua lại tài sản thuê hay tiếp tục thuê theo các điều khoản đã thoả thuận trong hợp đồng thuê và những thoả thuận này phải được các bên ghi vào hợp đồng. Còn trong giao dịch "thuê mua", việc nhận quyền sở hữu đối với tài sản thuê vào cuối thời gian thuê là quyền của bên thuê.
ở Việt Nam, khái niệm cho thuê tài chính lần đầu tiên được đề cập trong Quy chế tạm thời về tổ chức và hoạt động của Công ty cho thuê tài chính ban hành theo Nghị định số 64/CP ngày 9/10/1995 của Chính phủ (sau đây gọi là Nghị định 64). Trong một số văn bản pháp lý trước đây, còn có thêm thuật ngữ "Tín dụng thuê mua" (Thí dụ, tại Quyết định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước số 149/QĐ - NH 5 ngày 27/5/1995 về việc ban hành Thể lệ Tín dụng Thuê mua (sau đây gọi là Quyết định số 149). "Tín dụng thuê mua" được định nghĩa là: :hoạt động thuê máy móc, thiết bị và các động sản khác phục vụ cho sản xuất kinh doanh được các tổ chức tín dụng mua theo yêu cầu của bên thuê". Bên thuê thanh toán tiền thuê cho tổ chức tín dụng trong suốt thời hạn thuê đã được hai bên thoả thuận và không được huỷ bỏ. Khi kết thúc thời hạn thuê, bên thuê được quyền sở hữu tài sản thuê, hay được mua lại tài sản thuê, hay tiếp tục thuê tài sản theo các điều kiện đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng thuê mua". Xét về bản chất, tín dụng thuê mua cũng như cho thuê tài chính.
Luật các Tổ chức Tín dụng được Quốc hội Khoá X, Kỳ họp thứ 2 thông qua ngày 12/12/1997 (sau đây gọi là Luật Các Tổ chức Tín dụng) đã chính thức quy định về cho thuê tài chính tại Khoản 11 Điều 20 như sau: "cho thuê tài chính là hoạt động tín dụng trung hạn, dài hạn trên cơ sở hợp đồng cho thuê tài sản giữa bên cho thuê là tổ chức tín dụng với khách hàng thuê. Khi kết thúc thời hạn thuê, khách hàng mua lại hay tiếp tục thuê tài sản đó theo các điều kiện đã thoả thuận trong hợp đồng. Trong thời hạn thuê, các bên không được đơn phương huỷ hợp đồng".
Nghị định 64 gần đây đã bị thay thế bởi Nghị định 16 của Chính phủ ngày 2/5/2001 quy định về tổ chức và hoạt động của Công ty cho thuê tài chính (sau đây gọi là Nghị định 16). Tuy nhiên, trong bài Khoá luận này, người viết vẫn đề cập tới các quy định của Nghị định 64 trên cơ sở so sánh với Nghị định 16. Điều 1 Nghị định 16 quy định:
"1. Cho thuê tài chính là hoạt động tín dụng trung, dài hạn thông qua việc cho thuê máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển và các động sản khác. Bên cho thuê cam kết mua máy móc thiết bị và động sản theo yêu cầu của bên thuê và nắm giữ quyền sở hữu đối với tài sản cho thuê. Bên thuê sử dụng tài sản thuê và thanh toán tiền thuê trong suốt thời hạn thuê đã được hai bên thoả thuận.
2. Khi kết thúc thời hạn thuê, bên thuê được chuyển quyền sở hữu, mua lại hay tiếp tục thuê tài sản đó theo các điều kiện đã thoả thuận trong hợp đồng cho thuê tài chính. Tổng số tiền thuê một loại tài sản quy định tại hợp đồng cho thuê tài chính, ít nhất phải tương đương với giá trị của tài sản đó tại thời điểm ký hợp đồng".
Như vậy, chúng ta đã thống nhất sử dụng thuật ngữ "cho thuê tài chính" trong các văn bản pháp luật như đã nói ở trên.
1.1.2. Đặc điểm
Từ khái niệm "cho thuê tài chính" nêu trên, có thể rút ra một số đặc điểm đặc thù của hoạt động cho thuê tài chính là:
Thứ nhất: tài sản thuê và Nhà cung cấp tài sản do bên thuê lựa chọn mà không phụ thuộc vào những kỹ năng và ý kiến của bên cho thuê. Chính vì đặc điểm này mà bên cho thuê không chịu trách nhiệm về việc tài sản không được giao hay không giao đúng với các điều kiện do bên thuê thoả thuận với bên cung ứng (Khoản 1 Điều 24 Nghị định 16).
Thứ hai: thời hạn thuê là trung hay dài hạn, chiếm phần lớn thời gian hữu dụng của tài sản và không thể bị huỷ ngang theo ý chí của một bên. Đặc điểm này nêu bật rõ những lợi ích mà cho thuê tài chính mang lại không chỉ riêng cho các chủ thể tham gia hợp đồng mà cho cả nền kinh tế.
Thứ ba: Phần lớn những chi phí cho việc vận hành, bảo dưỡng, bảo hiểm tài sản được chuyển giao từ bên cho thuê sang bên thuê. Theo quy định tại Khoản 5, 6 Điều 26 Nghị định 16: "Bên thuê chịu mọi rủi ro về việc mất mát, hư hỏng đối với tài sản thuê và chịu trách nhiệm về mọi hậu quả do việc sử dụng tài sản thuê gây ra đối với tổ chức và cá nhân khác trong quá trình sử dụng tài sản thuê. Đồng thời, bên thuê phải có nghĩa vụ bảo dưỡng, sửa chữa tài sản thuê trong thời hạn thuê. Không được tẩy xoá, làm hỏng ký hiệu sở hữu gắn trên tài sản thuê".
Chính từ những đặc điểm nêu trên, có thể phân biệt cho thuê tài chính với cách thuê vận hành.

