ceotre

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
Thực trạng xuất khẩu hàng thuỷ sản việt nam sang thị trường eu
Xuất khẩu hàng thủy sản việt nam sang EU Thực trạng và giải pháp nâng cao khả năng đáp ứng các quy định của hệ thống HACCP

Mục lục
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN VỀ HỆ THỐNG HACCP 1
1.1. Lịch sử hình thành 1
1.2. Lĩnh vực, phạm vi áp dụng 1
1.3. Khái niệm, các thuật ngữ 2
1.3.1. Khái niệm 2
1.3.2. Các thuật ngữ 2
1.3.3. Lợi ích của việc áp dụng 2
1.3.4. Điều kiện để áp dụng HACCP 3
1.3.5. Các nguyên tắc HACCP 3
1.3.6. Các bước áp dụng HACCP 4
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM SANG EU VÀ KHẢ NĂNG ĐÁP ỨNG CÁC QUY ĐỊNH CỦA HỆ THỐNG HACCP 7
2.1. Đặc điểm của thị trường EU 7
2.2. Thực trạng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường EU 8
2.2.1. Tình hình xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam sang EU 8
2.2.2. Đánh giá 15
2.3. Thực trạng đáp ứng hệ thống HACCP của hàng thủy sản VN vào thị trường EU 19
2.3.1. Hệ thống HACCP của EU với hàng thủy sản 19
2.3.2. Thực trạng đáp ứng hệ thống HACCP của hàng thủy sản VN vào thị trường EU 21
2.3.3. Đánh giá 27
KẾT LUẬN 35
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 36


CHƯƠNG 1: MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN VỀ HỆ THỐNG HACCP
1.1. Lịch sử hình thành
Năm 1959, cơ quan quản lý hàng không và không gian Hoa Kỳ (NASA) đặt hàng Pillsbury ( là một công ty sản xuất thực phẩm và nước giải khát lớn của Hoa Kỳ) cung cấp loại thực phẩm có thể dùng được trên không gian với các điều kiện đáng chú ý sau:
Thực phẩm phải được thiết kế sao cho có thể ăn được trong môi trường không trọng lượng, không vấy bẩn và không gây ngắn mạch cho các mạch điện.
Thực phẩm không được chứa vi sinh vật và phải đạt độ an toàn càng gần 100% càng tốt.
Pillsbury nhận thấy cần có một phương pháp phòng ngừa các vấn đề về an toàn thực phẩm. Trong khi nghiên cứu điều này họ đã nhận thấy tại Natick ( tạm gọi là cơ quan dịch vụ hậu cần của quân đội Hoa Kỳ, sau này gọi là Soldier System Center ) sử dụng hệ thống Modes of Failure cho các nhà cung cấp dược phẩm. Pillsbury đã sử dụng hệ thống này với một số sửa đổi và nó trở thành nguyên mẫu của HACCP hiện nay.
1960: NASA chấp nhận hệ thống an toàn thực phẩm cho các phi hành gia.
1971: công ty Pillsbury trình bày HACCP lần đầu tiên tại hội nghị toàn quốc đầu tiên tại Mỹ để bảo vệ an toàn thực phẩm.
1973: cơ quan dược và thực phẩm Mỹ ( USFDA) đã đưa HACCP vào trong quy chế về thực phẩm đóng hộp có hàm lượng acid thấp.
1980: nguyên tắc HACCP đã được nhiều cơ sở áp dụng.
1985: cơ quan nghiên cứu khoa học Mỹ đã sử dụng HACCP để đảm bảo ATTP và bộ nông nghiệp Mỹ cũng áp dụng HACCP trong thanh tra các loại thịt và gia cầm.
1988: ủy ban quốc tế các tiêu chuẩn vi sinh thực phẩm (ICMSF), hiệp hội quốc tế về thực phẩm và vệ sinh môi trường (IAMFAS) cũng khuyến cáo sử dụng HACCP để đảm bảo an toàn thực phẩm.
1993: tổ chức y tế thế giớ WHO đã khuyến khích sử dụng HACCP trong lệnh số 93/12/3 EEC.
