daigai

Well-Known Member
Tải miễn phí tiểu luận

Lời mở đầu

Quá trình tự do hóa tài chính và hội nhập quốc tế có thể làm cho nợ xấu gia tăng khi tạo ra một môi trường cạnh tranh gay gắt, khiến hầu hết các doanh nghiệp, những khách hàng thường xuyên của các ngân hàng, các Công ty tài chính phải đối mặt với nguy cơ thua lỗ và quy luật chọn lọc khắc nghiệt của thị trường.
Trong hoạt động kinh doanh của CTTC, hầu nh­ không có nghiệp vụ nào hay loại hình dịch vụ nào là không có rủi ro, vì đó là căn bệnh bẩm sinh vốn có của nền kinh tế thị trường. Hoạt động của CTTC nằm trong hoạt động chung của nền kinh tế cả nước, mọi biến động kinh tế xã hội đều nhanh chóng tác động đến hoạt động của CTTC, có thể gây ra những xáo trộn bất ngờ, những rủi ro tiềm Èn làm giảm hiệu quả kinh doanh của CTTC, đặc biệt trong lĩnh vực tín dụng. Bất kỳ sự rủi ro nào dù lớn hay nhỏ, xảy ra ở bất kỳ một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nào có quan hệ giao dịch tín dụng với Tổ chức tín dụng cũng đều gây ra rủi ro cho TCTD. Và PVFC – Thăng long cũng không nằm ngoài những rủi ro tiềm Èn đó.
Do đó, làm thế nào để vừa mở rộng hoạt động tín dụng, vừa đảm bảo cho hoạt động đó được an toàn, có hiệu quả, đáp ứng tốt nhất cho nhu cầu phát triển kinh tế xã hội, góp phần đưa công ty lên một tầm cao mới trong xu thế hội nhập ngày nay đang là vấn đề được các CTTC quan tâm hàng đầu.
Bằng những kiến thức được trang bị từ nhà trường, qua quá trình thực tập tại Chi nhánh, và dựa trên tầm quan trọng của việc quản lý rủi ro tín dụng, em chọn đề tài: “ Quản lý rủi ro tín dụng tại PVFC Chi nhánh Thăng long. Thực trạng và giải pháp.” để có một cái nhìn cụ thể về công tác quản lý rủi ro tín dụng tại đây, và từ đó đưa ra một số giải pháp để hoàn thiện việc quản lý rủi ro tín dụng của Chi nhánh.

Luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về rủi ro tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng của Công ty tài chính.
Chương 2: Thực trạng quản lý rủi ro tín dụng tại PVFC Chi nhánh Thăng long.
Chương 3: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm hạn chế rủi ro tín dụng và hoàn thiện quản lý rủi ro tín dụng tại PVFC Thăng long.

