dangtrang2246

New Member

Download miễn phí Luận văn Trực trạng và một số giải pháp chủ yếu nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn huyện Thanh Trì theo hướng Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá





MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN 1

PHẦN I 2

ĐẶT VẤN ĐỀ 2

1.1. Tính cấp thiết của đề tài. 2

1.2. Mục tiêu nghiên cứu 3

1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: 4

PHẦN II 5

TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 5

2.1. Cơ sở lý luận của đề tài 5

2.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài. 14

PHẦN III 23

ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 23

3.1. Đặc điểm 23

3.2. Phương pháp nghiên cứu. 36

PHẦN IV 38

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 38

4.1. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn huyện Thanh Trì 38

4.2. Tình hình thực hiện công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn huyện Thanh Trì. 59

4.3. Những yếu tố thuận lợi và khó khăn tác động đến quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn huyện Thanh Trì theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá. 70

4.4. Phương hướng và biện pháp đẩy mạnh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn huyện Thanh Trì theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá từ năm 2003 đến năm 2010. 71

PHẦN V 86

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 86

5.1. Kết luận. 86

5.2. Kiến nghị. 87

TÀI LIỆU THAM KHẢO 89

 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


ốc độ tăng trưởng nhanh hơn cả từ 13,2% năm 2003 lên 16,9% năm 2005, bình quân 3 năm cơ cấu kinh tế ngành dịch vụ tăng là 13,3%. Sở dĩ có sự tăng trưởng cao như vậy là do quá trình đô thị hoá nhanh, nhiều cơ quan, xí nghiệp đóng trên địa bàn làm cho ngành thương mại dịch vụ tăng lên cơ cấu các ngành có nhiều biến động.
4.1.1.1. Cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp.
Trong sản xuất nông nghiệp Thanh Trì là địa phương đi đầu về chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi, cho nông sản giá trị kinh tế cao. Nghiên cứu sự chuyển dịch cơ cấu của các ngành nông nghiệp, trước hết phải đề cấp dến quan hệ tỷ lệ giữa ngành trồng trọt và chăn nuôi, đây là quan hệ tỷ lệ cân đối lớn nhất của cơ cấu nội tại ngành nông nghiệp. Xem xét số liệu thực tế ở huyện Thanh Trì thời gian qua cho thấy rằng cơ cấu trồng trọt và chăn nuôi có sự chuyển biến theo hướng tích cực, xu thế chung là tỷ trọng trồng trọt giảm và tỷ lệ chăn nuôi tăng.
Căn cứ vào biểu 7 ta thấy trong cơ cấu kinh tế chung giữa ngành trồng trọt và ngành chăn nuôi thì ngành trồng trọt chiếm tỷ trọng lớn hơn ngành chăn nuôi về giá trị sản lượng và tốc độ phát triển: Năm 2005 giá trị sản lượng ngành chăn nuôi đạt 105,9 tỷ đồng chiếm 45,4%, giá trị sản lượng ngành chăn nuôi đạt 79,5 tỷ đồng chiếm 31,4%.
So với 2 ngành trồng trọt và chăn nuôi thì ngành nuôi trồng thuỷ sản phát triển nhanh hơn: năm 2003 giá trị sản lượng ngành thủy sản đạt 29,5 tỷ đồng chiếm 15,5% cơ cấu ngành nông nghiệp, đến năm 2005 giá trị sản lượng ngành thủy sản đạt 47,7 tỷ đồng chiếm 20,5% cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp. Tốc độ phát triển bình quân ngành thuỷ sản trong 3 năm là 28,2%, lớn nhất trong cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp huyện. Đây là một nét đặc trưng trong kinh tế nông nghiệp của huyện Thanh Trì, một huyện vùng trũng đã biết biến khó khăn thành lợi thế, chuyển được một số lớn ruộng trũng thành vùng sản xuất 1 vụ lúa, 1 vụ cá hiệu quả cao. Sản lượng cá đạt gần 4.400 tấn năm 2005 cao nhất từ trước tới nay.
Bảng biểu
Trong thời kỳ hiện nay quá trình đô thị hoá diễn ra nhanh và làm cho diện tích đất đai huyện Thanh Trì thu hẹp lại nhưng dân số ngoại thành lại tăng nhanh với mức sống ngày càng cao, đòi hỏi sản xuất nông nghiệp phải đáp ứng nhu cầu tănglên cả về chất lượng và số lượng chủng loại của nông sản.
Vì vậy một số nông sản có giá trị cao đã được huyện chú trọng, phát triển như: Trong trồng trọt diện tích trồng hoa, cây cảnh, cây ăn quả… Trong chăn nuôi thì tăng đàn lợn hướng nạc, tăng diện tích nuôi trồng thuỷ sản để phục vụ chủ yếu người tiêu dùng, đồng thời nâng cao mức thu nhập cho nông dân. Đây là xu hướng tiến bộ để nâng cao giá trị công nghiệp hoá, tạo nên một nền tảng vững chắc thúc đẩy quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá Thủ đô.
