tctuvan

New Member
Chia sẻ cho các bạn Đề tài:: "Nghiệp vụ Bảo lãnh tại ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội – Thực trạng và giải pháp ”

LỜI NÓI ĐẦU:
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Trong những năm gần đây nền kinh tế Việt Nam đang có những bước phát triển đáng kinh ngạc. Các hoạt động trao đổi hàng hóa, thương mại, dịch vụ không chỉ diễn ra trong phạm vi lãnh thổ mà còn vươn ra tầm quốc tế. Hòa chung vào xu thế đó, hệ thống các NHTM cũng không ngừng phát triển và mở rộng, bên cạnh các NHTM nhà nước là sự xuất hiện của rất nhiều các ngân hàng cổ phần, ngân hàng liên doanh và các chi nhánh các ngân hàng nước ngoài. Trong bối cảnh này thì sự cạnh tranh là tất yếu mà lĩnh vực cạnh tranh gay gắt nhất chính là lĩnh vực tín dụng truyền thống. Chính vì vậy, các ngân hàng đã và đang phát triển rất nhiều các sản phẩm tín dụng mới từ lĩnh vực này và bảo lãnh cũng không phải là ngoại lệ khi là thị trường mà rất nhiều ngân hàng nhắm vào.
Do đó, việc sử dụng BLNH đang bùng nổ mạnh mẽ đem lại thu nhập đáng kể cho các ngân hàng đồng thời cũng đóng vai trò xúc tác cho các hợp đồng kinh tế được kí kết dễ dàng. Có thể chắc chắn các giao dịch thương mại lớn mà có yếu tố nước ngoài tham gia thì đi kèm với các hợp đồng kinh tế bắt buộc phải có thêm hợp đồng bảo lãnh của ngân hàng để tạo được sự tin tưởng tuyệt đối của bạn hàng.
Nghiệp vụ bảo lãnh được ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội thực hiện ngay từ những năm đầu thành lập. Mặc dù đây là nghiệp vụ ngân hàng còn mới mẻ với các ngân hàng TMCP Việt Nam, song với uy tín và quyền lực tài chính của mình, trong những năm qua MB đã đáp ứng tốt nhu cầu của thị trường, đem lại thu nhập đáng kể và dần đưa hoạt động bảo lãnh trở thành một trong những hoạt động chính, không thể thiếu của ngân hàng. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện nghiệp vụ ngân hàng cũng gặp không ít khó khăn, hạn chế. Chính vì vậy, bản thân ngân hàng cũng có những chính sách nhất định để không ngừng hoàn thiện và phát triển hơn nghiệp vụ này.
Xuất phát từ những điều trên, em đã quyết định chọn đề tài: “Nghiệp vụ Bảo lãnh tại ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội – Thực trạng và giải pháp ” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình.
2. Mục đích nghiên cứu.
Khóa luận đề cập nghiên cứu hệ thống một số vấn đề lý luận cơ bản về bảo lãnh ngân hàng, vai trò của bảo lãnh ngân hàng trong nền kinh tế, phân tích, đánh giá thực trạng và kết quả đạt được, đồng thời nêu ra được những khó khăn, tồn tại của hoạt động bảo lãnh tại MB. Trên cơ sở đó đưa ra định hướng, giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện nghiệp vụ bảo lãnh để tháo gỡ những khó khăn, tồn tại của nghiệp vụ bảo lãnh tại MB.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
Khóa luận nghiên cứu tập trung chủ yếu về thực trạng bảo lãnh ngân hàng và một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động bảo lãnh để tháo gỡ những khó khăn, tồn tại của nghiệp vụ bảo lãnh tại MB.
4. Phương pháp nghiên cứu.
Khóa luận sử dụng các phương pháp lý thuyết hệ thống duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, phân tích hoạt động kinh tế, thống kê, tổng kết thực tiễn, phân tích, so sánh, xử lý số liệu…
5. Kết cấu khóa luận.
Ngoài phần mở đầu và kết luận, cấu trúc của khóa luận gồm 3 chương:
- Chương 1: Những lý luận chung về bảo lãnh ngân hàng.
- Chương 2: Thực trạng nghiệp vụ bảo lãnh tại ngân hàng TMCP Quân Đội.
- Chương 3: Giải pháp hoàn thiện nghiệp vụ bảo lãnh tại ngân hàng TMCP Quân Đội.