1.2. Lĩnh vực, phạm vi áp dụng
HACCP được nhiều nước trên thế giới quy định bắt buộc áp dụng trong quá trình sản xuất và chế biến thực phẩm.
HACCP được áp dụng trong suốt cả chuỗi thực phẩm, từ khâu ban đầu tới khâu tiêu thụ cuối cùng và việc áp dụng đó phải căn cứ vào các chứng cứ khoa học về các mối nguy cho sức khỏe con người. Cùng với việc tăng cường tính an toàn thực phẩm, việc áp dụng HACCP có thể đem lại nhiều lợi ích đáng kể khác.
Áp dụng hệ thống HACCP có thể giúp cho các cấp có thẩm quyền trong việc thanh tra và thúc đẩy buôn bán quốc tế bằng việc tăng cường sự tin tưởng về an toàn thực phẩm.

1.3. Khái niệm, các thuật ngữ
1.3.1. Khái niệm
HACCP là viết tắt của cụm từ Hazard Analysis and Critical Control Point System, có nghĩa là “ hệ thống phân tích mối nguy và kiểm soát điểm tới hạn”, hay “ hệ thống phân tích,xác định và tổ chức kiểm soát các mối nguy trọng yếu trong quá trình sản xuất và chế biến thực phẩm”.
HACCP là hệ thống quản lý chất lượng dựa trên cơ sở phân tích các mối nguy và điểm kiểm soát trọng yếu. Đó là công cụ phân tích nhằm đảm bảo an toàn vệ sinh và chất lượng thực phẩm. HACCP bao gồm những đánh giá có hệ thống đối với tất cả các bước có liên quan trong qui trình chế biến thực phẩm, đồng thời xác định các bước trọng yếu với an toàn chất lượng thực phẩm. Công cụ này cho phép tập trung nguồn lực kĩ thuật, chuyên môn vào những bước chế biến có ảnh hưởng quyết định đến an toàn chất lượng thực phẩm.
1.3.2. Các thuật ngữ
Mối nguy: là các tác nhân sinh học, hóa học hay vật lý của thực phẩm có khả năng gây hại cho sức khỏe con người.
Điểm kiểm soát tới hạn (CCP): là một điểm hay một bước trong quá trình sản xuất tại đó phải kiểm soát loại trừ mối nguy hay giảm mối nguy đến mức có thể chấp nhận được hay nói cách khác điểm kiểm soát là một mắt xích quan trọng.
Giới hạn tới hạn(Critical Limit): là chỉ tiêu (thường được minh họa bằng số liệu) phân tích giới hạn giữa phạm vi chấp nhận được và không thể chấp nhận được.
Sự sai lệch( Diviation): là sự vượt quá giới hạn tới hạn
1.3.3. Lợi ích của việc áp dụng
Với người tiêu dùng:
- Giảm nguy cơ bị ngộ độc thực phẩm và các bệnh lây truyền qua thực phẩm
- Nâng cao nhận thức về vệ sinh an toàn thực phẩm
- Tăng sự tin cậy vào cung cấp thực phẩm
3.2.2 Nâng cao hiểu biết, tăng cường năng lực sản xuất và chất lượng của sản phẩm thông qua áp dụng các quy định của hệ thống HACCP
Các DN cần nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của việc áp dụng bộ tiêu chuẩn quốc tế cùng như các quy định của hệ thống HACCP nhằm đảm bảo an toàn chất lượng hàng thủy sản.
Các DN cần áp dụng mô hình nuôi trồng chế biến, bảo quản sạch và xây dựng mô hình thủy sản bền vững. Các DN phải coi trọng tất cả các khâu: cung cấp giống, nuôi trồng, bảo đảm nguồn nước nuôi trồng sạch, chế biến thủy sản, cung cấp thuốc thú y, cung cấp thức ăn đảm bảo chất lượng dinh dưỡng và bảo đảm vệ sinh.
Quản lí kiểm tra chặt chẽ quá trình sản xuất, chế biến sản phẩm cũng như trong kiểm ttra nguyên liệu trước khi đưa vào chế biến, tránh kiểm tra sản phẩm ở khâu cuối cùng, thực hiện tốt quan điểm kiểm soát hệ thống. Bên cạnh việc xây dựng các vùng nuôi đạt tiêu chuẩn, cần chuyển sang thực hiện kiểm tra và chứng nhận an toàn vệ sinh đối với nguyên liệu thủy sản trước khi đưa vào chế biến hay tiêu thụ.
