sinhradeiu119

New Member

Download miễn phí Đề án Tìm hiểu về kế toán nguyên vật liệu trong các doanh nghiệp sản xuất theo phương pháp kê khai thường xuyên





MỤC LỤC

PHẦN I: NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ NGUYÊN VẬT LIỆU 2

1.1. Một số nội dung tổng quát về nguyên vật liệu 2

1.1.1. Khái niệm, đặc điểm, nhiệm vụ của công tác kế toán 2

1.1.1.1. Khái niệm 2

1.1.1.2. Đặc điểm 2

1.1.1.3. Nhiệm vụ của công tác kế toán. 2

1.1.2. Phân loại nguyên vật liệu 3

1.1.2.1. Phân loại dựa vào vai trò và tác dụng của vật liệu trong sản xuất. 3

1.1.2.2. Phân theo nguồn nguyên vật liệu 4

1.1.3. Tính giá nguyên vật liệu nhập - xuất kho 4

1.2. Kế toán nguyên vật liệu theo phương pháp kê khai thường xuyên. 7

1.2.1. Thủ tục chứng từ 7

1.2.2. Các tài khoản sử dụng 7

1.2.3. Hạch toán nguyên vật liệu: 8

1.2.3.1. Hạch toán nghiệp vụ nhập kho NVL 8

1.2.3.2. Hạch toán nghiệp vụ xuất kho NVL 12

1.2.3.3. Hạch toán kết quả kiểm kê cho NVL 14

PHẦN II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TRONG CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT HIỆN NAY VÀ MỘT SỐ Ý KIẾN ĐÓNG GÓP 17

