vivannguyen26

New Member
Link tải miễn phí Luận văn: Quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam với Trung Quốc và Pháp dưới thời Tự Đức (1848-1883) : Luận văn ThS. Lịch sử: 60 22 54
Nhà xuất bản: ĐHKHXH & NV
Ngày: 2009
Chủ đề: Lịch sử Việt Nam
Pháp
Quan hệ ngoại giao
Triều Nguyễn
Trung quốc
Việt Nam
Miêu tả: 110 tr. + CD-ROM
Luận văn ThS. Lịch sử Việt Nam -- Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2009
Phác họa đôi nét về mối quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam với Trung Quốc từ thời vua Gia Long đến Thiệu Trị, sau đó tìm hiểu về mối quan hệ này dưới thời Tự Đức. Phân tích những biến đổi của mối quan hệ truyền thống đó dưới triều Tự Đức, nhất là sau năm 1858 khi thực dân Pháp nổ súng xâm lược ta. Làm rõ những sai lầm của triều vua Tự Đức trong mối quan hệ ngoại giao với nhà Thanh, tác động của mối quan hệ đó đến cuộc chiến đấu chống thực dân Pháp của triều đình. Khái quát những nét nổi bật về quan hệ giữa Việt Nam và Pháp từ thời vua Gia Long đến Thiệu Trị. Phân tích chính sách ngoại giao của triều Nguyễn với Pháp, qua đó, đánh giá về trách nhiệm của nhà Nguyễn trong việc để nước ta rơi vào tay thực dân Pháp nửa cuối thế kỷ XIX. Phân tích, đánh giá tác động của mối quan hệ Trung – Pháp đối với Việt Nam. Hệ thống lại những sự kiện lịch sử liên quan tới quan hệ giữa Việt Nam – Trung Quốc và Việt Nam – Pháp qua các tư liệu lịch sử, đặc biệt là qua bộ “Đại Nam thực lục”. Rút ra những bài học kinh nghiệm quý báu về chính sách ngoại giao từ triều Nguyễn
MỤC LỤC
A. PHẦN MỞ ĐẦU...................................................................................................4
1. Lý do chọn đề tài.....................................................................................................4
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ......................................................................................5
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...........................................................................8
4. Phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu .............................................................9
5. Những đóng góp của luận văn ..............................................................................13
6. Cấu trúc của luận văn............................................................................................14
B. NỘI DUNG ..........................................................................................................16
Chương 1. QUAN HỆ NGOẠI GIAO GIỮA VIỆT NAM VÀ TRUNG QUỐC DƯỚI
THỜI TỰ ĐỨC (1848 – 1883) ..........................................................................................16
1.1 Vài nét về quan hệ Việt Nam và Trung Quốc từ thời Gia Long đến Thiệu Trị..16
1.2. Quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc từ 1848 đến 1858 ...............................27
1.3. Quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc từ 1858 đến 1883 ..............................33
1.3.1. Thực dân Pháp xâm lược Việt Nam ................................................................33
1.3.2. Triều đình Huế cầu viện Mãn Thanh chống thực dân Pháp...........................35
1.3.3 Triều Nguyễn yêu cầu Mãn Thanh giúp đỡ tiễu trừ giặc phỉ nước Thanh ......49
Chương 2. QUAN HỆ NGOẠI GIAO GIỮA VIỆT NAM VÀ PHÁP DƯỚI THỜI
TỰ ĐỨC (1848 – 1883) .....................................................................................................64
2.1. Quan hệ giữa Việt Nam và Pháp từ đầu thế kỷ XIX đến 1848..........................64
2.2 Quan hệ giữa Việt Nam và Pháp từ 1848 đến 1858............................................73
2.3. Quan hệ giữa Việt Nam và Pháp từ 1858 đến 1883...........................................76
Chương 3. VIỆT NAM TRONG MỐI QUAN HỆ TRUNG - PHÁP ..........................86
3.1. Thực dân Pháp từng bước hạn chế ảnh hưởng của Trung Quốc đối với Việt
Nam ...........................................................................................................................86
3.2 Phản ứng của nhà Thanh trước cuộc xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp....89
3.3 Trung – Pháp phân chia Việt Nam......................................................................95
C. KẾT LUẬN .......................................................................................................100
D. TÀI LIỆU THAM KHẢO ...............................................................................104
E. PHẦN PHỤ LỤC4
A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong lịch sử Việt Nam, triều Nguyễn tồn tại tuy không dài (1802-1945)
nhưng lại có vị trí hết sức đặc biệt. Đây là triều đại cuối cùng trong lịch sử
chế độ phong kiến Việt Nam, là triều đại gắn liền với thời kỳ có những
chuyển biến lớn lao trong lịch sử dân tộc.
