haido989

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae
Miêu tả:Nghiên cứu tình hình phát triển tư duy của 101 trẻ em độ tuổi 1 – 3 tuổi trên địa bàn Thành phố Hà Nội thông qua thang đo lường, đánh giá sự phát triển tư duy trẻ em 1 – 3 tuổi. Tìm hiểu thực trạng nhận thức, hành động của cha mẹ, xác định mối tương quan giữa sự phát triển tư duy của trẻ với nhận thức và hành động của cha mẹ trong chăm sóc, giáo dục vấn đề tư duy cho trẻ. Đề xuất một số kiến nghị giúp cha mẹ và người chăm sóc phát triển tối đa khả năng tư duy của trẻ.
1
1. Lý do chọn đề tài
Trẻ em là thế hệ tương lai của một quốc gia, vì vậy trong bất kì chế độ xã hội
nào thì công tác chăm sóc giáo dục trẻ em luôn nhận được sự quan tâm sâu sắc của
toàn xã hội. Ở nước ta, công tác này không chỉ được tuyên truyền sâu rộng nhằm
khuyến khích thực hiện, mà còn được thể chế hóa thành luật, qui định rõ quyền và
nghĩa vụ của từng đối tượng có liên quan. Điều đó thể hiện sự ưu tiên trong chính
sách của Đảng và Nhà nước ta dành cho giáo dục nói chung và giáo dục trẻ em nói
riêng.
Từ lúc lọt lòng cho đến 6 tuổi là một quãng đời có tầm quan trọng đặc biệt
trong quá trình phát triển chung của trẻ em. Nhịp độ phát triển của trẻ trong thời kì
này rất nhanh và nhịp độ phát triển như vậy không bao giờ còn thấy được trong
những năm tháng về sau. Đồng thời, thành tựu phát triển mà trẻ đạt được trong
những năm đầu đời có ý nghĩa rất lớn cho sự trưởng thành sau này của trẻ. Chính vì
vậy, các bậc cha mẹ và các nhà giáo dục đã luôn dành cho giai đoạn này sự quan
tâm lớn, nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển về mọi mặt của trẻ, trong đó có vấn đề
phát triển tư duy.
Hiện nay ở nước ta, riêng trong chuyên ngành tâm lý học trẻ em, có thể dễ
dàng nhận thấy các công trình nghiên cứu về giai đoạn lứa tuổi này nhiều hơn bất kì
giai đoạn nào khác, trong đó vấn đề tư duy cũng được đề cập đến. Nhưng nhìn
chung, các nghiên cứu về tư duy trẻ em vẫn tập trung vào lứa tuổi mẫu giáo (3 – 6
tuổi) hơn là giai đoạn trước đó (trẻ 1 – 3 tuổi). Điều này có lý do của nó, bởi lẽ tư
duy trẻ em được bộc lộ rõ ràng và đạt những thành tựu phát triển cao trong giai
đoạn từ 3 – 6 tuổi. Song không vì vậy mà có thể xem nhẹ sự phát triển tư duy của
trẻ trong 3 năm đầu đời, bởi đây là thời gian đặt tiền đề cho sự hình thành tư duy,
cũng như xuất hiện các hình thức tư duy đơn giản, làm nền tảng cho sự phát triển tư
duy giai đoạn sau. Trong thực tiễn chăm sóc và giáo dục trẻ em 1 – 3 tuổi hiện nay, mối quan tâm
của các bậc cha mẹ thường thiên về phát triển thể chất cho trẻ hơn là phát triển tư
duy. Và nếu có quan tâm đến việc phát triển tư duy cho trẻ thì các phương pháp
được sử dụng cũng chưa có tính khoa học. Chẳng hạn, với mong muốn làm cho con
thông minh ngay từ bé, khi trẻ tròn 1 tuổi, nhiều cha mẹ đã cho trẻ học chữ số, âm
nhạc, ngoại ngữ... mà không chú trọng cho trẻ vui chơi, vận động và hành động với
đồ vật.
Như vậy, cả về mặt lí luận và thực tiễn, có thể nói rằng vấn đề phát triển tư
