atrangbeo266

New Member

Download miễn phí Đề tài Vận dụng khái niệm phủ định biện chứng để phân tích quá trình đổi mới kinh tế ở Việt Nam





 MỤC LỤC

 Trang

LỜI TỰA

PHẦN MỞ ĐẦU 1

I/Tình hình kinh tế 2

II/ Xây dựng phương hướng và phương pháp giải quyết 3

NỘI DUNG 5

I/ Lý luận triết học khái niệm phủ định biện chứng 5

1. Khái niệm phủ định biện chứng 5

2. Những đặc trưng của phủ định biện chứng 5

II/ Vận dụng khái niệm phủ định biện chứng để phân tích quá trình đổi mới kinh tế ở Việt Nam 6

1. Đó là tính tất yếu khách quan và điều kiện cho sự phát triển 6

2. Quá trình phủ định biện chứng tạo nên sự phát triển 8

KẾT LUẬN 12

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 13

 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


lời tựa
Thế kỷ XX qua đi đã đánh dấu những bước phát triển vượt bậc của con người trong công cuộc xây dựng thế giới. Loài người dựa vào bàn tay, khối óc của mình đã khám phá và vận dụng các quy luật của thế giới tự nhiên để phát minh ra rất nhiều thành tựu khoa học dần làm thay đổi bộ mặt của thế giới từ thủa sơ khai đến phát triển như ngày nay. Trong xu hướng đó, Việt Nam chúng ta cũng không ngừng vận động, không ngừng biến đổi để đưa đất nước phát triển đi lên. Để làm được điều đó, nước ta đã tiến hành công cuộc đổi mới đất nước có sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam. Một trong những cải cách có tính chiến lược nhằm phát triển đất nước đi lên CNXH là: đổi mới nền kinh tế ở Việt Nam, phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần với nhiều hìng thức sở hữu, vận hành theo cơ chế thị trường định hướng XHCN. Tăng trưởng kinh tế và công bẳng xã hội đã và đang tạo sự biến đổi sâu sắc về mặt nhận thức và lí luận thực tiễn ở nước ta. Việc nghiên cứu tìm ra hướng đi đúng cho nền kinh tế đất nước phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh trong nước và xu thế của thời đại là điều hết sức cần thiết để nước ta từng bước đi lên là một nền kinh tế tiên tiến phát triển trên thế giơí. Bởi vậy, với trách nhiệm là một người sinh viên trong hàng ngũ những người chủ tương lai của đất nước em thâý: phải vận dụng lí luận về phủ định biện chứng (một trong ba quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật của triết học Mác-Lênin ) vào việc phân tích quá trình đổi mới nền kinh tế đất nước. Điều đó giúp trâu dồi thêm hiểu biết về nền kinh tế đất nước, và những phương hướng hoạt động của Đảng và nhà nước cùng những nguyên nhân thực trạng của nền kinh tế. Và trang bị đầy đủ cho chúng em những kiến thức thiết yếu để sẵn sàng tiếp nhận những nhiệm vụ của Đảng và Nhà nước giao phó.
phần mở đầu
Đất nước ta đã trải qua một thời gian dài chiến tranh gian khổ ác liệt, đã tiêu hao bao nhiêu sức người sức của, nay lại bắt đầu ngay vào công cuộc xây dựng XHCN. Quá trình phát triển nền kinh tế nước ta có một xuất phát triện rất thấp, đi lên từ đói cùng kiệt lạc hậu. Do đó không thể tránh khỏi những tư tưởng chủ quan nóng vội và những sai lầm khuyết điểm. Đó chính là thời kỳ nền kinh tế nước ta ở chế độ kế hoạch hoá tập trung quan liêu, bao cấp.
Đảng và Nhà nước ta đã sớm nhận thức được những sai lầm trong đường lối chính sách trước kia. Vì vậy, đã vạch ra đường lối đổi mới toàn diện và triệt để mà trọng tâm là đổi mới nền kinh tế được vạch ra ở Đại hội VI, và được bổ xung , hoàn thiện ở Đại hội VII, VIII. Trong đó sự tồn tại và phát triển một nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần được xác định là chiến lược phát triển lâu dài trong công cuộc đổi mới nền kinh tế theo định hướng XHCN.
I. tình hình kinh tế
Từ sau giải phóng miền Nam, thống đất nước vào năm 1975 thì Cách mạng nước ta chuyển sang giai đoạn mới: cả nước tập chung xây dựng CNXH. Cơ chế tập chung quan liêu bao cấp đã tồn tại không tạo dựng được động lực phát triển, mà còn làm suy yếu nền kinh tế nước ta như kìm hãm sản xuất, làm giảm năng xuất, chất lượng, hiệu quả gây ra nhiều trở ngại trong việc phân phối lưu thông và làm xuất hiện nhiều hiện tượng tiêu cực trong xã hội. Kết quả là sự khủng hoảng kinh tế, chính trị trong suốt thời gian dài. Mặt khác, cơ chế kế hoạch hoá tập trung quan liêu bao cấp còn có những điểm tồn tại như:
Thứ nhất : Nhà nước chỉ thừa nhận một thành phần kinh tế với hai loại hình sở hữu: toàn dân, tập thể. Các thành phần kinh tế khác bị hạn chế ở mức tối đa thậm chí triệt tiêu.
Thứ hai : Nhà nước thực hiện chức năng quản lí nền kinh tế thông qua hệ thống mệnh lệnh hành chính không phù hợp với nguyên tắc dân chủ. Nhà nước can thiệp sâu vào hoạt động sản xuất kinh doanh của các đơn vị cơ sở nhưng lại không chịu trách nhiệm trước những quyết định của mình. Vì vậy dẫn đến các đơn vị kinh tế vừa không có quyền tự chủ trong kinh doanh, vừa bị ràng buộc về kết quả kinh doanh.
Thứ ba : Nhà nước thực hiện một cơ chế bao cấp tràn lan thông qua chế độ cung cấp và cấp phát ngân sách mà không có sự ràng buộc về mặt vật chất.
Thứ tư : Nhà nước không chú ý đầy đủ tới quan hệ hàng hoá tiền tệ và hiệu quả kinh tế. Không thấy rằng: tiền tệ là một công cụ năng động nhất trong quản lí kinh tế. Thậm chí nhà nước còn cho rằng đồng tiền là nguồn gốc của của bất công trong xã hội, mọi sản phẩm tiêu thụ theo kế hoạch bất kể thế nào.
Thêm vào đó cơ chế quản lí cũ gắn liền với tư duy kinh tế dựa trên những quan niệm rất đơn giản về CNXH, mang nặng tính chất chủ quan duy ý chí.
Đứng trước tình hình đó đòi hỏi Đảng và Nhà nước ta phải có chủ trương chỉ đạo đổi mới toàn diện mà trọng tâm là đổi mới kinh tế.
II. xây dựng phương hướng và phương pháp giải quyết
Từ đại hội Đảng VI năm 1986, Đảng ta đã đánh giá chính xác và đúng đắn những tồn tại, đồng thời phân tích những sai lầm về sự chủ quan duy ý chí trong những năm thực hiện cơ chế kế hoạch hoá quan liêu bao cấp. Từ đó Đảng ta đã khởi xướng sự nghiệp đổi mới toàn diện mà trọng tâm là đổi mới kinh tế “phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần với nhiều hình thức sở hữu, vận hành theo cơ chế thị trường, đi đôi với tăng cường quản lí của nhà nước theo định hướng XHCN”. Tiếp theo đó, tại đại hội VII và đại hội VIII thì nội dung này tiếp tục được khẳng định bổ xung.
Qua đó Đảng và Nhà nước ta đã đề ra đường lối đổi mới nên kinh tế, góp phần phát triển đất nước với những nhiệm vụ chủ yếu sau:
* Kiên quyết xoá bỏ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp. Thiết lập và hình thành đồng bộ cơ chế kế hoạch hoá theo cách hạch toán kinh doanh XHCN, đúng nguyên tắc tập trung dân chủ.
* Phát triển lực lượng sản xuất gồm: người lao động tư liệu sản xuất và khoa học. Thực hiện công nghiệp hoá hiện đại hoá nền kinh tế để phát triển kĩ thuật công nghệ, xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật của CNXH. Hình thành cơ cấu kinh tế hợp lí hiệu quả.
* Xây dựng và hoàn thiện quan hệ sản xuất trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Với điều kiện nước ta suy cho cùng là tạo mọi điều kiện cho tất cả các thành phần kinh tế đều phát triển, từ đó phát huy tốt nhất vị trí vai trò của mỗi thành phần kinh tế đối với đất nước. Phát huy vai trò chủ đạo của thành phần kinh tế nhà nước. Xây dựng và hoàn thiện quan hệ sản xuất phù hợp với lực lượng sản xuất, đẩy mạnh cải cách môi trường thể chế nhằm thực hiện công nghiệp hoá- hiện đại hoá.
* Mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại .Trong điều kiện quốc tế hoá nền kinh tế và phát triển của khoa học kĩ thuật, mở cửa thu hút nguồn lực phát triển từ bên ngoài và phát triển lợi thế kinh tế trong nước. Tăng cường tính độc lập tự chủ, phụ thuộc lẫn nhau trên nguyên tắc hai bên cùng có lợi.
* Không ngừng nâng cao đời sống vật chất văn hoá tinh th

