Ngày nhà giáo Việt Nam (hay ngày lễ Hiến chương nhà giáo Việt Nam) là một ngày kỷ niệm được tổ chức hằng năm vào ngày 20 tháng 11 tại Việt Nam. Đây là ngày lễ hội của ngành giáo dục và là ngày "tôn sư trọng đạo" nhằm mục đích tôn vinh những người hoạt động trong ngành này.


Trong ngày này, các học sinh thường đến tặng hoa và biếu quà cho các thầy cô giáo. Ngành giáo dục cũng thường nhân dịp này đánh giá lại hoạt động giáo dục và lập phương hướng nâng cao chất lượng giáo dục.

 

tctuvan

New Member
Xã luận: tản mạn 20-11 - Bài viết tri ân ngày nhà giáo Việt Nam

Có khi nào trên đường đời bất chợt, bạn vô tình nhớ về thầy cô của mình không? Nhớ về những người đã dìu dắt ta trong suốt quảng đời đi học?

Thầy cô! Hai tiếng thiêng liêng ấy vang lên tự trong sâu thẳm tâm hồn ta một cách tha thiết không nguôi! Làm sao có thể kể xiết những công ơn cùng những nỗi vất vả của thầy cô. Xin kính dâng lên thầy cô ngàn lời kính yêu nhất.

“Muốn sang thì bắt cầu kiều

Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy”

Nghề giáo viên là nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý, và người giáo viên là người âm thầm mà vĩ đại nhất. Công việc của họ thầm lặng mà ý nghĩa biết bao, thầm lặng trên bụt giảng và giản dị giữa đời thường, họ giống như những con ong thầm lặng giữa ngàn hoa để chắt chiu cho đời những giọt mất tinh túy và thơm ngọt nhất.

Từ khi còn là những cô cầu bé còn bỡ ngỡ đến trường tới khi trưởng thành đâu đâu ta cũng thấy có bóng dáng của thầy cô. Thầy cô uốn nắn ta từng bước đi, từng nét chử đầu đời, đến những trang văn, những dòng thơ đầy xúc cảm. Có những đêm thầy thức trắng để:

“Bên trang vở chúng em

Miệt mài ghi chăm chú

Bao khó nhọc dưới đèn”

Ôi! Thật bao la tình thầy! Dưới ngọn đèn leo lét, ánh mắt của con người phải tập trung cao độ lắm mới có thể làm việc tốt được. Vậy mà thầy đã hy sinh giấc ngủ và sức khỏe của mình để chấm bài cho lũ học trò, để rồi sáng mai lên lớp, trong giấy trả bài kiểm tra của đứa nào cũng có những lời phê bằng mực đỏ của thầy, những lời phê đầy tâm huyết, thầy sửa từng câu chữ, từng lỗi chính tả cho học sinh. Nhìn những đứa học trò đọc chăm chú từng lời phê và khoe nhau điểm lòng thầy rộn lên một niềm hạnh phúc vô biên. Cũng có những đêm thầy thức để soạn bài, sáng mai lên lớp cho chúng em có bài học mới.

Trên bụt giảng với giọng nói ấm áp, trầm bổng, thầy cô mang đến cho chúng em những điều lý thú của cuộc sống, thầy dạy cho chúng em về đạo lý làm người, về lòng yêu thương, lòng bao dung,… Thầy cô hung đúc cho chúng em lòng vị tha đức hy sinh.

Người ta nói “Nhất quỷ nhì ma thứ ba học trò”, làm sao tránh khỏi sự nghịch ngợm của lũ “thứ ba” ấy. Những lúc đó thầy khẽ chau mày, nét mặt khẽ nghiêm nghị. Nhưng với lòng vị tha và đức hy sinh thầy đã biến buổi trừng phạt thành những buổi dạy dỗ với những lời dạy đầy thuyết phục. Ấy vậy mà sau những lần như thế, mắt đứa nào cũng đỏ hoe, lòng rưng rưng lòng kính yêu thầy vô hạn. Khi còn ngồi trên ghế nhà trường là vậy! Đến khi ra trường thầy vẫn âm thầm, lặng lẽ dõi theo từng bước đi của lũ học sinh. Thầy sẳn sàng giúp đỡ khi chúng cần. Trên bước đường đời có đứa theo đuổi sự nghiệp công danh, cũng có đứa rẽ sang hướng khac vì kế mưu sinh, có ai biết rằng thầy vẫn luôn dõi mắt theo ta! Thầy hạnh phúc khi thấy ta vinh hiển và quặn lòng xót xa khi ta gặp trắc trở khó khăn.