Chương 1: Cơ sở lý luận về rủi ro tín dụng và quản lý rủi ro tín dông của Công ty tài chính
1.1 Rủi ro trong hoạt động kinh doanh của Công ty tài chính
1.1.1 Hoạt động cơ bản của Công ty tài chính (CTTC)
Công ty tài chính là loại hình tổ chức tín dụng phi ngân hàng, với chức năng sử dụng vốn tự có, vốn huy động và các nguồn vốn khác để cho vay, đầu tư, cung ứng các dịch vụ tư vấn về tài chính, tiền tệ và thực hiện một số dịch vụ khác theo quy định của pháp luật, nhưng không được làm dịch vụ thanh toán, không được nhận tiền gửi dưới 1 năm.
Không phải ngẫu nhiên mà trên thế giới các tập đoàn lớn thường có Ýt nhất một CTTC. CTTC là công cụ để tập đoàn điều tiết vốn và sử dụng vốn một cách có hiệu quả và thuận lợi nhất.
* Hoạt động huy động vốn
CTTC huy động vốn từ các nguồn:
- Nhận tiền gửi có kỳ hạn từ 1 năm trở lên của các tổ chức cá nhân theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
- Phát hành kỳ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi và các loại giấy tờ có giá khác để huy động vốn của các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước theo quy định pháp luật hiện hành.
- Vay các tổ chức tài chính tín dụng trong và ngoài nước và các tổ chức tài
chính quốc tế.
- Tiếp nhận vốn ủy thác của Chính phủ, các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước.
* Hoạt động tín dụng
- CTTC cho vay dưới các hình thức: Cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn theo quy định NHNN; cho vay theo ủy thác của Chính phủ, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định hiện hành của Luật các Tổ chức tín dụng và Hợp đồng ủy thác; cho vay tiêu dùng bằng hình thức cho vay mua trả góp.
- Chiết khấu, tái chiết khấu, cầm cố Trái phiếu và các GTCG khác đối với các tổ chức, cá nhân và chiết khấu, tái chiết khấu, cầm cố Trái phiếu và các GTCG cho nhau.
- CTTC được bảo lãnh bằng uy tín và khả năng tài chính của mình đối với người nhận bảo lãnh.
* Mở tài khoản và dịch vụ ngân quỹ
- CTTC được mở tài khoản tiền gửi tại NHNN nơi CTTC đặt trụ sở chính và các ngân hàng hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam.
- CTTC có nhận tiền gửi phải mở tài khoản tại NHNN và duy trì tại đó số dư bình quân không nhỏ hơn mức quy định của NHNN.
- CTTC thực hiện dịch vụ thu và phát tiền mặt cho khách hàng.
* Các hoạt động khác:
- Góp vốn, mua cổ phiếu của các doanh nghiệp, tổ chức tín dụng khác.
- Đầu tư cho các dự án theo hợp đồng.
- Tham gia thị trường tiền tệ.
- Thực hiện các dịch vụ kiều hối, kinh doanh vàng.
- Làm đại lý phát hành trái phiếu, cổ phiếu và các loại GTCG cho các doanh nghiệp.
- Nhận ủy thác, làm đại lý trong các lĩnh vực liên quan đến tài chính ngân hàng, bảo hiểm đầu tư, kể cả việc quản lý tài sản, vốn đầu tư của các tổ chức, cá nhân theo hợp đồng.
- Cung ứng các dịch vụ tư vấn về ngân hàng, tài chính, tiền tệ, đầu tư cho khách hàng.
- Cung ứng dịch vụ bảo quản hiện vật quý, GTCG, cho thuê tủ két, cầm đồ và dịch vụ khác.
1.1.2 Khái niệm rủi ro và các loại rủi ro phổ biến trong hoạt động kinh doanh của Công ty tài chính
1.1.2.1 Khái niệm rủi ro
Rủi ro là hai từ không được mong đợi trong tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội và không lệ thuộc vào việc con người có mong muốn nó hay không. Đã có rất nhiều học giả nghiên cứu về rủi ro, đưa ra những khái niệm về nó và đưa ra một cách hiểu chung là “Rủi ro là sự cố không mong đợi gây ra mất mát thiệt hại và có thể đo lường được”. Rủi ro luôn xuất hiện bất ngờ và đe dọa sự sống còn của doanh nghiệp, tuy nhiên muốn có lợi nhuận phải chấp nhận nó, không được phép né tránh nó. Vì vậy, để tồn tại và phát triển, để đứng vững trong cạnh tranh, các doanh nghiệp không còn con đường nào khác là phải đương đầu với rủi ro có thể xảy ra bằng cách tiên liệu phán đoán các rủi ro có thể xảy ra để tìm biện pháp phòng ngừa, hạn chế nhằm giảm thiểu thiệt hại do rủi ro gây ra.


Link down cho anh em ketnooi:
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
A Quản lý rủi ro trong hoạt động cho vay dự án BOT tại Ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam - chi nhánh thành phố Hà nội Luận văn Kinh tế 0
T Nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro tín dụng tại NHCT Tỉnh Nam Định Luận văn Kinh tế 0
P Quản lý rủi ro tín dụng tại Sài Gòn Công thương Ngân hàng chi nhánh Hà Nội Luận văn Kinh tế 0
F Tăng cường quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng xuất nhập khẩu Việt Nam - Chi nhánh Hà Nội Luận văn Kinh tế 0
C Rủi ro tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại Luận văn Kinh tế 0
B Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đại Dương Luận văn Kinh tế 0
G Đánh giá quy trình tác nghiệp tín dụng trong quản lý rủi ro tác nghiệp tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Luận văn Kinh tế 2
T Giải pháp tăng cường quản lý rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng TMCP công Luận văn Kinh tế 0
F Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn - Hà nội chi nhánh Hưng Yên Luận văn Kinh tế 0
T Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần đầu tư và phát triển Việt Nam - Chi nhánh H Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top