Từ trước đến nay, việc nghiên cứu triều Nguyễn đã thu hút đông đảo học
giả trong và ngoài nước. Đã có nhiều công trình nghiên cứu về các vấn đề
chính trị, kinh tế- xã hội, tôn giáo- tín ngưỡng, các chủ trương, chính sách đối
nội, đối ngoại dưới triều Nguyễn cũng như vai trò của triều Nguyễn đối với
lịch sử dân tộc, đặc biệt dưới thời vua Tự Đức trị vì (1848-1883).
Quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam - Trung Quốc và Việt Nam – Pháp
trong thời kỳ này được coi là một trong những vấn đề lịch sử quan trọng, góp
phần làm sáng tỏ lịch sử triều Nguyễn nói riêng và lịch sử cận đại Việt Nam
nói chung.
Quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc dưới triều Tự Đức (1848-1883)
là một trong những thời kỳ tiêu biểu nhất của lịch sử quan hệ Việt –Trung.
Dưới triều Tự Đức, quan hệ Việt- Trung không chỉ thể hiện những nét đặc
trưng cơ bản nhất của mối quan hệ truyền thống giữa hai nhà nước phong
kiến, mà còn chứng tỏ tính chất phức tạp của mối quan hệ truyền thống này
trong một giai đoạn lịch sử đầy biến động, với tất cả sự biến chuyển của nó
được thể hiện rõ nét trên các mặt chính trị, ngoại giao và quân sự.
Từ sự phân tích những thay đổi trong mối quan hệ giữa Việt Nam và
Trung Quốc từ năm 1848 đến năm 1883, chúng ta cũng thấy rằng, việc thay
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi5
đổi trong chính sách ngoại giao của triều Nguyễn và triều Thanh là xuất phát
từ chính tình hình nội trị phức tạp của hai bên trong bối cảnh lịch sử mới, và
thực chất đó chính là một con đường để giải quyết những khó khăn của mỗi
nước.
Trong khi đó quan hệ Việt – Pháp lại có những nét phức tạp riêng thể
hiện đường lối đối ngoại “khép kín”, mang tính chất “bài trừ phương Tây”
của triều Nguyễn. Đây có thể nói là một trong những nguyên nhân dẫn tới
cuộc xâm lựơc của thực dân Pháp với Việt Nam vào nửa sau thế kỷ XIX, và
cũng là một trong những nguyên nhân khiến triều Nguyễn không giữ được
chủ quyền dân tộc.
Với tất cả ý nghĩa trên, việc tìm hiểu quan hệ giữa Việt Nam - Trung
Quốc, Việt Nam - Pháp dưới triều Tự Đức (1848-1883) là một việc làm cần
thiết trong nghiên cứu lịch sử Việt Nam thời kỳ cận đại.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Cho đến nay, có thể nói chưa có một công trình chuyên khảo nào nghiên
cứu một cách toàn diện và hệ thống về quan hệ Việt Nam - Trung Quốc, cũng
như Việt Nam - Pháp trong thế kỷ XIX, đặc biệt là ở giai đoạn nửa cuối thế
kỷ.
Trong một số sách lịch sử cận đại Việt Nam như: Việt Nam sử lược của
Trần Trọng Kim (Nxb Tân Việt, 1951), Lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam
(Từ đầu thế kỷ XVI đến giữa thế kỷ XIX ) (Phan Huy Lê, Chu Thiên, Vương
Hoàng Tuyên, Đinh Xuân Lâm, Tập III, Nxb Giáo Dục, H, 1965), Việt Nam
thời Pháp đô hộ của Nguyễn Thế Anh (Lửa thiêng, 1970), Việt Nam Pháp
thuộc sử của Phan Khoang (Tủ sách sử học, Phủ Quốc vụ khanh đặc trách văn
hoá, 1971), Việt Nam thế kỷ XIX (1802-1884) (Nguyễn Phan Quang, Nxb6
Thành phố Hồ Chí Minh, 1999)… quan hệ giữa Việt Nam - Trung Quốc, và
Việt Nam - Pháp thế kỷ XIX nói chung và dưới triều Tự Đức nói riêng đều
được đề cập đến, nhưng chủ yếu là trình bày một cách tóm lược, khái quát
với ý nghĩa đó là một phần trong chính sách ngoại giao của triều Nguyễn.