CHƯƠNG 1:
NHỮNG LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO LÃNH NGÂN HÀNG
1.1. Khái quát chung về nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng.
1.1.1. Sự ra đời và phát triển của nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng.
1.1.1.1 Sự ra đời nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng.
Nền kinh tế càng phát triển kéo theo sự phát triển không ngừng của hoạt động giao lưu trao đổi hàng hóa, dịch vụ, thương mại. Các giao dịch ngày càng phát triển về mặt số lượng, giá trị, độ phức tạp và được mở rộng trên phạm vi toàn thế giới. Đặc biệt, trong TMQT các giao dịch diễn ra có sự ngăn cách về thời gian, không gian, hệ thống pháp luật, điều kiện thị trường… làm cho các loại rủi ro càng gia tăng như: rủi ro không thực hiện hợp đồng, rủi ro tín dụng… để phòng ngừa rủi ro bên giao hàng hóa thường yêu cầu bên nhận hàng hóa phải có bảo lãnh của bên thứ ba (bên thứ ba thường là người có uy tín, có tiềm lực tài chính…) và như thế nghiệp vụ bảo lãnh ra đời.
Trên thực tế có nhiều tổ chức tài chính cũng phát hành bảo lãnh như: chính phủ, công ty bảo hiểm, công ty tài chính… song bảo lãnh chủ yếu phát triển ở các NHTM. Tại sao lại như vậy? Nguyên nhân xuất phát các đặc điểm riêng có của các NHTM đó là:
- NHTM là trung gian tài chính của nền kinh tế với vai trò chủ yếu là nhận tiền gửi của các tổ chức, cá nhân đem cho vay và đầu tư để thu lợi nhuận. Thông qua quá trình đó, ngân hàng nắm bắt được rất nhiều những thông tin của khách hàng, biết được năng lực tài chính của khách hàng thông qua tài khoản tiền gửi của họ để tạo cơ sở cho việc phát hành thư bảo lãnh đúng đắn.
- NHTM thường xuyên cung cấp các dịch vụ tài chính cho nền kinh tế, có tiềm lực tài chính cao nên đã xây dựng được uy tín cũng như mối quan hệ gắn bó tin tưởng của khách hàng đối với ngân hàng. Uy tín của ngân hàng là yếu tố quan tâm hàng đầu của khách hàng khi quyết định dịch vụ bảo lãnh của ngân hàng (là đối tượng yêu cầu bảo lãnh).
Như vậy sự ra đời nghiệp vụ bảo lãnh là một yếu tố khách quan, giúp phòng ngừa rủi ro trong giao dịch tài chính và phi tài chính. Sự phát triển của bảo lãnh gắn liền với các hoạt động của các NHTM, tổ chức có khả năng cung cấp dịch vụ bảo lãnh tốt nhất.
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
T Giải pháp phát triển nghiệp vụ thẩm định bất động sản đảm bảo nợ vay tại ngân hàng TMCP Việt Á Luận văn Kinh tế 0
K nâng cao công tác giám định - Bồi thường nghiệp vụ bảo hiểm hàng hóa XNK vận chuyển bằng đường biển tại Công ty Bảo hiểm Hà Nội Công nghệ thông tin 0
T Thực trạng và những giải pháp nhằm nâng cao tính bắt buộc trong nghiệp vụ bảo hiểm tai nạn dân sự củ Công nghệ thông tin 0
N Giải pháp nhằm hoàn thiện và phát triển nghiệp vụ bảo lãnh tại Ngân hàng đầu tư và phát triển Hà Nội Công nghệ thông tin 0
E Một số giải pháp nhằm hoàn thiện nghiệp vụ bảo lãnh ở Ngân hàng Công thương Cầu Giấy Công nghệ thông tin 0
L Giải pháp nhằm hoàn thiện và phát triển nghiệp vụ bảo lãnh tại Ngân hàng đầu tư phát triển Hà Nội Công nghệ thông tin 0
V Nghiệp vụ bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu hàng hoá vận chuyển bằng đường biển tại Công ty bảo hiểm Luận văn Kinh tế 0
H Một số biện pháp nhằm thúc đẩy hoạt động nhận tái bảo hiểm nghiệp vụ bảo hiểm hàng không ở công ty t Luận văn Kinh tế 0
Y Giải pháp hoàn thiện nghiệp vụ bảo hiểm toàn diện học sinh tại Công ty Bảo Việt Hà Nội - Chi nhánh B Luận văn Kinh tế 0
W Tình hình triển khai nghiệp vụ bảo hiểm kết hợp học sinh, sinh viên tại công ty cổ phần bảo hiểm Pet Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top