lynksu_dbsk

New Member
Download miễn phí Đề tài Chiến lược định vị thương hiệu OMO của UNILEVER Việt Nam
Chiến lược định vị thương hiệu OMO của UNILEVER Việt Nam

Trong những năm gần đây, sức cạnh tranh giữa hàng hoá Việt Nam và hàng hoá nước ngoài diễn ra hết sức quyết liệt, đặc biệt là các sản phẩm có xuất xứ từ các công ty đa quốc gia hiện đang có mặt và thống lĩnh trên thị trường Việt Nam. Unilever - Việt Nam cũng là một trong số những đại gia lớn trên thị trường hàng tiêu dùng, hằng năm đã cung cấp một lượng lớn các mặt hàng thiết yếu cho sinh hoạt hằng ngày của người tiêu dùng Việt Nam như: kem đánh răng P/S, dầu gội đầu Sunsilk, bột giặt Omo, v.v… Đây không chỉ là mối đe dọa cho các nhà sản xuất trong nước mà còn là tấm gương để các doanh nghiệp học hỏi về kinh nghiệm marketing của một công ty đa quốc gia lớn có tầm cỡ thế giới.
Trong đó, bột giặt OMO_đứa con cưng của người lớn UNILEVER khi vào Việt Nam có một chiến lược định vị hiệu quả và đầy sáng tạo. Nhờ thế OMO đã chiếm được thị phần lớn trên thị trường bột giặt Việt Nam còn khá non trẻ nhưng đầy tiềm năng. OMO đã tận dụng đối đa những điểm mạnh vốn có của mình cũng như phát huy được những cơ hội của thị trường để mang lại nguồn doanh thu đáng kể hàng năm.
I. Phân đoạn thị trường, lựa chọn thị trường mục tiêu
Dựa trên cơ sở và tiêu thức nhân khẩu ( giới tính, thu nhập, nghề nghiệp..), OMO phân thị trường thành các đoạn thị trường điển hình như người tiêu dùng (chủ yếu là các bà nội trợ, bà mẹ…) thu nhập thấp, trung bình, cao.
Đặc điểm hành vi của các đoạn thị trường này:
• Lý do mua hàng: mua hàng thường xuyên.
• Lợi ích tìm kiếm: chất lượng (giặt tẩy tốt, hương thơm…); kinh tế ( giá cả phải chăng…).
• Mức độ trung thành: dao động.
Từ đó, OMO lựa chọn thị trường mục tiêu của mình là đoạn thị trường người tiêu dùng thu nhập trung bình và cao (chuyên môn hóa theo đặc tính thị trường) dựa trên các tiêu chí:
 Quy mô và mức tăng trưởng của đoạn thị trường: cao
- Mức tiêu thụ lớn: nhu cầu về bột giặt là rất lớn
- Mức lợi nhuận: cao
- Tỉ lệ thay đổi của mức lãi và các nhân tố có thể làm biến đổi về cầu:
+ Đoạn thị trường này chủ yếu là các bà nội trợ có mức trung thành dao động. Họ có thể chuyển từ nhãn hiệu ưa thích này sang nhãn hiệu ưu thích khác nên cơ hội của OMO khi tham gia vào đoạn thị trường này là rất lớn. Vì thế, khi mới gia nhập thị trường Việt Nam, OMO nhận định một chiến lược định vị hiệu quả có thể khiến hãng giành được thị phần lớn, đạt lợi nhuận cao. Mặt khác, nhóm khách hàng này cũng có một độ trung thành tương đối với sản phẩm (tiêu dùng theo thói quen,…) nên những thương hiệu định vị tốt trong tâm trí người tiêu dùng, không ngừng cải tiến hoàn thiện thì khả năng có một doanh số bán và mức lãi ổn định và ngày càng gia tăng là rất lớn. Điếu này là lợi thế với OMO ( do có sự hậu thuẫn của công ty mẹ là UNILEVER). Nguồn lực tài chính của OMO dồi dào đủ để tung ra một chiến lược định vị rộng rãi, ăn sâu vào tiềm thức người tiêu dùng.
+ Bột giặt là một trong những sản phẩm thiết yếu. Vì vậy nó có độ nhạy cảm theo giá thấp (đặc biệt với đoạn thị trường người tiêu dùng thu nhập trung bình và cao).Vì thế, những sản phẩm bột giặt của OMO với giá cả còn khá cao so với thu nhập của người Việt Nam sẽ có cơ hội chiếm thị phần (đặc biệt ở các thành phố lớn).

