tctuvan

New Member
Tải miễn phí tiểu luận

LỜI MỞ ĐẦU
Trong những năm gần đây, sức cạnh tranh giữa hàng hóa Việt Nam và hàng hóa nước ngoài diễn ra hết sức quyết liệt, đặc biệt là các sản phẩm có xuất xứ từ các công ty đa quốc gia hiện đang có mặt và thống lĩnh trên thị trường Việt Nam. Unilever- Việt Nam cũng là một trong số những đại gia lớn trên thị trường hàng tiêu dùng, hàng năm đã cung cấp một lượng lớn các mặt hàng thiết yếu cho sinh hoạt hàng ngày của người dân Việt Nam. các bạn đã biết đến Unilever qua những sản phẩm nổi tiếng như: bột nêm Knorr, kem Heartbrand, nước rửa chén Sunlight, dầu gội Sunsilk, bột giặt Omo, Comfort.… Trong đó, Dove được coi là thương hiệu chủ lực trong danh mục các thương hiệu chăm sóc khách hàng của Unilever và là một trong nhưng thương hiệu nổi tiếng hàng đầu thế giới. Dove được xem là sản phẩm chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp thuần túy. Thương hiệu Dove là biểu tượng cho vẻ đẹp tự nhiên thuần khiết, một vẻ đẹp giản dị nhưng rạng ngời. Dove phát triển với nhiều dòng sản phẩm như: xà bông tắm; kem dưỡng thể, sữa tắm; sữa rửa mặt; các sản phẩm khử mùi với dạng thanh lăn, chai xịt, sáp. Và đặc biệt đánh dấu một bước đi mạnh dạn của Dove khi tiến vào lĩnh vực chăm sóc tóc với bộ sản phẩm: dầu gội đầu, dầu xả, kem ủ tóc. Các sản phẩm này nuôi dưỡng tóc từ chân tới ngọn, giúp tóc mượt mà, chắc và khỏe. Bộ sản phẩm chăm sóc tóc của Dove là dòng sản phẩm bán chạy nhất của Dove trong những năm gần đây.
Unilever- Việt Nam phát triển là tấm gương để các doanh nghiệp học hỏi về kinh nghiệm marketing của một công ty đa quốc gia lớn có tầm cỡ thế giới. Có thể nói, công ty Unilever đã có những chính sách, chiến lược chu đáo và đầy tính sáng tạo nhằm đánh bóng tên tuổi và thu hút sức tiêu thụ của khách hàng đối với sản phẩm của công ty. Công ty đã tận dụng tối đa những điểm mạnh vốn có của mình, cũng như phát huy được những cơ hội từ thị trường, đưa ra những chiến lược, chính sách sản phẩm phù hợp với sự thay đổi về nhu cầu của khách hàng cùng với sự phát triển của các đối thủ cạnh tranh để mang lại nguồn doanh thu lớn hàng năm cho công ty.
Em chọn đề tài tiểu luận “Chính sách sản phẩm của dòng sản phẩm chăm sóc tóc Dove của công ty liên doanh Unilever- Việt Nam”. Với mục đích tìm hiểu rõ hơn những vấn đề cơ bản nhất trong các quyết định về chính sách sản phẩm, những quyết định về gắn nhãn, bao gói, danh mục, chủng loại cũng như dịch vụ của sản phẩm Dove. Từ đó, liên hệ thực tiễn để thấy được những nhận định chính xác, lựa chọn những chính sách sản phẩm phù hợp và phương hướng, giải pháp cũng như mục tiêu phát triển lâu dài của công ty nhằm hoàn thiện các chiến lược marketing của Unilever trên thị trường Việt Nam.
Đề tài được thực hiện dưới sự hướng dẫn của cô giáo Nguyễn Thị Hường- Giảng viên bộ môn Marketing trường Đại học Lao Động- Xã hội. Nhận thấy “Nhóm đề tài về chính sách sản phẩm” là một đề tài rộng và phức tạp, do vậy bài viết sẽ không tránh khỏi những thiếu sót và những hướng đi chưa đúng. Em rất mong nhận được ý kiến đóng góp và sửa chữa của cô giúp em hoàn thiện bài viết.
Em xin chân thành cảm ơn!

PHẦN I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH SẢN PHẨM

I/ Khái quát về chính sách sản phẩm.
1/ Sản phẩm là gì?
Sản phẩm là tất cả những cái, những yếu tố có thể thỏa mãn nhu cầu hay ước muốn được đưa ra chào bán trên thị trường với mục đích thu hút sự chú ý mua sắm, sử dụng hay tiêu dùng.
Sản phẩm của doanh nghiệp phải nằm trong danh mục mà Nhà nước không cấm hay được phép kinh doanh.
2/ Cấp độ các yếu tố cấu thành đơn vị sản phẩm.
Đơn vị sản phẩm là chỉnh thể hoàn chỉnh chứa dựng những yếu tố, đặc tính và thông tin khác nhau về sản phẩm. Khi tạo ra một mặt hàng người ta thường xếp các yếu tố, đặc trưng và thông tin đó theo ba cấp độ có những chức năng marketing khác nhau:
Cấp độ 1: Sản phẩm theo ý tưởng.
Chức năng cơ bản là trả lời câu hỏi: về thực chất sản phẩm này thỏa mãn những điểm lợi ích cốt yếu nhất mà khách hàng sẽ theo đuổi là gì? Đó là những giá trị mà nhà kinh doanh sẽ bán cho khách hàng. Những lợi ích cơ bản tiềm ẩn đó có thể thay đổi tùy theo những yếu tố hoàn cảnh của môi trường và mục đích cá nhân của các khách hàng, nhóm khách hàng trong bối cảnh nhất định. Nhà quản trị marketing phải nghiên cứu tìm hiểu khách hàng để phát hiện ra những đòi hỏi về các khía cạnh lợi ích khác nhau tiềm ẩn trong nhu cầu của họ. Chỉ có như vậy họ mới tạo ra những sản phẩm có những khả năng thỏa mãn đúng và tốt những lợi ích mà khách hàng mong đợi.
Cấp độ 2: Sản phẩm hiện thực.
Là những yếu tố phản ánh sự có mặt trên thực tế của hàng hóa. Những yếu tố đó bao gồm: các chỉ tiêu phản ánh chất lượng, các đặc tính, bố cục bề ngoài, đặc thù, tên nhãn hiệu cụ thể và đặc trưng của bao gói. Và nhờ các yếu tố này nhà sản xuất khẳng định sự hiện diện của mình trên thị trường, để người mua tìm đến doanh nghiệp, họ phân biệt hàng hóa của hãng này với hãng khác.
Cấp độ 3: Sản phẩm bổ sung.
Là những yếu tố như: tính tiện lợi cho việc lắp đặt, những dịch vụ bổ sung sau khi bán, những điều kiện bảo hành và điều kiện hình thức tín dụng. Tạo ra sự đánh giá mức độ hoàn chỉnh khác nhau trong sự nhận thức của người tiêu dùng, về mặt hàng hay nhãn hiệu cụ thể. Khi mua những lợi ích cơ bản của một hàng hóa bất kỳ khách hàng nào cũng muốn mua nó ở mức hoàn chỉnh nhất. Vì vậy, các yếu tố bổ sung trở thành một trong những vũ khí cạnh tranh của các nhãn hiệu hàng hóa.
3/ Phân loại sản phẩm, hàng hóa.



Link tải:
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top