Huw

New Member

Download miễn phí Đề tài Hệ thống nguyên tắc và phương pháp tính giá áp dụng cho tính giá các loại hàng tồn kho trong doanh nghiệp





MỤC LỤC

Trang

Lời nói đầu 1

Phần I- Cơ sở lý luận của việc xác định nguyên tắc và phương pháp tính giá áp dụng cho tính giá các loại hàng tồn kho trong doanh nghiệp. 2

1.1. Khái niệm và phân loại hàng tồn kho. 2

1.1.1. Khái niệm. 2

1.1.2. Phân loại hàng tồn kho. 2

1.2. Nguyên tắc tính giá hàng tồn kho. 3

1.3. Phương pháp tính giá trị hàng tồn kho. 5

13.1. Phương pháp tính giá nhập. 5

1.3.2. Phương pháp tính giá xuất. 7

1.3.3. Ảnh hưởng của các phương pháp kế toán hàng tồn kho với việc xác định giá trị hàng tồn kho. 11

1.3.4. Quan hệ của các phương pháp tính giá xuất kho với lợi nhuận. 13

1.3.5. Nguyên tắc lựa chọn phương pháp tính giá xuất kho hàng tồn kho. 14

1.4. Phương pháp tính giá trị hàng tồn kho - so sánh với các chuẩn mực. 14

1.4.1. So sánh với chuẩn mực kế toán Việt Nam. 14

1.4.2. So sánh với chuẩn mực kế toán quốc tế. 15

1.5. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho. 16

 

Phần II- Thực trạng áp dụng các phương pháp tính giá hàng tồn kho trong các doanh nghiệp hiện nay và một số đề xuất. 18

2.1. Tình hình sử dụng các phương pháp tính giá hàng tồn kho trong các doanh nghiệp. 18

2.1.1. Phương pháp giá thực tế đích danh. 18

2.1.2. Phương pháp giá bình quân. 19

2.1.3. Phương pháp nhập trước - xuất trước. 19

2.1.4. Phương pháp nhập sau - xuất trước. 19

2.2. Phương hướng áp dụng các phương pháp xác định giá trị hàng tồn kho ở Việt Nam. 20

2.3. Suy nghĩ về thực trạng hạch toán dự phòng giảm giá hàng tồn kho theo chế độ kế toán tại các doanh nghiệp. 22

2.4. Kế toán hàng tồn kho trong các doanh nghiệp thương mại. 23

2.4.1. Về phạm vi của chỉ tiêu hàng tồn kho. 23

2.4.2. Về chế độ trích lập dự phòng. 24

2.5. Một số đề xuất trong kế toán hàng tồn kho. 24

2.5.1. Nguyên tắc đánh giá hàng tồn kho thấp hơn giữa giá phí và giá thị trường. 25

2.5.2. Về xác định chi phí dự phòng giảm giá hàng tồn kho. 26

2.5.3. Về phương pháp xác định giá trị hàng tồn kho. 27

2.5.4. Về phương pháp kế toán hàng tồn kho. 27

 