3.2.3 DN tăng cường đầu tư công nghệ và khoa học kĩ thuật vào quy trình sản xuất để đáp ứng các quy định của HACCP.
Hàng thủy sản XK của VN hiên nay dù đã thâm nhập nhiều thị trường thì cũng chỉ là những phân đoạn thị trường thấp và trung bình nên khó đạt được mục tiêu phát triển bền vững. Vì vậy các DN XK thủy sản cần nâng cao trình độ công nghệ sản xuất, tăng các chi phí nghiên cứu và phát triển để sản xuất ra các sản phẩm có chất lượng cao một mặt vượt qua được rào cản về tiêu chuẩn kĩ thuật, mặt khác có thể thâm nhập vào các phân đoạn thị trường cao hơn. Đây được coi là biện pháp quan trọng hàng đầu hiện nay.
Từ thực tiễn sản xuất của DN, chi phí kiểm nghiệm và chi phí phát sinh chờ đợi kết quả có năm lên tới 8 - 10 tỷ đồng, trung bình hàng năm khoảng 5-6 tỷ đồng. Đây là con số lớn mà DN các nước khác không phải gánh. Vấn đề chính không chỉ ở chi phí kiểm nghiệm mà các thủ tục phát sinh thêm chi phí cho DN như phí lưu kho, phí lưu bãi... đã đội tổng chi phí lên 2-3 lần so với chi phí kiểm nghiệm.
DN cũng đã đề nghị Bộ xem xét quy trình kiểm soát từ gốc là khâu nuôi trồng, sản phẩm sau thu hoạch phải tương đối an toàn trước khi tới nhà máy chế biến. Nếu chỉ kiểm soát thành phẩm của nhà máy thì không những DN phải thêm chi phí cho kiểm soát của nhà nước và chi phí tự kiểm mà còn không có hiệu quả.
3.2.4 Xây dựng mối quan hệ lâu dài và bền vững đối với các nhà NK EU
Các cơ sở sản xuất và XK thủy sản cần có mối quan hệ tốt với nhà NK và chất lượng an toàn vệ sinh là mối quan tâm chung của các nhà NK. Các nhà Nk là trung tâm trực tiếp tiếp xúc với khách hàng, là đầu mối cung cấp các quy định, yêu cầu kĩ thuật về vệ sinh dịch tễ, quy định về đăng kiểm, kiểm tra, giám sát hàng thủy sản NK, đồng thời phối hợp với các DN VN giải quyết các vấn đề phát sinh.
Các DN cần thực hiện nghiêm chỉnh những quy định về XK sản phẩm phù hợp với những đặc tính, yêu cầu của từng thị trường, lưu trữ hồ sơ trong sản xuất, kinh doanh, minh bạch trong mọi quá trình, tránh gây nghi ngờ, mất uy tín với đối tác.
Các DN cần chủ động hơn với những yêu cầu của các nước NK thủy sản nhằm cung cấp những thông tin kịp thời cho các công ty chế biến cũng như người nuôi trồng thủy sản để khi XK hàng các DN không phải lo lắng: “ Không biết sản phẩm của DN mình có đáp ứng được tiêu chuẩn của các nước NK không?”
3.2.5 Phát huy vai trò của Hiệp hội chế biến và XK thủy sản trong việc nâng cao nhận thức và phổ biến thông tin đến các DN về các tiêu chuẩn kĩ thuật cũng như các quy định của HACCP
Hiệp hội chế biến và XK thủy sản( VASEP) là cơ quan quan trọng trong việc dung cấp thông tin về tình hình vệ sinh an toàn thực phẩm đối với hàng thủy sản trên thế giới, đồng thời kết hợp với các tổ chức trên thế giới mở các lớp tập huấn về phương pháp kiểm tra cảm quan thủy sản, HACCP, GMP, kĩ thuật nuôi trồng chế biến sạch nhằm giúp DN nâng cao chất lượng vệ sinh thực phẩm cho hàng thủy sản XK. Qua đó, VASEP cần:
- Thường xuyên tổ chức các cuộc hội thảo nhằm truyền đạt thông tin về NTBs đến các DN một cách đầy đủ và chính xác để DN hiểu và nắm rõ các quy định của từng thị trường mà họ XK.