Thời gian vẫn cứ trôi đi như những cỗ xe vô hình lăn bánh, thầy cô vẫn lặng lẽ là người lái đò, chở hết lớp học sinh này tới lớp học sinh khác đến bến bờ tương lai. Mấy ai qua sông còn trở lại thăm con đò xưa? Một sự thật nghiệt ngã! Nhưng những người lái đò ấy vẫn kiên trì làm công việc thầm lặng của mình. Ôi! Cao quý thay người thầy, người cô! Thật công đức mà vĩ đại biết bao! Rồi mai đây những đàn chim bé nhỏ ngày nào sẽ tung đôi cánh trên bầu trời tri thức với hành trang trên vai là những kiến thưc quý báu và những lời dạy bảo của thầy cô. Những lời dạy bảo ấy mãi theo ta cùng năm tháng, khi khó khăn nó mãi là điểm tựa để ta dựa vào và cố gắng sống tốt.

Xin ngàn lần tri ân đến thầy cô – nhưng người kỹ sư tâm hồn vĩ đại:

“Con đò mộc – mái đầu sương

Mãi theo ta khắp muôn phương vạn ngày

Khúc sông ấy vẫn còn đây

Thầy đưa tiếp những đò đầy qua sông!”
 

tctuvan

New Member
Một số năm gần đây, nhiều nơi trong cả nước đã tổ chức kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 rất trọng thể tại trường, tại lớp học. Đó là cách làm hay, có tác dụng giáo dục truyền thống tôn sư trọng đạo.

Nhưng vẫn còn không ít trường học trong cả nước vẫn tổ chức kỷ niệm ngày 20/11 chưa hay, vẫn để cho học sinh lũ lượt kéo đến nhà thầy cô giáo để chúc mừng, làm cản trở giao thông, có khi gây ra tai nạn đáng tiếc. Và còn không ít chuyện làm ảnh hưởng đến uy tín, danh dự của nhà giáo vì nhiều cha mẹ học sinh có đời sống khá giả, nhân dịp này đem quà cáp và phong bao biếu các thầy cô, làm cho nhiều gia đình cùng kiệt phải băn khoăn và khó xử.

Để Ngày Nhà giáo Việt Nam năm nay thật sự có ý nghĩa, cần tổ chức kỷ niệm có nét đẹp văn hóa hơn hẳn mọi năm. Nên tổ chức ngay tại trường, tại lớp học, không để cho một học sinh nào đến tận nhà thầy cô giáo chúc mừng.

Mong Bộ GD-ĐT và Sở GD-ĐT các tỉnh sớm có văn bản hướng dẫn hướng dẫn cách tổ chức kỷ niêm với nhiều nét mới như yêu cầu các trường và giáo viên các cấp, các ngành học kiên quyết không nhận phong bao, quà cáp làm phiền hà nhân dân, làm mất uy tín và danh dự nhà giáo.

Các giấy mời họp mặt truyền thống nên ghi dòng chữ “Đề nghị không tặng hoa để tránh lãng phí”.

Trong ngày lễ kỷ niệm nên tổ chức tuyên dương, khen thưởng các đơn vị điển hình tiên tiến trong nhà trường, các thầy cô giáo đạt nhiều thành tích trong giảng dạy và giáo dục học sinh; khen thưởng những tấm gương người tốt việc tốt trong tập thể giáo viên, học sinh.

Nhân dịp này, có thể tổ chức các cuộc thảo luận, tọa đàm về các biện pháp thực hiện có hiệu quả cuộc vận động “hai không” với tinh thần học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục, nói không với vi phạm đạo đức nhà giáo và hiện tượng “học sinh ngồi nhầm lớp”, vận động phù hợp với mỗi ngành học.

Trong buổi tọa đàm, mỗi thầy cô giáo, cán bộ quản lý giáo nên chuẩn bị tốt để trình bầy kế hoạch xây dựng đạo đức, tác phong nhà giáo mẫu mực.

Các cấp quản lý cũng cần công khai kế hoạch tăng cường khâu kiểm tra, giám sát, đi sâu đi sát cơ sở để thường xuyên động viên uốn nắn kịp thời những lệch lạc nhằm thực hiện tốt cuộc vận động “hai không”, làm sao thầy ra thầy, trò ra trò; thầy dạy thật và trò học thật, để đạt thành tích thật.

