Link tải luận văn miễn phí cho ae

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
I - ĐÔ LA HOÁ - MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG
1- Khái niệm đô la hoá
2- Nguồn gốc của hiện tượng đô la hoá
3- Tiêu chí phân loại đô la hoá
4- Nguyên nhân hiện tượng đô la hoá
5- Những tác động của đô la hoá
II - THỰC TRẠNG ĐÔ LA HOÁ Ở VIỆT NAM – NGUYÊN NHÂN - GIẢI PHÁP
1- Đôi nét về quá trình đô la hoá ở Việt Nam từ những năm 80 đến nay
2- Đô la hoá ở Việt Nam xảy ra dưới hình thức nào?
2.1. Những nhân tố ảnh hưởng đô la hóa tiền gửi
2.2. Những nhân tố ảnh hưởng đô la hoá cho vay
3- Nhận định vấn đề
4- Tác động của đô la hoá đối với nền kinh tế ở nước ta
5- Giải pháp khắc phục
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO 1

sát với tỉ giá trên thị trường phi chính thức , các hoạt động càng có động cơ chuyển từ thị trường phi chính thức “bất hợp pháp” sang thị trường chính thức “hợp pháp” .
- Mức độ hội nhập quốc tế ngày một rộng hơn – tạo uy tín lớn trên thế giới . Các nước thực hiện quá trình đô la hoá chính thức có thể loại bỏ rủi ro cán cân thanh toán và những kiểm soát mua ngoại tệ , khuyến khích tự do thương mại và đầu tư quốc tế . Hơn nữa khi một nền kinh tế bị đô la hoá hoàn toàn thì NHTƯ sẽ không còn có khả năng phát hành nhiều tiền và gây ra lạm phát , đồng thời ngân sách nhà nước sẽ không trông chờ vào nguồn phát hành này để trang trải thâm hụt , kỉ luật về tiền tệ và ngân sách được thắt chặt . Do vậy các chương trình ngân sách sẽ mang tính tích cực hơn . Bên cạnh đó, với một lượng lớn ngoại tệ gửi tại ngân hàng ,các ngân hàng sẽ có điều kiện cho vay nền kinh tế bằng ngoại tệ , qua đó hạn chế việc phải vay nợ nước ngoài và tăng cường khả năng kiểm soát của NHTƯ đối với luồng ngoại tệ . Đồng thời các ngân hàng sẽ có điều kiện mở rộng các hoạt động đối ngoại , thúc đẩy quá trình hội nhập của thị trường trong nước với thị trường quốc tế . Tuy nhiên thực tiễn cho thấy tất cả những lợi thế trên chỉ có ý nghĩa nhất định đối với một quốc gia rất nhỏ , mà phần lớn các giao dịch vãng lai và giao dịch tài khoản vốn phụ thuộc vào quốc gia có đồng đô la .
Đô la hoá cũng bao hàm nhiều tác động tiêu cực:
Trong một nền kinh tế bị đô la hoá (chính thức hay không chính thức) thì việc hoạch định chính sách kinh tế vĩ mô như chính sách tài khoá và chính sách tiền tệ sẽ không thể độc lập .
- Đối với chính sách tài khoá:
+ Đô la hoá làm yếu kém hoat động và hiệu quả của chính sách tài khoá:
Nó hạ thấp doanh thu từ phát hành tiền và làm trầm trọng hơn tác động lạm phát tới việc tài trợ thâm hụt ngân sách thông qua hệ thống ngân hàng (ví du như ở Argentina, những năm sau khi tiến hành đô la hoá ,doanh thu từ phát hành tiền giảm 0,3% GDP) .Đô la hoá cũng cho phép một bộ phận nhất định các hoạt đông kinh tế chốn thuế .Đô la hoá cũng làm yếu kém hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước xét về cả khả năng của nhà nước tạo lợi nhuận cũng như đóng góp cho ngân sách.
+ Chi phí lớn trong việc thu hồi nội tệ và đưa ngoại tệ vào lưu thông :
Các nước thực hiện đô la hoá chính thức cần có lượng ngoại tệ đủ để thay thế số nội tệ đang lưu thông . Nghiên cứu cuả Fisher năm1982 cho thấy chi phí trung bình đối với các nước tiến hành đô la hoá chính thức vào nhưngx năm 1970 khoảng 4-5% GDP.
- Đối với chính sách tiền tệ :
+ Đô la hoá làm giảm hiệu quả kiểm soát tiền tệ .
Đô la hoá không chính thức có thể khiến cho cầu về nội tệ không ổn định . Giả sử một nguyên nhân nào đó tác động đến tâm lý khiến mọi người bất ngờ chuyển sang ngoại tệ có thể lamf cho dồng nội tệ mất giá và bắt đầu một chu kỳ lạm phát . Khi người dân giữ một khối lượng lớn tiền gửi bằng ngoại tệ , những thay đổi về lãi suất trong nước hay nước ngoài có thể gây ra sự chuyển dịch lớn từ đồng tiền này sang đồng tiền khác (chính là hoạt động đầu cơ tỷ giá) . Những thay đổi này sẽ gặp khó khăn cho NHTƯ trong việc đặt mục tiêu cung ứng tiền trong nước và có thể gây ra những bất ổn định trong hệ thống ngân hàng . Cụ thể là , trong điều kiện đô la hoá sẽ rất khó khăn cho việc dự báo tổng phương tiện thanh toán . Qua đó , việc quyết định tăng hay giảm lượng tiền trong lưu thông kém chính xác và kịp thời .