2.1. Thực trạng công tác kế toán nguyên vật liệu trong các doanh nghiệp sản xuất 17

2.1.1. Về công tác quản lý NVL 17

2.1.2.Về đánh giá vật liệu ở doanh nghiệp 18

2.1.3.Về công tác kế toán chi tiết NVL 19

2.2. Một số ý kiến đóng góp 19





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


hí vận chuyển, bốc dỡ...).
+ Với vật liệu nhận đóng góp từ các đơn vị tổ chức, cá nhân tham gia liên doanh: giá thực tế là giá thỏa thuận do các bên xác định (+) chi phí tiếp nhận (nếu có).
+ Với vật liệu được tặng, thưởng: tính theo giá thị trường tương đương (+) chi phí tiếp nhận (nếu có).
+ Đối với vật liệu xuất dùng trong kỳ tính tuỳ theo đặc điểm hoạt động của từng doanh nghiệp, vào yêu cầu quản lý và nghiệp vụ của cán bộ kế toán, có thể sử dụng một trong những phương pháp sau theo những nguyên tắc nhất quán trong hạch toán.
=Phương pháp 1: Phương pháp giá đơn vị bình quân
Theo phương pháp này, giá thực tế vật liệu xuất dùng trong kỳ được tính theo giá đơn vị bình quân (bình quân cả kỳ dự trữ, hay bình quân cuối kỳ trước hay bình quân sau mỗi lần nhập).
Giá tt vật liệu xuất dùng
=
Số lượng vật liệu xuất dùng
x
Giá đơn vị bình quân
Phương pháp giá đơn vị bình quân cả kỳ dự trữ tuy đơn giản, dễ làm nhưng độ chính xác không cao. Hơn nữa, công việc tính toán dồn vào cuối tháng gây ảnh hưởng đến công việc quyết toán nói chung.
Giá đơn vị bình quân cả kỳ dự trữ
=
Giá trị thực tế vật liệu tồn đầu kỳ và nhập trong kỳ
Lượng thực tế vật liệu tồn đầu kỳ và nhập trong kỳ
Phương pháp giá đơn vị bình quân cuối kỳ trước mặt dù khá đơn giản và phản ánh kịp thời tình hình biến động vật liệu trong kỳ tuy nhiên không chính xác vì không tính đến sự biến động của giá cả vật liệu kỳ này.
Giá đơn vị bình quân
cuối kỳ trước
=
Giá trị thực tế vật liệu tồn kho đầu kỳ
(hay cuối kỳ trước)
Lượng thực tế vật liệu thực tế tồn kho đầu kỳ (hay cuối kỳ trước)
Phương pháp giá đơn vị bình quân sau mỗi lần nhập lại khắc phục được nhược điểm của hai phương pháp trên, vừa chính xác vừa cập nhập. Nhược điểm của phương pháp này là tốn nhiều công sức, tính toán nhiều lần.
Giá đơn vị bình quân
sau mỗi lần nhập
=
Giá thực tế vật liệu tồn kho sau mỗi lần nhập
Lượng thực tế vật liệu tồn kho sau mỗi lần nhập
=Phương pháp 2: Nhập trước – xuất trước (FIFO)
Theo phương pháp này số vật liệu nào vào kho trước thì được xuất ra khỏi kho trước, xuất hết số nhập thì mới xuất đến số nhập kho sau theo giá thực tế của từng số hàng được xuất và do vậy giá trị vật liệu tồn kho cuối kỳ sẽ là giá vật liệu mua vào sau cùng. Phương pháp này áp dụng trong điều kiện giá cả ổn định.
=Phương pháp 3: Nhập sau – xuất trước (LIFO)
Phương pháp này ngược với phương pháp Fifo. Ưu điểm hạn chế sự tác động của lạm phát đối với hàng tồn kho.
=Phương pháp 4: Phương pháp trực tiếp (phương pháp giá thực tế đích danh).
Theo phương pháp này vật liệu được xác định giá trị theo đơn chiếc hay theo từng lô hàng, được giữ nguyên từ lúc nhập vào đến lúc xuất dùng. Khi xuất số vật liệu nào sẽ được tính theo giá thực tế đích danh của số vật liệu đó. Phương pháp chỉ áp dụng đối với các vật liệu có giá trị cao, tính cách biệt lớn.
=Phương pháp 5: Phương pháp giá hạch toán.
Theo phương pháp này vật liệu xuất kho trong kỳ được ghi theo giá hạch toán (là một giá cố định trong kỳ, giá này có thể là giá kế hoạch hay giá thực tế của kỳ trước).
Cuối kỳ, kế toán sẽ điều chỉnh trị giá hạch toán đến giá thực tế theo công thức.
* Giá hạch toán.
Giá hạch toán vật liệu xuất kho số lượng xuất x đơn giá hạch toán.
Tuỳ theo đặc điểm riêng của doanh nghiệp về số lượng điểm vật liệu, số lần nhập, xuất, điều kiện cho hàng, trình độ kế toán viên và điều kiện vật chất trang thiết bị cho công tác kế toán để doanh nghiệp lựa chọn phương pháp thích hợp.
1.2. Kế toán nguyên vật liệu theo phương pháp kê khai thường xuyên.
1.2.1. Thủ tục chứng từ
+ Căn cứ vào báo cáo nhận hàng, khi hàng về tới đơn vị, nếu xét thấy cần thiết doanh nghiệp có thể lập bản kiểm nhận để kiểm nhận vật liệu. Kiểm nhận về: số lượng, chất lượng, quy cách, chủng loại.
Bản này căn cứ vào kết quả kiểm thực tế để ghi vào biên bản: “Biên bản kiểm nhận vật tư”. Sau đó bộ phận cung ứng sẽ lập phiếu nhập kho vật tư trên cơ sở hóa đơn, giấy báo nhận hàng và biên bản kiểm nhận. Sau đó giao cho thủ kho, thẻ kho ghi sổ vật liệu thực nhập vào phiếu nhập kho – chuyển cho phòng kế toán để làm căn cứ ghi sổ. Nếu phát hiện thừa thiếu, sau quy cách, thủ kho phải báo cáo cho bộ phận cung ứng biết để cùng người giao hàng lập biên bản.
+ Chứng từ sử dụng:
- Hóa đơn bán hàng
- Hóa đơn VAT của người bán
- Phiếu nhập kho
- Phiếu xuất kho
- Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ…
1.2.2. Các tài khoản sử dụng
+ Tài khoản 151 “hàng mua đang đi đường”
Đây là TK phản ánh quan hệ vật tư, công cụ, dụng cụ, hàng hóa mà doanh nghiệp đã mua, thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp nhưng cuối tháng hàng chưa về nhập kho đơn vị.
Nợ: phản ánh giá trị hàng mua đi đường tăng
Có: Phản ánh giá trị hàng mua đi đường tháng trước về nhập kho đơn vị tháng này.
Dư nợ: Hàng mua đang đi đường
+ Tài khoản 152: “nguyên vật liệu”
Là tài khoản phản ánh tình hình hiện có, biến động tăng, giảm nguyên vật liệu của doanh nghiệp theo giá thực tế.
Nợ: phản ánh thực tế vật liệu tăng do mua ngoài, do nhận góp liên doanh, biếu, tặng...
Có: phản ánh thực tế vật liệu giảm.
Dư nợ: phản ánh thực tế vật liệu hiện có
Tài khoản này mở chi tiết cho từng loại vật tư chính, phụ, nhiên liệu...
+ Tài khoản 331 “phải trả cho người bán”
+ Tài khoản 133 “Thuế VAT đầu vào được khấu trừ”.
+ ....
1.2.3. Hạch toán nguyên vật liệu:
1.2.3.1. Hạch toán nghiệp vụ nhập kho NVL
*NVL thu mua nhập kho:
Trong nghiệp vụ thu mua, nhập kho NVL thì doanh nghiệp phải có hai loại chứng từ bắt buộc đó là “Hoá đơn bán hàng” (do người gửi cho doanh nghiệp) và “Phiếu nhập kho” (do cán bộ nghiệp vụ của doanh nghiệp lập), trường hợp NVL là nông lâm, thuỷ, hải sản mua trực tiếp của người sản xuất thì doanh nghiệp lập “Phiếu mua hàng” thay cho hoá đơn. Ngoài ra, trong các trường hợp đặc biệt, doanh nghiệp còn phải lập một số loại chứng từ khác như “Biên bản kiểm nghiệm vật tư”, “Biên bản xử lý vật tư thiếu”…
Việc ghi chép nghiệp vụ thu mua và nhập kho NVL của kế toán phụ thuộc vào tình hình thu nhận các chứng từ trên.
- Trường hợp hàng hoá cùng về:
+ Căn cứ vào hoá đơn, phiếu nhập và các chứng từ có liên quan, kế toán ghi:
Nợ TK 152 – phần ghi vào giá NVL nhập kho
Nợ TK 133 – thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ
Có TK 111, 112, 311, 331 – Giá hoá đơn
- Trường hợp hàng đang đi đường:
Khi kế toán chỉ nhận được hoá đơn mà chưa nhận được phiếu nhập kho thì lưu hoá đơn vào cặp hồ sơ hàng đang đi đường, nếu trong tháng hàng về thì ghi bình thường như trường hợp trên, nhưng nếu đến ngày cuối tháng, hàng vẫn chưa về thì căn cứ hoá đơn và các chứng từ có liên quan, kế toán ghi:
Nợ TK 151 – phần được tính vào giá NVL
Nợ TK 133 – thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ
Có TK 331 – Hoá đơn chưa trả tiền cho người bán
Có TK 111, 112, 311…. – Hoá đơn đã thanh toán
Sang các tháng sau, khi số hàng trên đã về kho, căn cứ vào phiếu nh...