Nếu làm được như vậy thì cả thầy và trò đều vui mừng và lễ kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam sẽ vui biết bao và có ý nghĩa biết bao. Trò quý thầy, biết ơn công lao dạy bảo của thầy cô thì hãy luôn phấn đấu vươn lên không ngừng trong học tập để thi thật, đỗ thật và giỏi thật. Còn những nhà giáo chúng thì hãy luôn ghi nhớ mình là người chiến sĩ xung kích trong sự nghiệp trồng người, những người làm nghề cao qúy nhất trong các nghề cao qúy, những người biết học tập và làm theo lời Bác dạy: “Người Thầy giáo tốt, Thầy giáo xứng đáng là Thầy giáo, là người vẻ vang nhất. Dù là tên tuổi không dăng trên báo, không được thưởng huân chương. Song những người Thầy giáo tốt là những anh hùng vô danh. Đấy là một điều rất vẻ vang”.
 

tctuvan

New Member
NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20 – 11 QUA LỜI VĂN CỦA HỌC SINH LỚP 6
Năm nào cũng vậy, ngày 20 – 11 đến luôn để lại trong em kỷ niệm khó phai. Vẫn là ngày lễ ấy sao mỗi năm một mới, mỗi năm em lại hiểu hơn nghĩa mẹ ơn thầy. Nhưng ngày kỷ niệm năm nay, em còn có thêm một niềm vui mới. Bởi năm nay em bước sang học lớp 6.

Sáng hôm ấy, mẹ gọi em dậy sớm và dặn em phải ăn mặc thật là sạch đẹp. mẹ còn đưa cho em một bó hoa và nói em mang đến trường để tặng cô chủ nhiệm. Mới chen chân vào cổng trường mà chúng em đã bạn nào bạn nấy cứ ngỡ như đang bước vào một ngày hội lớn. Hai bên đường ngay chỗ cổng đi vào, liên đội cho cắm mấy chục hồng kỳ đỏ thắm trông thật là rực rỡ. Khu lễ đài cũng đã chuẩn bị xong, những dãy bàn phủ nhiều khăn nhiều màu sắc, lại có thêm mỗi bên hai lẵng hoa tươi. Phía trên phông nền trang trọng treo dòng chữ : Chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam.

Buổi lễ bắt đầu khá sớm, sau màn nghi thức trang nghiêm trong tiếng quốc ca là tiết mục văn nghệ xuất sắc được chọn từ đợt thi văn nghệ vừa rồi. Hôm nay trông các thầy cô ai cũng đẹp và lịch sự. Các thầy trông sang trọng hơn trong các bộ vecton, còn các cô thì duyên dáng trong những bộ áo dài nhiều màu sắc.

Xong văn nghệ, buổi lễ được mở đầu bằng bài diễn văn trang trọng của thầy hiệu trưởng. Cũng như lúc em còn học ở trường tiểu học, bao giờ bài diễn văn của các thầy cũng dành để nói về lịch sử và ý nghĩa của Ngày Nhà giáo Việt Nam. Bài diễn văn khá dài nhưng mọi người ai cũng chăm chú lắng nghe để rồi đến lúc thầy kết thúc, ai cũng cảm giác bất ngờ. Buổi lễ lại được tiếp tục bằng bài phát biểu cảm tưởng của thầy Vinh – thầy giáo dạy môn văn. Hôm nay trông thầy khác hẳn vẻ giản dị mọi ngày. Thầy lịch sự trong bộ vecton màu xám bạc, lời thầy vẫn truyền cảm và cuốn hút như mỗi khi lên lớp. Bài cảm tưởng cùa thầy ngắn gọn nhưng cô đọng và xao xuyến lắm. Lần đầu tiên em thấy có người ví nghề thầy như chữ nhẫn. Phải nhẫn để yêu thương cho sâu sắc, để e sợ cho học sinh được vẹn toàn. Tụi em ngồi dưới cứ tròn mắt ngân nga theo những dòng văn, trong lòng đứa nào đứa nấy không ngớt lời trầm trồ thán phục.