duy cho trẻ em giai đoạn ba năm đầu đời chưa được quan tâm đúng mực mà vẫn
còn những khoảng trống nhất định.
Đề tài “Tìm hiểu đặc điểm tư duy của trẻ em từ 1 – 3 tuổi“ này được thực
hiện với mong muốn góp phần bổ sung cho khoảng trống đó.
2. Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu đặc điểm tư duy của trẻ em từ 1 – 3 tuổi trên địa bàn Tp Hà Nội.
Trên cơ sở đó giúp các bậc phụ huynh, người chăm sóc có nhận thức đúng đắn về
sự phát triển tư duy của trẻ. Từ đó họ sẽ có hành động, biện pháp kích thích sự phát
triển tư duy của trẻ một cách hợp lí, góp phần chăm sóc và giáo dục trẻ toàn diện.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Nhiệm vụ nghiên cứu lí luận
Hệ thống hóa một số vấn đề lí luận về tư duy trẻ em nói chung và tư duy trẻ
em giai đoạn 1 – 3 tuổi nói riêng: lịch sử nghiên cứu, khái niệm, đặc điểm, các yếu
tố ảnh hưởng...
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu thực tiễn
- Tìm hiểu thực trạng phát triển tư duy của 101 trẻ em độ tuổi 1 – 3 tuổi trên
địa bàn Tp Hà Nội thông qua thang đo đánh giá sự phát triển tư duy trẻ em 1 – 3
tuổi.
- Tìm hiểu thực trạng nhận thức, hành động của cha mẹ, xác định mối tương
quan giữa sự phát triển tư duy của trẻ với nhận thức và hành động của cha mẹ trong
chăm sóc, giáo dục vấn đề tư duy cho trẻ. - Đề xuất những kiến nghị giúp cha mẹ và người chăm sóc phát triển tối đa
khả năng tư duy của trẻ.
4. Đối tƣợng, khách thể nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đặc điểm tư duy của trẻ em từ 1 – 3 tuổi ở các trường mầm non trên địa bàn
phường Khương Mai, quận Thanh Xuân, Tp Hà Nội.
4.2. Khách thể nghiên cứu
- 101 trẻ em 1 – 3 tuổi ở ba trường mầm non: Trường mầm non tư thục Hoa
Thủy Tiên, Trường mầm non tư thục BabyStar và Trường mầm non công lập Mùa
Xuân, phường Khương Mai, quận Thanh Xuân, Tp Hà Nội.
- 101 cha mẹ hay người chăm sóc các em.
5. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
- Giới hạn nội dung nghiên cứu: Đề tài chỉ tập trung tìm hiểu thực trạng phát
triển tư duy của trẻ em từ 1 – 3 tuổi và sự ảnh hưởng của cách giáo dục của
gia đình đến thực trạng phát triển đó.
- Giới hạn thời gian và địa điểm nghiên cứu:
+ Thời gian: Từ tháng 01/2012 đến tháng 04/2013
+ Địa điểm: Phường Khương Mai, quận Thanh Xuân, Tp Hà Nội
6. Giả thuyết khoa học
Tư duy trực quan – hành động của trẻ được chọn làm khách thể nghiên cứu
phát triển ở mức độ cao hơn so với mức chuẩn thông thường. Có sự khác biệt về
đặc điểm phát triển tư duy giữa các nhóm khách thể nghiên cứu (giữa nam và nữ,
giữa trẻ học ở trường công lập và trẻ học ở trường tư thục). Cha mẹ trẻ có nhận thức
và hành động tích cực trong chăm sóc và giáo dục để trẻ phát triển tư duy. Nhận
thức và hành động của cha mẹcó ảnh hưởng trực tiếp đến thực trạng phát triển tư
duy của trẻ.
7. Các phƣơng pháp nghiên cứu
7.1. Phương pháp nghiên cứu lí luận


Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

daigai

Well-Known Member
link mới cập nhật, mời các bạn xem lại bài đầu để tải
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top