Download miễn phí Đồ án Bàn về kế toán nguyên vật liệu trong các doanh nghiệp sản xuất





MỤC LỤC

 

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ KINH TẾ CƠ BẢN VỀ NGUYÊN VẬT LIỆU TRONG CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT 3

1. Khái niệm và bản chất của Nguyên vật liệu. 3

2. Ý nghĩa của Nguyên vật liệu đối với hoạt động sản xuất kinh doanh trong các DNSX 3

3. Phân loại nguyên vật liệu 3

4. Tính giá nguyên vật liệu 4

4.1- Tính giá nguyên vật liệu nhập kho 5

4.2 - Tính giá vật nguyên liệu xuất kho 6

CHƯƠNG II: KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU THEO CHẾ ĐỘ HIỆN HÀNH 9

1. Chứng từ kế toán sử dụng trong kế toán nguyên vật liệu 9

2. Kế toán chi tiết nguyên vật liệu: 9

2.1- Phương pháp thẻ song song 9

2.2- Phương pháp sổ số dư 11

2.3- Phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển 11

3. Kế toán tổng hợp nguyên vật liệu theo hệ thống kê khai thường xuyên 13

3.1- Kế toán tình hình biến động tăng nguyên vật liệu theo phương pháp kê khai thường xuyên 13

3.2 - Kế toán tình hình biến động giảm nguyên vật liệu theo phương pháp kê khai thường xuyên 16

4. Kế toán tổng hợp nguyên vật liệu theo hệ thống kiểm kê định kỳ 18

4.1- Kế toán tình hình biến động tăng nguyên vật liệu theo phương pháp kiểm kê định kỳ 18

CHƯƠNG III: HOÀN THIỆN KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT 22