Những cố gắng của NHTƯ trong việc khuyến khích(kìm hãm) tổng cầu thông qua tăng (giảm) tín dụng cũng sẽ ít hiệu quả,do sự thay đổi về lãi suất nước ngoài sẽ trực tiếp tác động đến các quyết định phân bổ tài sản cuả những người giữ USD . Nói cách khác những thay đổi lãi suất nước ngoài sẽ tác động đến tổng cầu nội địa vì khi lãi suất nước ngoài tăng (giảm) người giữ đô la sẽ có xu hướng thu hẹp (mở rộng ) tiêu dùng và đầu tư . Như vậy việc thi hành chính sách lãi suất thấp trong trường hợp kinh tế suy thái không nhất thiết khuyến khích đầu tư mà có thể làm nảy sinh tâm lý chuyển đổi sang USD nhằm bảo tồn gía trị .
Đặc biệt đối với những nước đô la hoá chính thức thì chính sách tiền tệvà chính sách lãi suất của đồng tiền lúc này sẽ được quyết định ở Mỹ , trong khi một nước đang phát triển bị đô la hoá chính thức với một nước phát triển như Mỹ lại không có những chu kỳ tăng trưởng kinh tế giống nhau . Do đó nếu có xảy ra một quá trình điều chỉnh cho phù hợp thì quá trình này cũng phải kéo dài rất nhiều năm . Sự khác biệt về chu kỳ tăng trưởng kinh tế tại hai khu vực kinh tế đòi hỏi phải có những chính sách tiền tệ khác nhau.
Cuối cùng, với doanh thu thuế lạm phát thấp hơn và những tác động bất lợi của đô la hoá đối với hoạt động của doanh nghiệp nhà nước khiến cho chính sách tiền tệ, ở một mức độ nào đó phải cung cấp những nhu cầu tài chính lớn hơn cần thiết cho khu vực nhà nước.
+ Đô la hóa cũng làm giảm hiệu lực của chính sách tỷ giá:
Đô la hoá tác động đến cơ chế truỷền dẫn của tỷ giá hối đoái . Tác động khuyếch đại của phá giá tiền tệ sẽ trở nên yếu kém do phá giá tiền tệ chỉ tác động đến một bộ phận nhỏ hơn tài sản có tính thanh khoản. Sự yếu kém của chính sách tỷ giá xuất hiện bất kể có tồn tại hay không chênh lệch trên thị trường phi chính thức so với thị trường chính thức.
Bên cạnh đó, nếu mặt bằng giá cả trong nước tăng nhanh hơn ở Mỹ thì hệ quả đồng đô la sẽ tăng giá trị thực, khả năng cạnh tranh so với Mỹ (và các nước còn lại trên thế giới giảm sút). Khi các đối thủ cạnh tranh trên thị trường quốc tế thực hiện phá giá đồng tiền thì quốc gia bị đô la hoá sẽ không còn khả năng để bảo vệ sức cạnh tranh của khu vực xuất khẩu thông qua việc điều chỉnh lại tỷ giá hối đoái. Điều này đã xảy ra trong năm 1999 , khi Brazin thực hiện phá giá mạnh đồng Real và hệ quả là hàng xuất khẩu của Achentina sang Brazin đã giảm đáng kể và hàng hoá của Brazin lại có khả năng cạnh tranh hơn một cách rõ rệt tại Achentina.
Rõ ràng lợi thế của việc tiếp nhận đồng đô la là có giá trị ổn định chỉ thực có nếu như Mỹ là đối tác thương mại quan trọng nhất . Chừng nào không có được điều kiện này thì luôn luôn xuất hiện nguy cơ sự lên giá của đồng đô la so với đồng EURO, đồng JPYvà các đồng tiền khác sẽ làm giảm sút khả năng cạnh tranh của xuất khẩu trong nước.
+Đô la hoá chính thức sẽ làm mất đi NHTƯ và chức năng của nó là người cho vay cuối cùng của các ngân hàng.
Ví dụ, mặc dù hiện nay các ngân hàng Việt Nam chỉ có vốn tự có thấp , song công chúng vẫn tin tưởng vào sự an toàn đối với các khoản tiền gửi của họ tại các ngân hàng. Nguyên nhân là do có sự bảo lãnh ngầm của nhà nước đối với các khoản tiền gửi này. Điều này có thể làm được với VND nhưng không thể áp dụng được với USD. Khu vực ngân hàng trở nên bất ổn hơn với những trường hợp NHTM bị phá sản và đóng cửa khi chức năng người cho vay cuối cù...
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Re: [Free] Thực trạng đô la hoá ở Việt Nam – Nguyên nhân - Giải pháp