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
B [Free] Đề án Tổ chức hoạch toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp sản xuất Luận văn Kinh tế 0
R [Free] Đề án Quá trình hình thành và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Luận văn Kinh tế 0
B [Free] Đề án Chính sách kinh tế mới của lênin và sự vận dụng nó ở Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
S [Free] Đề án Giải pháp cho xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp Việt Nam giai đoạn 2001-2 Luận văn Kinh tế 0
B [Free] Đề án Giải pháp chủ yếu tăng cường đầu tư phát triển nông nghiệp Việt Nam giai đoạn 2001-2005 Luận văn Kinh tế 0
H [Free] Đề án Lí thuyết của chủ nghĩa Mác-LêNin về nền kinh tế thị trường và sự vận dụng lí thuyết đó Luận văn Kinh tế 0
X [Free] Đề án Một số biện pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty bánh kẹo HảI Châu Luận văn Kinh tế 0
3 [Free] Đề án Giải pháp nâng cao hiệu quả công cụ điều hành chính sách tiền tệ ở Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
H [Free] Đề án Vai trò của nhà nước đối với quá trình CNH-HĐH ở nước ta Luận văn Kinh tế 0
G [Free] Dự án hỗ trợ cho giải pháp vấn đề nguồn nhân lực ở trung tâm y tế huyện Thọ Xuân Thanh Hoá Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top