 Mức độ cạnh tranh trên đoạn thị trường
Trước khi OMO vào thị trường Việt Nam, thị trường bột giặt lúc đó có các thương hiệu như Daso, Tico, Lix, Viso, Net,…Trong đó, DASO và NET là 2 thương hiệu làm mưa làm gió trên thị trường. Tuy nhiên, những doanh nghiệp này tiềm lực tài chính còn eo hẹp, ít đầu tư cho sản phẩm và con người và thương hiệu. Người tiêu dùng hầu như chỉ mua những sản phẩm có sẵn trong cửa hàng. OMO và TIDE (thương hiệu của đối thủ cạnh tranh truyền kiếp của UNILEVER là P&G) vào thị trường bột giặt Việt Nam trong giai đoạn 1995-1997.Thương hiệu VISO sau cũng bị UNILEVER mua.
Các thương hiệu Việt Nam còn quá nhỏ bé so với các đại gia nước ngoài. Về thực chất, trong đoạn thị trường này chỉ có sự cạnh tranh của OMO, TIDE và VISO trong đó 2 thương hiệu đã là của UNILEVER. Thế cạnh tranh này rất có lợi cho OMO.
 Các mục tiêu và khả năng của công ty
1. Điểm mạnh của công ty
- Được sự hỗ trợ của tập đoàn Unilever toàn cầu nên có nền tài chính vững mạnh.
- Chính sách thu hút tài năng hiệu quả: Quan điểm của công ty là “Phát triển thông qua con người, thông qua các ngày hội việc làm cho các sinh viên sắp tốt nghiệp của các trường đại học danh tiếng để từ đó đào tạo nên các quản trị viên tập sự sáng giá cho nguồn nhân lực của công ty. Ngoài ra, công ty cũng có chế độ lương bổng, phúc lợi thoả đáng và các khoá học tập trung trong và ngoài nước cho nhân viên nhằm nâng cao nghiệp vụ của họ…
- Tình hình nghiên cứu và phát triển công nghệ của OMO luôn được chú trọng và đầu tư thoả đáng. Công nghệ hiện đại kế thừa từ Unilever toàn cầu, được chuyển giao nhanh chóng và có hiệu quả rõ rệt.
- Giá cá tương đối chấp nhận được, trong khi chất lượng rất cao, không thua hàng ngoại nhập.
- Môi trường văn hoá doanh nghiệp mạnh, đội ngũ nhân viên trí thức và có tinh thần trách nhiệm vì mục tiêu chung của công ty, đặc biệt các quan hệ với công chúng rất được chú trọng tại công ty.
2. Điểm yếu của công ty
- Vẫn còn những công nghệ không áp dụng được tại Việt Nam do chi phí cao, vì vậy phải nhập khẩu từ nước ngoài nên tốn kém chi phí và không tận dụng được hết nguồn lao động dồi dào và có năng lực ở Việt Nam.
- Giá cả của OMO còn khá cao so với thu nhập của người Việt Nam, nhất là ở những vùng nông thôn.
3. Cơ hội từ các yếu tố môi trường bên ngoài
- Chủ trương của các bộ ngành Việt Nam là cùng thống nhất xây dựng nền kinh tế Việt Nam theo xu hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa; trong đó ưu tiên thu hút đầu tư nước ngoài, đặc biệt từ các công ty xuyên quốc gia và đa quốc gia như Unilever để tăng ngân sách.
- Thị trường trong nước (bán buôn, bán lẻ, lưu chuyển hàng hoá…) đã phát triển hơn nhiều. Và cơ sở hạ tầng ở các thành phố lớn, nhất là TPHCM đã và đang được đầu tư thích đáng, trước mắt là ngang bằng với các nước trong khu vực.
- Trong bối cảnh khủng bố, chiến tranh, dịch bệnh , v.v.. thời gian qua, nền chính trị Việt Nam được đánh giá là ổn định và được bầu chọn là một trong những điểm đến an toàn nhất khu vực châu Á-Thái Bình Dương nói riêng, và mang lại sự an tâm cho các nhà đầu tư nước ngoài.
- Trình độ dân trí Việt Nam tương đối cao, nhất là ở khu vực thành thị. Tỷ lệ người tốt nghiệp đại học, cao đẳng…khá cao so với các nước; hơn nữa
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:



Marketing của OMO
Chiến lược định vị và quảng bá thương hiệu của vài doanh
Định vị Thương hiệu Bánh Trung Thu Kinh Đô
Quản trị thương hiệu Toyota
điểm mạnh yếu của Unilever
Việt Nam Và Các Điểm Đến Được Yêu Thích
 

tuananhmmo1

New Member
Re: [Free] Chiến lược định vị thương hiệu OMO của UNILEVER Việt Nam

cho mình xin link down nha, Thank bạn
 

tctuvan

New Member
Re: [Free] Định vị thương hiệu OMO của UNILEVER Việt Nam

Đã update link tải cho bạn
 

tuananhmmo1

New Member
Re: [Free] Định vị thương hiệu OMO của UNILEVER Việt Nam

Thank bạn nhiều nha, mình down xong rồi
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top