Buổi lễ hôm đó ngắn, kết thúc bằng bài phát biểu của các hội trưởng phụ huynh và bài cảm tưởng của chị Ái Linh – học sinh lớp 9. Cả hai bài phát biểu đều nói lên công ơn trời biển của các thầy cô đồng thời cũng bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thế hệ học sinh đối với các thầy cô- những người đã tình nguyện chọn nghề thầy.

Nhưng thật bất ngờ. Khi chị Ái Linh vừa phát biểu xong thì một rừng hoa tươi thắm chúng được dâng tặng các thầy cô. Em mang bó hoa đã cầm trong tay từ sáng đến giờ lên tặng cô Minh chủ nhiệm cùng một lời chúc một lời Thank mà em đã chuẩn bị sẵn từ tối hôm qua. Chúng em ra về trong lòng phơi phới. Hy vọng môi trường mới, chúng em sẽ được các thầy cô chăm chút nhiều hơn.
 

daigai

Well-Known Member
NGHỊ LUẬN XÃ HỘI - TÔN SƯ TRỌNG ĐẠO

Đề bài: Dân tộc ta có truyền thống "tôn sư trọng đạo". Theo anh (chị), truyền thống ấy còn đáng tiếp nối hay không trong thực tế cuộc sống xã hội ta hiện nay?

Bài làm

"Tôn sư trọng đạo" không chỉ còn là vấn đề đạo đức mà còn là một truyền thống văn hoá vô cùng tốt đẹp của nhân dân ta. Khi nào cuộc sống còn cần kiến thức, con người còn văn minh thì người thầy còn được tôn trọng. Mà chắc chắn rằng, con người không thể quay trở về với điểm xuất phát với cảnh sống ăn lông ở lỗ được. Vì thế, dù thời kì lịch sử nào, dù xã hội nào "Tôn sư trọng đạo" vẫn là truyền thống vô cùng tốt đẹp, và vô cùng cần thiết, cần được tiếp tục phát huy và gìn giữ. Đó là yếu tố quan trọng làm nên nền tảng đạo đức của xã hội văn minh.

Nhân dân ta từng có những câu nói vô cùng giản dị mà chứa đựng những ý nghĩa rất sâu sắc về vấn đề Đạo và Thầy. Những câu nói ấy vừa tôn vinh người Thầy, vừa nhắc nhở con người phải biết sống cho phải đạo làm người. Thầy là người vạch đường chỉ lối cho mối người "Không thầy đố mày làm nên". Vì thế vị trí của người thầy được đặt ngang hàng với vị trí của cha mẹ, "Công cha, nghĩa mẹ, ơn thầy". Chúng ta vẫn luôn tự nhắc mình:

Muốn sang thì bắc cầu Kiều
Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy

Người làm thầy trong bất cứ xã hội nào luôn được xã hội tôn trọng "nhất tự vi sư, bán tự vi sư". Bởi vậy, "tôn sư trọng đạo" không còn là một vấn đề quan niệm sống hay quan niệm về cách cư xử mà đã trở thành một phạm trù đạo đức. Thời xưa Platôn, Aritxtôt, Khổng Tử… từ người thầy đã trở thành những bậc thánh trong lòng học trò. Ngày nay, người thầy tuy không có vị trí tuyệt đối như thế song thầy vẫn là người được xã hội tôn trọng và "nghề dạy học là nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý". Dù ở phương Đông hay phương Tây, dù mối quan hệ thầy trò có bình đẳng đến đâu, gần gũi đến đâu thì danh giới thầy trò, vị trí đáng kính của người thầy vẫn không hề bị mai một.

Trên thực tế, vấn đề "tôn sư trọng đạo" ngày nay đã có nhiều điều đáng phải bàn. Các thầy cô giáo dù phải đứng trước bao nhiêu khó khăn của cuộc sống vẫn đang ngày đêm lo lắng, nghiền ngẫm để truyền thụ cho học sinh những tri thức quý giá nhất. Còn học sinh, bên cạnh những học sinh chăm chỉ ngoan ngoãn, thực hiện đúng đạo làm trò, kính yêu và tôn trọng thầy cô giáo, đã có không ít bạn chót quên đi đạo nghĩa thầy trò. Những học sinh ấy đã vô tình hay cố ý vi phạm đạo làm trò, làm đau lòng các thầy cô giáo. Đã có những câu chuyện đau lòng mà chúng ta không muốn nhắc đến như hiện tượng học trò xúc phạm thầy cô giáo, vô lễ với những người đang ngày đêm dạy bảo mình những điều hay lẽ phải, truyền đạt cho mình những tinh hoa tri thức nhân loại. Xã hội đã, đang và sẽ tiếp tục lên án những học sinh đó.