Kết luận 29

Tài liệu tham khảo 30

 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


c tính giá phụ thuộc vào tình hình biến động giá cả vật tư hàng hoá. Trường hợp giá cả thị trường của vật tư hàng hoá có sự biến động lớn thì việc tính giá xuất kho theo phương pháp này trở nên thiếu chính xác và có trường hợp gây ra bất hợp lý (tồn kho âm).
Phương pháp nhập trước - xuất trước.
Theo phương pháp này, giả thiết số hàng nào nhập kho trước thì xuất kho trước và lấy trị giá vốn (mua) thực tế của số hàng đó để tính. Công thức tính như sau:
Trị giá vốn (mua) thực tế của hàng xuất kho
=
Trị giá vốn (mua) thực tế của hàng nhập kho theo từng lần nhập kho trước
x
Số lượng hàng xuất dùng trong kỳ thuộc số lượng từng lần nhập kho
Phương pháp này có ưuđiểm là cho phép kế toán có thể tính giá vật tư hàng hoá xuất kho kịp thời. Nhược điểm của phương pháp nhập trước xuất trước là phải tính giá theo từng vật tư hàng hoá và phải hạch toán chi tiết vật tư hàng hoá tồn kho theo từng loại giá nên tốn nhiều công sức. Ngoài ra phương pháp này làm cho chi phí kinh doanh của doanh nghiệp không phản ứng kịp thời với giá cả thị trường. Phương pháp nhập trước xuất trước chỉ thích hợp với những doanh nghiệp có ít loại vật tư hàng hoá, số lần nhập kho không nhiều.
Phương pháp nhập sau - xuất trước.
Theo phương pháp này, giả thiết số hàng nào nhập kho sau thì xuất kho trước. Hàng xuất kho thuộc lô hàng nào thì lấy đơn giá mua thực tế của lô hàng đó để tính. Công thức tính như sau:
Trị giá vốn (mua) thực tế của hàng xuất kho
=
Trị giá vốn (mua) thực tế của hàng nhập kho theo từng lần nhập kho sau
x
Số lượng hàng xuất dùng trong kỳ thuộc số lượng từng lần nhập kho
Việc tính giá xuất của phương pháp này ngược với phương pháp nhập trước xuất trước. Về cơ bản ưu nhược điểm và điều kiện vận dụng của phương pháp nhập sau - xuất trước cũng giống như phương pháp nhập trước - xuất trước, nhưng sử dụng phương pháp nhập sau - xuất trước giúp cho chi phí kinh doanh của doanh nghiệp phản ánh kịp thời với giá cả thị trường.
b. Tính theo giá hạch toán.
Khi mua vật tư hàng hoá thường xuyên có sự biến động về giá cả, khối lượng, chủng loại, việc nhập, xuất kho vật tư hàng hoá xảy ra hàng ngày nhiều lần. Đối với các doanh nghiệp có nhiều loại vật tư hàng hoá, nghiệp vụ nhập xuất diễn ra thường xuyên thì việc hạch toán giá thực tế trở nên phức tạp, tốn nhiều công sức và nhiều khi không thực hiện được. Do đó việc hạch toán hàng ngày nên sử dụng giá hạch toán. Giá hạch toán là giá ổn định, doanh nghiệp có thể sử dụng trong thời gian dài để hạch toán. Doanh nghiệp có thể sử dụng giá kế hoạch hay giá mua vật tư hàng hoá tại thời điểm nào đó hay giá bình quân tháng trước để làm giá hạch toán. Việc nhập xuất kho hàng ngày được thực hiện theo giá hạch toán, cuối kỳ kế toán phải tính ra giá thực tế để ghi sổ kế toán tổng hợp. Để tính được giá vốn (mua) thực tế của hàng xuất kho, trước hết phải tính hệ số giữa giá thực tế và giá hạch toán của hàng luân chuyển trong kỳ:
Hệ số giữa giá thực tế và giá hạch toán của hàng luân chuyển trong kỳ (H)
=
Trị giá thực tế của hàng tồn đầu kỳ
+
Trị giá thực tế của hàng nhập trong kỳ
Trị giá hạch toán của hàng tồn đầu kỳ
+
Trị giá hạch toán của hàng nhập trong kỳ
Sau đó tính trị giá vốn (mua) thực tế của hàng xuất trong kỳ.
Trị giá vốn (mua thực tế của hàng xuất trong kỳ
=
Trị giá hạch toán của hàng xuất kho trong kỳ
x H
1.3.2.2. Tính giá xuất kho thành phẩm.
a. Tính theo giá thực tế.