- Bảo trì và vận hành tài sản thuê theo đúng quy trình kỹ thuật, thay thế tất cả các bộ phận mất mát hay hỏng hóc.
- Không thay đổi, sửa đổi tài sản thuê nếu không được bên cho thuê chấp thuận bằng văn bản.
- Cho phép thay mặt của bên cho thuê kiểm tra tài sản thuê vào bất kỳ thời điểm nào.
- Cung cấp đều đặn các báo cáo tài chính và các thông tin cần thiết khác cho bên cho thuê.
- Bồi thường cho bên cho thuê mọi mất mát, hư hỏng của tài sản thuê xảy ra do lỗi của bên thuê.
- Không bán, chuyển nhượng, thế chấp, cầm cố, thế nợ bằng tài sản thuê.
- Đính và duy trì ký hiệu sở hữu, nhận dạng tài sản của bên cho thuê trên tài sản.
- Không tự ý di dời tài sản thuê khỏi điểm lắp đặt ban đầu.
2. Bên cho thuê cam kết.
- Trao quyền sử dụng tài sản thuê cho bên thuê trong suốt thời hạn thuê với điều kiện bên thuê thực hiện đúng các cam kết tại hợp đồng.
D. Quyền sở hữu: Quyền sở hữu tài sản thuê thuộc về bên cho thuê trong suốt thời hạn thuê, không có điều khoản nào trong Hợp đồng cho thuê tài chính được hiểu là có quyền chuyển nhượng, quyền sở hữu cho bên thuê trước khi thời hạn cho thuê chấm dứt.
E. Tổn thất tài sản thuê: Bên thuê phải thông báo ngay bằng văn bản cho bên cho thuê về bất kỳ mất mát, hư hỏng nào đối với tài sản thuê. Tiền bảo hiểm tài sản do Công ty bảo hiểm chi trả thuộc về bên cho thuê.
F. Chấm dứt hợp đồng: Trong các trường hợp sau, bên cho thuê có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng cho thuê tài chính theo các quy định của pháp luật và thoả thuận tại hợp đồng, bên cho thuê phải thông báo trước bằng văn bản 15 ngày cho bên thuê về việc chấm dứt hợp đồng:
1. Bên thuê không thanh toán đầy đủ, đúng hạn tiền thuê.
2. Bên thuê vi phạm các điều khoản trong hợp đồng.
3. Bên thuê hay bên bảo lãnh mất khả năng thanh toán.
4. Tài sản cho thuê bị hư hại không thể sửa chữa được.
5. Có chứng cứ cho thấy thông tin do bên thuê cung cấp chobên cho thuê theo các quy định của pháp luật và thoả thuận tại hợp đồng là sai sự thật.
G. Xử lý hợp đồng chấm dứt trước thời hạn: Trong trường hợp chấm dứt hợp đồng trước thời hạn do các lý do tại khoản F trên đây bên thuê phải:
1. Thanh toán ngay cho bên cho thuê tất cả các khoản tiền thuê còn thiếu hay phải giao trả ngay tài sản thuê cho bên cho thuê.
2. Thanh toán cho bên cho thuê mọi chi phí pháp lý và chi phí khác đến việc thu hồi, cất giữ, sửa chữa và bảo dưỡng tài sản thuê.
3. Thanh toán mọi chi phí về thuế liên quan đến các khoản thu của bên cho thuê theo khoản E và F.