"Tôn sư trọng đạo" là một truyền thống văn hoá vô cùng tốt đẹp của loài người. Nếu trẻ em là tờ giấy trắng thì người cầm cây bút viết lên những tờ giấy trắng ấy những tráng thẳng hàng, rõ nét, rõ chữ nhất chính là thầy cô giáo. Tôn trọng những người giữ vai trò truyền đạt tri thức nhân loại cho thế hệ sau là biểu hiện của tình yêu tri thức, của lòng ham học hỏi, của ý chí và khát vọng vươn lên cuộc sống tốt đẹp hơn. Vì thế "tôn sư" không chỉ là vấn đề tôn trọng, kính yêu người làm nghề dạy học mà còn là biểu hiện của tình yêu tri thức, biểu hiện của văn minh, tiến bộ. "Đạo" cũng không chỉ dừng lại ở đạo làm trò, ở những hình thức, thái độ ứng xử với người thầy mà còn là cả vấn đề đạo đức xã hội. Đó là đạo làm người, là đạo học ở đời. Trọng đạo là coi trọng sự hiểu biết, coi trọng tinh thần ham học hỏi, đề cao truyền thống ham học.

Để xã hội ngày càng văn minh con người ngày càng phải chú ý đến chuyện học hành, tiếp thu tri thức. Vì thế, vai trò của người thầy trong xã hội hiện đại đã thay đổi, từ người truyền đạt tri thức đã chuyển thành người dẫn dắt học sinh tìm ra con đường đến với tri thức. Vai trò của người thầy ít nhiều thay đổi nhưng vị trí của người thầy thì không hề suy giảm. Thầy vẫn là thầy và ngày càng quan trọng hơn. Vì vậy, dù xã hội có đi đến đâu, xã hội ấy vẫn có những người muốn học và vẫn có những người thực hiện nhiệm vụ dạy bảo người đi sau. Trong cuộc sống ngày nay, khi mà vấn đề học hành ngày càng phức tạp và sự xuống cấp về đạo đức xã hội đang khiến nhiều người có lương tâm trách nhiệm phải quan tâm suy nghĩa thì vấn đề "tôn sư trọng đạo" càng phải tiếp tục được kế thừa và phát huy hơn nữa.

Tôn sư trọng đạo là một truyền thống đạo đức vô cùng tốt đẹp của dân tộc ta. Đứng trước những hiện tượng đáng suy nghĩ hiện nay về vấn đề đạo đức học đường, chúng ta cần có những hoạt động cần thiết để nhắc nhở mỗi người nhìn lại thái độ và cách ứng xử của mình đối với những người làm thầy trong xã hội này. Tôn sư trọng đạo cần được quan tâm hơn nữa.



Bài viết sưu tầm
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Từ hiện tượng cá chết hàng loạt tại ven biển miền Trung, anh chị hãy viết một bài văn nghị luận trìn Văn học 0
M Hãy viết một bài văn ngắn (600 từ) trình bày suy nghĩ của anh/ chị về lòng yêu thương con người của Văn học 0
M Hãy viết một bài văn ngắn(không quá 600 từ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến sau: Một người Văn học 0
D Từ bài thơ "Tiến sĩ giấy” của Nguyễn Khuyến, anh (chị) hãy viết bài văn bàn về danh và thực trong cu Văn học 0
H phát biểu ý kiến về tác dụng của việc đọc sách. Anh/ chị hãy viết một bài văn ngắn (không quá 400 từ Văn học 0
N Hãy viết một bài văn ngắn(không quá 600 từ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến sau: “Một người Văn học 0
H Viết bài văn nghị luận bàn về ý kiến: Đừng cố gắng trờ thành người nổi tiếng mà trước hết hãy là ngư Văn học 0
F Anh (chị) hãy viết bài văn ngắn (khoảng 600 từ) trình bày suy nghĩ của mình về câu ngạn ngữ sau: Văn học thiếu nhi 0
R Em hãy viết một bài văn tả lại một cảnh đẹp của quê hương mà em thích nhất. Văn học thiếu nhi 0
T Mẹ là hình ảnh đẹp nhất trên đời. Bằng tình yêu và lòng kính trọng của mình, em hãy viết một bài văn Văn học thiếu nhi 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top