Nhìn chung trong những năm qua sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng giảm tỷ trọng trồng trọt tăng dần tỷ trọng chăn nuôi là một xu hướng chuyển dịch cơ cấu tiến bộ phù hợp với sự chuyển đổi mới hiện nay. Tuy nhiên quá trình chuyển dịch không đều và có sự chênh lệch lớn giữa các vùng trong huyện.
Nguyên nhân thì có nhiều vấn đề vốn, giống, quy trình kỹ thuật, các chính sách tác động của Nhà nước. Song căn bản là thiếu định hướng ở tầm vĩ mô và chưa đủ những điều kiện vật chất cần thiết để thúc đẩy quá trình chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp huyện Thanh Trì.
Đi sâu vào từng phần ngành nông nghiệp có một số điểm đáng chú ý sau:
* Ngành trồng trọt.
Ngành trồng trọt trong giai đoạn 2003-2005 với tổng diện tích gieo trồng hàng năm của huyện có xu hướng giảm dần từ 5.540 ha năm 2001 xuống 4.939 ha năm 2005.
Qua biểu 8 cho thấy hiện nay cây lương thực vẫn là cây trồng đóng vai trò quan trọng và có diện tích gieo trồng hàng năm lớn nhất, tuy nhiên qua 3 năm diện tích gieo trồng cây lương thực đang giảm dầm; năm 2003 diện tích cây lương thực đạt 4.820 ha chiếm 87,0% tổng diện tích gieo trồng hàng năm, năm 2003 diện tích cây lương thực đạt 4.200 ha giảm xuống còn 85,0% tổng diện tích gieo trồng.
Trong năm 2003-2005 cây công nghiệp còn đang chiếm tỷ trọng tháp trong cơ cấu cây trồng của huyện, tuy nhiên tiềm năng về phát triển cây công nghiệp còn rất lớn. Những năm qua diện tích cây công nghiệp hàng năm đang tăng dần, năm 2003 diện tích cây công nghiệp đạt 115 ha đến năm 2003 diện tích cây công nghiệp đạt 145 ha nhưng chỉ chiếm 30% diện tích gieo trồng của huyện.
Cây thực phẩm (rau màu và thực phẩm) là cây quan trọng trong cung cấp nhu cầu tiêu dùng hàng ngày của nhân dân và là cây có giá trị kinh tế cao, có diện tích gieo trồng đứng thứ hai sau diện tích gieo trồng cây lương thực. Năm 2003 diện tích gieo trồng cây thực phẩm đạt 198 ha đến năm 2005 diện tích gieo trồng cây thực phẩm đạt 250 ha tăng 52 ha, tốc độ bình quân tăng diện tích gieo trồng cây thực phẩm là 13,0%.
Năm 2003-2005 hoa, cây cảnh của huyện cũng được phát triển năm 2001 diện tích trồng hoa, cây cảnh đạt 55 ha đến năm 2005 diện tích trồng hoa, cây cảnh đã đạt 95 ha. Nguyên nhân là do đời sống của người dân cao hơn, họ chú ý đến hoa và cây cảnh nhiều hơn một phần vì hoa và cây cảnh làm giảm không khí ô nhiễm môi trường, vì vậy người dân đã chuyển sang trồng hoa cây cảnh.
Trong năm 2003-2005 người nông dân chuyển mạnh từ trồng lúa, trồng rau màu và cây công nghiệp ngắn ngày sang trồng hoa, cây cảnh cung cấp cho thị trường. Năm 2005 diện tích trồng hoa cây cảnh được tăng lên từ 55 ha năm 2003 lên 95 ha tăng 40 ha năm 2005.
Qua phân tích cơ cấu ngành trồng trọt cho thấy tình trạng độc canh lương thực còn phổ biến chưa có chuyển biến mạnh về cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất hàng hoá, nặng về sản xuất cây lương thực trong giai đoạn vừa qua không có nghĩa là sản xuất có lãi hơn so với cây trồng khác mà do cây lương thực là cây trồng vốn gắn bó gần gũi với nông dân từ nhiều năm đồng thời nó đảm bảo ổn định đời sống cho người nông dân.
* Ngành chăn nuôi.
Ngành chăn nuôi của huyện Thanh Trì chiếm 34,1% cơ cấu giá trị sản lượng nông nghiệp toàn huyện, hàng năm huyện sản xuất ra hàng ngàn tấn thịt lợn, cá và nhiều nông sản khác như trứng, sữa… Giá trị sản lượng ngành chăn nuôi huyện Thanh Trì năm 2004 đạt 75,7% tỷ đồng chiếm 33,8% cơ cấu ngành nông nghiệp, đến năm 2005 giá trị sản lượng ngành chăn nuôi tăng lên 3,8 tỷ đồng chiếm 34,1% cơ cấu ngành nông nghiệp. Cơ cấu vật nuôi đang có sự chuyển đổi theo chiều hướng tích cực.
Ngành chăn nuôi lợn nái và lợn thịt tăng 10,0%, lợn thịt tăng 3,5% đặc biệt chăn nuôi lợn mang tính tận dụng, một số gia đình nuôi nhiều 10-20 con, sử dụng thức ăn công nghiệp, bã rượu, tăng trọng trung bình 10-20kg một tháng.
Chăn nuôi gia cầm cũng phát triển, đàn gà tăng 1,0%, đa số các gia đình nuôi gà theo tập quán thả vườn, một số hộ dân đầu tư nuôi gà công nghiệp bằng chuống, cho ăn thức ăn công nghiệp. Chăn nuôi vịt thịt tăng 11,5%, vịt đẻ tăng 17,5%, chăn nuôi vịt thịt chủ yếu tập chung vào một số hộ nuôi theo 2 vụ thu hoạch lúa. Có 50-60 hộ nuôi thịt vịt siêu thịt theo điều kiện có kênh nước bước đầu có hiệu quả.
Năm 2003 số trâu là 500 con,...

 
Các chủ đề có liên quan khác

Các chủ đề có liên quan khác

Top