1. Đánh giá nhận xét chế độ kế toán hiện hành đối với nguyên vật liệu 22

1.1 ưu điểm 22

1.2 Nhược điểm 22

2. Một số đề xuất hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu trong các doanh nghiệp sản xuất 22

KẾT LUẬN 24

TÀI LIỆU THAM KHẢO 25

 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


Em xin chân thành Thank thầy đã giúp em hoàn thành đề án nay.
Chương I: Những vấn đề kinh tế cơ bản về nguyên vật liệu trong các doanh nghiệp sản xuất
1. Khái niệm và bản chất của Nguyên vật liệu.
Nguyên vật liệu là một trong ba yếu tố không thể thiếu trong quá trình sản xuất. Vật liệu là đối tượng lao động, là cơ sở vật chất cấu thành lên thực thể của sản phẩm. Tài sản cố định và công cụ công cụ khác không đủ tiêu chuẩn là tài sản cố định là tư liệu lao động, còn lao động của con người là yếu tố sức lao động. Như vậy có thể thấy nguyên vật liệu là một trong ba yếu tố cơ bản của quá trình tạo ra sản phẩm.
2. ý nghĩa của Nguyên vật liệu đối với hoạt động sản xuất kinh doanh trong các DNSX
Vật liệu có đặc điểm là chỉ tham gia vào một chu kỳ sản xuất kinh doanh và khi tham gia vào sản xuất, dưới tác dụng của lao động chúng bị tiêu hao toàn bộ một lần hay bị thay đổi hình thái vật chất ban đầu để cấu thành thực thể của sản phẩm. Về mặt giá trị, khi tham gia vào sản xuất vật liệu chuyển dịch toàn bộ một lần vào giá trị của chúng vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp.
3. Phân loại nguyên vật liệu
Trong doanh nghiệp sản xuất, nguyên vật liệu bao gồm nhiều loại khác nhau với nội dung kinh tế, chức năng lý, hoá học khác nhau. Để có thể quản lý một cách chặt chẽ và hạch toán chi tiết đối với từng loại cần thiết phải tiến hành phân loại nguyên vật liệu.
Có nhiều cách phân loại:
Căn cứ vào nội dung và yêu cầu quản lý doanh nghiệp, nguyên vật liệu được chia thành các loại hình như sau:
- Nguyên vật liệu chính: Là những loại nguyên vật liệu khi tham gia vào quá trình sản xuất thì cấu thành thực thể vật châts, thực thể chính của sản phẩm.
Trong chi phí về nguyên vật liệu nói chung thì chi phí về nguyên vật liệu chính thường chiếm tỷ trọng lớn.
- Vật liệu phụ: Là những loại vật liệu khi tham gia vào quá trình sản xuất, không cấu thành thực thể chính của sản phẩm mà có thể kết hợp với vật liệu chính làm thay đổi màu sắc, mùi vị, hình dáng bề ngoài, tăng thêm chất lượng của sản phẩm, hàng hoá, tạo điều kiện cho quá trình chế tạo sản phẩm được thực hiện bình thường hay phục vụ cho nhu cầu công nghệ, kỹ thuật. Phục vụ cho quá trình lao động.
- Nhiên liệu: Là những thứ có tác dụng cung cấp nhiệt lượng cho quá trình sản xuất, kinh doanh tạo điều kiện cho quá trình chế tạo sản phẩm diễn ra bình thường. Nhiên liệu có thể tồn tại ở thể lỏng, thể rắn, thể khí.
- Phụ tùng thay thế: Là những vật tư, sản phẩm dùng để thay thế, sửa chữa máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, công cụ, công cụ sản xuất...
- Vật liệu và thiết bị xây dựng cơ bản: Là những loại vật liệu và thiết bị được sử dụng cho công việc xây dựng cơ bản. Đối với thiết bị xây dựng ơ bản bao gồm cả thiết bị cần lắp, không cần lắp, công cụ, khí cụ và vật kết cấu dùng để lắp đặt vào công trình xây dựng cơ bản.
- Vật liệu khác: Phế liệu, các loại vật tư đặc chủng:
Ngoài cách phân loại như trên còn có các cách phân loại khác.
Nếu căn cứ vào nguồn gốc bao gồm:
+ Nguyên vật liệu mua ngoài
+ Nguyên vật liệu tự gia công chế biến
+ Nguyên vật liệu thuê ngoài gia công chế biến
+ Nguyên vật liệu nhận góp vốn liên doanh
+ Nguyên vật liệu do được cấp, biếu, tặng...
Nếu căn cứ vào tình hình sử dụng bao gồm:
+ Nguyên vật liệu dùng cho sản xuất.
+ Nguyên vật liệu dùng cho quản lý doanh nghiệp
+ Nguyên vật liệu dùng cho bộ phận bán hàng
4. Tính giá nguyên vật liệu
4.1- Tính giá nguyên vật liệu nhập kho
Đánh giá vật liệu là việc biểu hiện giá trị của các vật liệu ra bằng tiền theo những nguyên tắc nhất định và việc đánh giá đó là một sự cần thiết để phục vụ cho việc hạch toán, tổ chức kế toán. Kế toán nhập, xuất, tồn kho nguyên vật liệu phải phản ánh theo trị giá thực tế. Nội dung trị giá thực tế của nguyên vật liệu được xác định tuỳ theo từng nguồn nhập.
* Trị giá thực tế của nguyên vật liệu mua ngoài bao gồm giá mua ghi trên hoá đơn gồm cả thuế nhập khẩu (nếu có) cộng (+) chi phí thu mua thực tế trừ (-) các khoản chiết khấu, giảm giá (nếu có).
Trong đó: Trường hợp doanh nghiệp mua nguyên vật liệu dùng vào sản xuất kinh doanh các mặt hàng chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thì giá trị của nguyên vật liệu mua vào được phản ánh theo giá mua chưa có thuế GTGT.
Trường hợp doanh nghiệp mua nguyên vật liệu dùng vào sản xuất kinh doanh các mặt hàng chịu thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp hay không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT, hay dùng cho hoạt động sự nghiệp, phúc lợi thì giá trị của nguyên vật liệu mua vào được phản ánh theo tổng giá thanh toán bao gồm cả thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ (nếu có).
* Trị giá thực tế của nguyên vật liệu do tự gia công chế biến, bao gồm cả thực tế của vật liệu chế biến (+) chi phí gia công chế biến.
* Trị giá thực tế của nguyên vật liệu thuê ngoài gia công chế biến bao gồm giá thực tế của nguyên vật liệu xuất thuê ngoài gia công chế biến công (+) chi phí vận chuyển vật liệu đến nới chế biến và từ nơi chế biến về đơn vị cộng (+) tiền thuê ngoài gia công chế biến.
* Trị giá thực tế của nguyên vật liệu nhận góp vốn liên doanh, cổ phần bao gồm giá thực tế được các bên tham gia góp vốn liên doanh trách nhiệm cộng (+) chi phí vận chuyển (nếu có).
Trị giá thực tế của nguyên vật liệu do được cấp biếu tặng là giá trị của vật liệu ghi trong biên bản cấp hay giao nhận.
Trường hợp không xác định được giá trị vật liệu trong biên bản giao nhận thì có thể xác định theo giá thị trường của chúng.
* Đối với phế liệu nhập kho: Trị giá thường được đánh giá theo giá ước tính.
4.2 - Tính giá vật nguyên liệu xuất kho
Để tính trị giá thực tế của nguyên vật liệu xuất kho có thể áp dụng một trong các phương pháp:
- Theo theo giá thực tế bình gia quyền tại thời điểm xuất kho hay cuối kỳ.
- Tính theo giá thực tế nhập trước, xuất trước.
- Tính theo giá thực tế nhập sau xuất trước.
- Tính theo giá thực tế đích danh.
Đơn vị lựa chọn phương pháp tính giá nào phải đảm bảo tính nhất quán trong niên độ kế toán.
Cụ thể của các phương pháp như trên là như sau:
* Theo phương pháp tính theo giá thực tế bình quân gia quyền.
Trị giá TT nguyên vật liệu xuất kho
=
Số lượng nguyên vật liệu xuất kho
x
Đơn giá bình quân
Đơn giá bình quân
=
Trị giá TT tồn đầu kỳ + Trị giá TT nhập trong kỳ
Số lượng tồn đầu kỳ + Số lượng nhập trong kỳ
Đơn giá bình quân còn có thể tính bằng đơn giá bình quân cố định hay đơn giá bình quân di động, điều này còn tuỳ từng trường hợp vào yêu cầu và trình độ quản lý hạch toán của đơn vị.
Đơn giá tồn kho đầu kỳ
=
Trị giá TT tồn đầu kỳ
Số lượng tồn đầu kỳ
* Theo phương pháp tính theo đơn giá tồn kho đầu kỳ:
Trị giá TT của nguyên vật liệu xuất kho
=
Số lượng nguyên vật liệu xuất kho
x
Đơn giá tồn kho đầu kỳ
* Theo phương pháp tính theo giá thực tế nhập trước, xuất trước.
Theo phương pháp này phải xác định theo đơn giá TT của từng lần nhập và giả định là hàng nào nhập trước ...