- Tạo điều kiện cho các DN có thể tham gia đoàn khảo sát tại nước ngoài nhằm giúp DN có cái nhìn đúng đắn về thị trường nước ngoài.
- Tạo dựng nhiều kênh thông tin và cơ chế trao đổi thông tin giữa các DN và các cơ quan quản lí nhà nước một cách nhanh nhất. Việc trao đổi thông tin giúp các cơ quan quản lí nhà nước và DN có thể phối hợp hành động, giải quyết những vướng mắc một cách kịp thời.
- Hiệp hội Thủy sản Việt Nam (VASEP) cần khuyến cáo các DN thủy sản Việt Nam cần kiểm tra nghiêm ngặt các lô hàng thủysản của DN trước khi xuất khẩu nhằm tránh bị tổn thất về tài chính cũng như hình ảnhkhông chỉ của DN mà còn của cả ngành thủy sản Việt Nam
KẾT LUẬN
Thị trường EU là một thị trường tiềm năng, mở ra những cơ hội lớn cho Việt Nam đẩy mạnh hoạt động thương mại của mình. Nhưng đồng thời cũng là thị trường có sự cạnh tranh gay gắt đối với hầu hết tất cả các mặt hàng trong đó có mặt hàng thủy sản xuất khẩu. Những năm gần đây, thị trường EU lại càng đưa ra nhiều quy định khắt khe đối với mặt thủy sản của các nước xuất khấu điều đó sẽ gây ra rất nhiều khó khăn cho thủy sản xuất khấu của Việt Nam. Qua nghiên cứu cho thấy, trong những năm qua hoạt động xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang EU đã đạt được những thành tựu đáng kể, đóng góp không nhỏ vào GDP của cả nước. Bên cạnh đó hoạt động xuất khẩu thủy sản sang thị trường EU vẫn bộc lộ nhiều hạn chế trong việc đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật, đặc biệt là tiêu chuẩn HACCP. Vì vậy, đế giải quyết vấn đề này, chúng ta cần có những giải pháp nhằm đấy mạnh hoạt động xuất khẩu thủy sản sang EU và từng bước nâng cao khả năng đáp ứng các quy định của hệ thống HACCP. Phải có sự kết hợp chặt chẽ giữa nhà nước, hiệp hội, doanh nghiệp và ngư dân nhằm tạo ra một hướng đi thống nhất; sự quy hoạch về nguyên liệu và đặc biệt là chất lượng thủy sản. Đạt được điều này đòi hỏi phải có sự hỗ trợ và phối hợp đồng thời của các ngành kinh tế khác trong nền kinh tế với mục tiêu xây dựng một nền kinh tế phát triến bền vững.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Báo cáo Thực tập tốt nghiệp thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Luận văn Kinh tế 0
D Đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng da giày vào thị trường EU trong tiến trình thực hiện EVFTA Luận văn Kinh tế 0
D Đánh giá chất lượng dịch vụ thẻ ATM của ngân hàng TMCP Xuất Nhập khẩu Việt Nam - Chi nhánh Huế Luận văn Kinh tế 0
D Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Nhật Bản Luận văn Kinh tế 0
A Rào cản kỹ thuật đối với hàng dệt may xuất khẩu và giải pháp của VIỆT NAM Luận văn Kinh tế 0
D Tiểu luận QUY TRÌNH GIAO NHẬN HÀNG HÓA XUẤT KHẨU BẰNG ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG Luận văn Kinh tế 0
D Hoàn Thiện Quy Trình Giao Nhận Hàng Hóa Xuất Khẩu Bằng Đường Hàng Không Luận văn Kinh tế 0
D Trình tự Giao nhận hàng hóa: Đối với hàng xuất khẩu phải lưu kho, bãi của cảng Luận văn Kinh tế 0
D Ảnh hưởng của các Hiệp định thương mại tự do (FTA) lên xuất khẩu các mặt hàng nông sản của Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Phát triển dịch vụ cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu ở Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu (ACB) Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top