Để tính giá thực tế của thành phẩm xuất kho có thể áp dụng các phương pháp: giá thực tế đích danh, giá thực tế bình quân gia quyền, giá thực tế nhập trước - xuất trước, giá thực tế nhập sau - xuất trước… Nội dung của từng phương pháp trên cũng tương tự như nội dung các phương pháp tính trị giá thực tế của vật tư hàng hoá xuất kho.
b. Tính theo giá hạch toán.
Việc tính giá thành thực tế của thành phẩm nhập kho thường thực hiện vào cuối kỳ hạch toán (cuối tháng, quý…) nên để theo dõi chi tiết tình hình biến động thành phẩm trong kỳ, kế toán có thể sử dụng giá hạch toán, giá hạch toán thành phẩm có thể là giá kế hoạch hay giá nhập kho thống nhất quy định. Cuối tháng sau khi tính được giá thành thực tế thành phẩm nhập kho, kế toán sẽ tiến hành điều chỉnh giá hạch toán theo giá thực tế. Đồng thời xác định giá thành thực tế thành phẩm xuất bán trong kỳ theo công thức tương tự như với công thức tính giá của vật tư hàng hoá. Như vậy, khi dùng phương pháp giá hạch toán, việc hạch toán chi tiết thành phẩm trên các chứng từ nhập xuất, các sổ (thẻ) kế toán chi tiết thành phẩm được ghi theo giá hạch toán; còn việc hạch toán tổng hợp thành phẩm nhất thiết phải ghi theo giá thực tế.
1.3.3. ảnh hưởng của các phương pháp kế toán hàng tồn kho với việc xác định giá trị hàng tồn kho.
Trong một doanh nghiệp (một đơn vị kế toán) chỉ được áp dụng một trong hai phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Phương pháp kê khai thường xuyên hay phương pháp kiểm kê định kỳ. Việc lựa cọhn phương pháp kế toán hàng tồn kho áp dụng tại một doanh nghiệp phải căn cứ vào đặc điểm, tính chất, số lượng chủng loại vật tư hàng hoá và yêu cầu quản lý để có sự vận dụng thích ohựp và phải được thực hiện nhất quán trong niên độ kế toán.
1.3.3.1. Đối với phương pháp kê khai thường xuyên.
Phương pháp kê khai thường xuyên là phương pháp theodõi và phản ánh thường xuyên liên tục, có tính hệ thống tình hình nhập, xuất, tồn kho vật tư hàng hoá trên sổ kế toán. Trường hợp áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên các tài khoản kế toán hàng tồn kho được dùng để phản ánh số hiện có, tình hình biến động tăng, giảm của vật tư hàng hoá. Vì vậy giá trị vật tư hàng hoá tồn kho trên sổ kế toán có thể được xác định ở bất cứ thời điểm nào trong kỳ kế toán.
Cuối kỳ kế toán, căn cứ vào số liệu kiểm kê thực tế vật tư hàng hoá tồn kho, so sánh đối chiếu với số liệu vật tư hàng hoá trên sổ kế toán. Về nguyên tắc số tồn kho thực tế luôn phù hợp với số tồn kho trên sổ kế toán. Nếu có chênh lệch phải tìm nguyên nhân để có giải pháp xử lý kịp thời. Phương pháp kê khai thường xuyên được áp dụng cho các đơn vị sản xuất (công nghiệp, xây lắp …) và cá đơn vị thương nghiệp kinh doanh các mặt hàng có giá trị lớn như máy móc thiết bị, hàng có kỹ thuật chất lượng cao…
1.3.3.2. Phương pháp kiểm kê định kỳ.
Phương pháp kiểm kê định kỳ là phương pháp hạch toán căn cứ vào kết quả kiểm kê thực tế để phản ánh giá trị tồn kho cuối kỳ vật tư, hàng hoá trên sổ kế toán tổng hợp và từ đó tính giá trị của hàng hoá, vật tư xuất dùng trong kỳ theo công thức:
Trị giá hàng xuất
=
Tổng trị giá hàng nhập
±
Chênh lệch trị giá tồn kho cuối kỳ và đầu kỳ
Theo phương pháp kiểm kê định kỳ, mọi biến động của vật tư, hàng hoá (nhập xuất, kho) không theo dõi, phản ánh trên các tài khoản kế toán hàng tồn kho. Giá trị của hàng hoá vật tư mua và nhập kho trong kỳ được theo dõi và phản ánh trên toàn bộ tài khoản kế toán riêng (tài khoản mua hàng ).
Công tác kiểm k

 

Các chủ đề có liên quan khác

Top