Một số sách chuyên khảo về ngoại giao Việt – Trung từ trước tới nay
như Việt Hoa bang giao sử (Xuân Khôi, Huyền Quang, Chấn Hưng văn hoá
xuất bản cục,1942), Việt Hoa thông sứ sử lược (Sông Bằng, Quốc học thư xã,
1943) và gần đây là Lược sử ngoại giao Việt Nam các thời trước (Nguyễn
Lương Bích, Nxb Quân đội nhân dân, H, 2003). Bên cạnh đó là các bài
nghiên cứu về ngoại giao Việt Nam của các tác giả: Bửu Cầm, Văn Tân, Văn
Phong, Vũ Trường Giang, Đinh Xuân Lâm… Ngoài ra còn khá nhiều công
trình, chuyên luận nghiên cứu riêng về triều Nguyễn. Tất cả các tác giả đều đã
ít nhiều quan tâm đến vấn đề quan hệ Việt Nam và Trung Quốc thế kỷ XIX,
song hầu như cũng chỉ dừng lại ở việc trình bày những biểu hiện cụ thể của
mối bang giao truyền thống giữa triều Nguyễn và triều Thanh thông qua các
việc đi sứ, tiếp sứ....và chủ yếu cũng chỉ quan tâm đến mối quan hệ này ở nửa
đầu thế kỷ.
Trong số các công trình nghiên cứu về quan hệ Việt Nam – Trung Quốc,
và Việt Nam – Pháp, có một số công trình đáng chú ý sau.
Một tác phẩm rất đáng chú ý của học giả người Nhật Yoshiharu Tsuboi
khi nghiên cứu về thời Tự Đức là cuốn Nước Đại Nam đối diện với Pháp và
Trung-Hoa (1847-1885) ( Nxb Trẻ Thành phố Hồ Chí Minh, 1993). Nội dung
chính của tác phẩm là trình bày và phân tích cụ thể diễn biến bên trong của xã
hội Việt Nam khi phải “đối diện” với cuộc tấn công xâm lược của thực dân
Pháp và sức ép của Mãn Thanh. Một loạt vấn đề được đề cập tới theo lát cắt
thời gian và không gian: Việt Nam trước khi Tự Đức lên ngôi với những mối
quan hệ ngoại giao độc lập, kể cả đối với Trung Hoa, tình hình phát triển đất
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi7
nước trên tất cả các mặt, âm mưu xâm lược Việt Nam của Pháp với chiến
lược “ngoại giao pháo hạm” được thực hiện qua các giáo sĩ thừa sai, các
thương nhân, các nhà ngoại giao Pháp….Đặc biệt tác giả đã dành một phần
đáng kể trình bày và phân tích về mối quan hệ giữa triều Nguyễn, mà chủ yếu
là dưới thời Tự Đức với nhà Thanh trên các vấn đề như : quan hệ giữa hai
nhà nước với việc trình bày quan điểm của cả Việt Nam, Trung Quốc và các
quan hệ chính thức (bang giao sứ), rồi vấn đề về thương mại giữa hai nước,
và cuối cùng là vấn đề người Hoa sống ngoài vòng pháp luật với các loại hải
tặc, thổ phỉ người Thanh…Bên cạnh đó, tác giả cũng đề cập đến mối quan hệ
giữa Việt Nam và Pháp, trong mối quan hệ Việt – Trung – Pháp. Một trong
những điểm nổi bật là tác giả đã có điều kiện khai thác rất nhiều nguồn tư liệu
khác nhau, đặc biệt là tư liệu trong các lưu trữ của Pháp, nhưng tác giả lại
chưa sử dụng một cách hiệu quả triệt để các tư liệu gốc của Việt Nam và
Trung Quốc, từ đó đưa ra một số kết luận đáng để cho chúng ta phải xem xét
lại. Song đây vẫn là một cuốn sách thực sự có giá trị, cung cấp cho chúng ta
nhiều thông tin quý giá.