Mục lục

Phần mở đầu 1
1. Tính cấp thiết của đề tài 1
2. Mục đích nghiên cứu 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2
4. Phương pháp nghiên cứu 2
5. Kết cấu của khoá luận 2
Chương I: Khái quát về cho thuê tài chính và hợp đồng cho thuê tài chính 3
I.1. Khái niệm và đặc điểm cho thuê tài chính 3
I.1.1. Khái niệm 3
I.1.2. Đặc điểm 6
I.2. Lợi ích của cho thuê tài chính 9
I.2.1. Đối với bên cho thuê 9
I.2.2. Đối với bên thuê 10
I.2.3. Đối với nhà sản xuất (hay nhà cung cấp thiết bị) 13
I.2.4. Đối với nền kinh tế 14
I.3. Các cách cho thuê tài chính 15
1.4. Khái niệm, đặc điểm, điều kiện có hiệu lực của hợp đồng cho thuê tài chính 17
I.4.1. Khái niệm 17
I.4.2. Đặc điểm 22
I.4.3. Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng 23
1.5. Phân loại hợp đồng cho thuê tài chính 24
Chương II: Các quy định pháp lý cơ bản về hợp đồng cho thuê tài chính ở Việt Nam 30
II.1. Chủ thể của hợp đồng cho thuê tài chính 30
II.1.1. Bên cho thuê 31
II.1.2. Bên thuê 33
II1.3. Nhà sản xuất (hay nhà cung cấp thiết bị) 37
II.2. Quyền nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng cho thuê tài chính 37
II.2.1. Quyền và nghĩa vụ của bên cho thuê 39
II.2.2. Quyền và nghĩa vụ của bên thuê 40
II.2.3. Quyền và nghĩa vụ của Nhà sản xuất 42
II.3. Đối tượng của hợp đồng cho thuê tài chính 42
II.4. cách giao kết, thanh toán hợp đồng 44
II.4.1. cách giao kết 44
II.4.2. cách thanh toán 47
II.5. Chấm dứt và giải quyết tranh chấp hợp đồng 48
II.5.1. Chấm dứt hợp đồng 48
II.5.2. Giải quyết tranh chấp 54
Chương III: Thực trạng và giải pháp hoàn thiện pháp luật về hợp đồng cho thuê tài chính ở Việt Nam 55
III.1. Thực trạng các quy định pháp luật về hợp đồng cho thuê tài chính 55
III.2. Giải pháp hoàn thiện pháp luật về hợp đồng cho thuê tài chính 59
Kết luận 63
Phụ lục hợp đồng 64
Danh mục tài liệu tham khảo