Chào admin, mình đang làm khóa luận về đề tài này.
Bạn có thể vui lòng cho mình xin link để download tài liệu này về không?
Thank bạn trước nhé. :D
 

tctuvan

New Member
Re: [Free] Thực trạng đô la hoá ở Việt Nam – Nguyên nhân - Giải pháp

link mới cập nhật, mời các bạn xem lại bài đầu để tải
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Nguyên nhân và thực trạng về giao thông ở các đô thị nước ta Văn hóa, Xã hội 1
P Đô la hoá ở Việt Nam, thực trạng và giải pháp khắc phục Luận văn Kinh tế 0
B Tìm hiểu thực trạng và đề xuất giải pháp đẩy mạnh công tác khuyến nông của Trạm khuyến nông huyện Đô Luận văn Kinh tế 0
H Thực trạng vấn đề xây dựng và phát triển thương hiệu tại Công ty cổ phần Kinh Đô miền Bắc Luận văn Kinh tế 2
G Thực trạng về công tác hạch toán kế toán tại 11 công ty TNHH Hoa Đô Luận văn Kinh tế 0
B Thực trạng công tác tiền lương của công ty cố phần xây dựng giao thông đô thị Hà Nội Luận văn Kinh tế 0
D đánh giá thực trạng và định hướng sử dụng đất theo hướng nông nghiệp đô thị sinh thái đến năm 2020 t Nông Lâm Thủy sản 0
S Thực trạng giao thông đô thị và vấn đề ùn tắc giao thông trên địa bàn Hà Nội Luận văn Kinh tế 0
A Tìm hiểu chương trình khuyến khích tài chính của Công ty Cổ phần thực phẩm Kinh Đô Miền Bắc, thực trạng và giải pháp Luận văn Kinh tế 2
V Thực trạng tổ chức kế toán của Công ty cổ phần xây dặng và phát triển đô thị Hoà Phát Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top