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
M Tiếp cận triết học khái niệm nhà nước pháp quyền và sự vận dụng nó trong xây dựng nhà nước pháp quyề Kinh tế chính trị 0
N Vận dụng khái niệm "Kinh nghiệm và tư duy" trong triết lý giáo dục của John Dewey hướng dẫn học sinh Luận văn Sư phạm 0
S Vận dụng dạy học khám phá bằng các mô hình quy nạp đối với dạy học khái niệm, Hình học không gian lớ Luận văn Sư phạm 2
A [Free] Khái niệm tri thức, kinh tế tri thức và thực trạng vận dụng kinh tê stri thức ở Việt Nam Tài liệu chưa phân loại 0
V Xây dựng bản đồ khái niệm và vận dụng thiết kế website hỗ trợ dạy học chương dòng điện trong các môi Tài liệu chưa phân loại 2
D Vận dụng quan điểm dạy học giải quyết vấn đề khi dạy học chương Dòng điện không đổi Vật lí 11 Luận văn Sư phạm 0
D Phân tích nội dung quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập và vận dụng quy luật đó Môn đại cương 0
D Vận dụng thủ tục kiểm toán để phát hiện gian lận trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty Deloitte Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D vận dụng công nghệ 3d thiết kế và sử dụng bảo tàng ảo trong dạy học lịch sử Luận văn Sư phạm 1
D vận dụng năng lực số vào dạy học văn chính luận trong chương trình ngữ văn thpt nhằm phát triển năng lực học sinh Luận văn Sư phạm 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top