Danh mục tài liệu tham khảo

1. Hiến pháp nước CHXHCNVN năm 1992.
2. Bộ luật Dân sự Việt Nam năm 1995.
3. Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm 1997.
4. Luật các tín dụng năm 1997.
5. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các tổ chức tín dụng ngày 15/6/2004.
6. Nghị định 16/CP ngày 02/5/2001 quy định về tổ chức và hoạt động của Công ty cho thuê tài chính.
7. Trường Đại học Luật Hà nội, Giáo trình Luật dân sự Việt Nam, Nhà xuất bản công an nhân dân, Hà nội - 1997.
8. Trường đại học kinh tế Quốc dân, Những giải pháp nhằm hoàn thiện và phát triển nghiệp vụ thuê mua ở Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, Vũ Quốc Trung, Luận án thạc sỹ khoa học kinh tế, Hà nội 1997.
9. Trường Đại học Quốc gia Hà nội - Khoa Luật, Một số nội dung cơ bản của hợp đồng thuê múa (Leasing), Đặng Văn Chiến, Luận văn tốt nghiệp, Hà nội 8/1997.
10. Trường Đại học Tổng hợp Hà nội, Một số vấn đề pháp lý cơ bản trong cơ chế thuê mua, Đinh Thị Thu Hằng, Luận văn tốt nghiệp, Hà nội - 1995.
11. Đoàn Thanh Hà - Cho thuê tài chính giải pháp về vốn để đổi mới công nghệ cho các doanh nghiệp: Tạp chí tài chính tháng 11/2001.
12. Báo cáo khả thi về việc thiết lập nghiệp vụ tài trợ thuê mua thiết bị máy móc tại Việt Nam.
13. Trần Tô Tử, Nguyễn Hải Sản, tìm hiểu và sử dụng thị trường thuê mua; NXB trẻ, TPHCM 1996.
14. Đoàn Thanh Hà, đi tìm lời giải cho hoạt động cho thuê tài chính ở Việt Nam hiện nay; Tạp chí Tài chính tháng 10/2001.
15. Nhà xuất bản Trẻ, Tìm hiểu và sử dụng hợp đồng tín dụng thuê mua, Trần Tô Từ, năm 1995.
16. Lý Quốc Hùng, Thuê tài chính: các hình thức, lợi ích và quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp.
17. Mạnh Tuấn, Cho thuê tài chính - Những thuận lợi và trở ngại về môi trường pháp lý, trang 10, Thời báo kinh tế Việt Nam số 11/1998.
18. Ths. Phạm Giang Thu, Về hoạt động cho thuê tài chính, Tạp chí luật học, trang 35,38,1999.
19. Ths. Vũ Hà Cường, Cho thuê tài chính ở nước ta hiện nay - Thực trạng và giải pháp, trang 10, Tạp chí Khoa học, Công nghệ, Môi trường, số 4/2001.
20. Tài liệu của Công ty tài chính (IFC) năm 1993 về tín dụng thuê mua.
21. Báo cáo sơ két hoạt động của các Công ty cho thuê tài chính, 16/5/2000.
22. Trường Đại học Luật Hà nội, Giáo trình Luật Ngân hàng, Nhà xuất bản Công an nhân dân, năm 1998.
23. Nguyễn Hữu Thanh về qui định đăng ký tài sản cho thuê tài chính, tạp chí Ngân hàng tháng 6/2002.
24. Lê Thị Nhàn, một số vấn đề pháp lý về Hợp đồng cho thuê tài chính ở ViệtNam; Luận văn Thạc sỹ Luật học, năm 2002.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:

Các chủ đề có liên quan khác

Top