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
C Bàn về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm trong kế toán tài chính doanh nghiệp và kế toán quản t Công nghệ thông tin 0
I Bàn về vấn đề tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong kế toán tài chính doanh nghi Luận văn Kinh tế 0
B Bàn về chế độ kế toán các khoản đầu tư vào công ty con trên Báo cáo tài chính của công ty mẹ Luận văn Kinh tế 0
H Bàn về tổ chức quản lý và kế toán tào sản cố định hữu hình trong doanh nghiệp Luận văn Kinh tế 0
N Bàn về kế toỏn doanh thu, thu nhập từ cung cấp dịch vụ Quảng cỏo trực tuyến theo Chuẩn mực và Chế độ Luận văn Kinh tế 0
D Bàn về cách tính khấu hao tài sản cố định và phương pháp kế toán khấu hao tài sản cố định theo chế độ hiện hành trong các doanh nghiệp Luận văn Kinh tế 2
S Bàn về chế độ hạch toán kế toán bất động sản đầu tư Luận văn Kinh tế 0
V Bàn về chế độ kế toán các khoản vay - Nợ trong doanh nghiệp hiện nay Luận văn Kinh tế 0
B Bàn về kế toán quản trị chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp sản xuất Luận văn Kinh tế 2
M Bàn về chế độ kế toán các khoản dự phòng Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top