Một tác phẩm khác của nữ sử gia G.F.Murasheva (thuộc Liên Xô cũ) là
Quan hệ Việt –Trung thế kỷ XVII-XIX (Bản dịch tiếng Việt, tư liệu khoa Lịch
sử). Nội dung được tác giả kiến giải chủ yếu là trong mối quan hệ với Trung
Quốc, Việt Nam độc lập hay phụ thuộc? Từ chỗ phân tích bản chất của chế độ
triều cống và phân ban được coi là quy tắc của quan hệ giữa hai nước trong
thời kỳ phong kiến, tác giả muốn chứng minh tính chất xen nhau giữa hai yếu
tố nửa độc lập, nửa phụ thuộc của Việt Nam đối với Trung Quốc. Tác giả đã
dành ra chương cuối (chương 3) nói về mối quan hệ Việt Nam và Trung Quốc
trong nửa đầu thế kỷ XIX (trước khi thực dân Pháp xâm lược), “nó còn giữ
được những dấu hiệu lệ thuộc cổ truyền nhưng dấu hiệu đó có tính chất hình
thức nhiều hơn các thời kỳ trước kia” [13;15].8
Ngoại giao giữa Việt Nam và các nước phương Tây dưới triều Nguyễn
(1802 –1858) (Trần Nam Tiến, Nxb Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh) là
một trong những công trình phân tích khá toàn diện về mối quan hệ giữa Việt
Nam và các nước phương Tây, trong đó có Pháp. Song công trình chỉ tập
trung vào mối quan hệ giữa Việt Nam và các nước phương Tây ở nửa đầu thế
kỷ XIX, hơn nữa quan hệ Việt Nam với Pháp chỉ là một khía cạnh nhỏ được
đề cập đến, vì vậy mối quan hệ Việt – Pháp dưới thời Tự Đức vẫn chưa được
tác giả làm sáng tỏ.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Luận văn bước đầu đi vào tìm hiểu, nghiên cứu mối quan hệ ngoại giao
giữa Việt Nam với Trung Quốc và Pháp dưới triều Nguyễn, đặc biệt là dưới
triều Tự Đức (1848 – 1883). Thời kỳ trị vì của vua Tự Đức là thời kỳ đất
nước ta có những biến động to lớn, trực tiếp đối mặt với nguy cơ ngoại xâm
của các nước phương Tây. Năm 1858, tiếng súng đại bác của thực dân Pháp
bắn vào cửa biển Đà Nẵng là dấu hiệu mở ra một thời kỳ mới của Việt Nam,
thời kỳ phải đương đầu với cuộc xâm lược của thực dân Pháp. Trong bối cảnh
lịch sử đó, mối quan hệ Việt – Trung – Pháp thể hiện những nét đặc thù riêng,
mang dấu ấn lịch sử. Chính vì vậy luận văn sẽ đi sâu phân tích, đánh giá mối
quan hệ Việt – Trung, Việt – Pháp dưới thời Tự Đức.
Qua việc thống kê, phân tích, đánh giá, tổng hợp…các nguồn tư liệu lịch
sử phong phú, luận văn cố gắng đưa ra cái nhìn đầy đủ, toàn diện hơn về mối
quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam với Trung Quốc và Pháp. Đặc biệt, qua
việc đối chiếu, so sánh giữa các tư liệu lịch sử, luận văn sẽ xem xét lại một số
đánh giá về chính sách ngoại giao dưới triều Nguyễn của một số học giả, từ
đó mong muốn đưa ra cái nhìn xác đáng hơn.
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi9
Do những hạn chế về mặt tư liệu, nên luận văn chỉ tập trung khai thác
mối quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam – Trung Quốc và Việt Nam – Pháp ở
cấp độ giữa các nhà nước chính quyền mà cụ thể ở đây là triều Nguyễn, triều
Thanh và chính phủ Pháp, trên hai lĩnh vực chủ yếu là chính trị, quân sự.
4. Phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu
a. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu đặc thù của các ngành
khoa học lịch sử:
 Phương pháp lịch sử;
 Phương pháp logic;
 Phương pháp so sánh, phân tích, đối chiếu, thống kê, tổng hợp…
Khi xem xét mối quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam với Trung Quốc và Pháp
trong thế kỷ XIX, chúng ta cần đặt nó trong bối cảnh lịch sử cũng như trong
mối quan hệ với những lĩnh vực khác như sự phát triển về kinh tế, xã hội, tư
tưởng…của xã hội Việt Nam dưới triều Nguyễn. Từ việc phân tích, tổng hợp
luận văn cố gắng đưa ra những đánh giá khách quan về bản chất của mối quan
hệ Việt – Trung, Việt – Pháp dưới triều Nguyễn. Từ việc đối chiếu, so sánh
các sự kiện lịch sử, luận văn sẽ làm sáng tỏ sự thay đổi trong mối quan hệ
ngoại giao giữa triều Nguyễn, triều Thanh và thực dân Pháp qua mỗi giai
đoạn, từ đó đưa ra những lý giải về sự thay đổi cũng như hệ quả của những
thay đổi đó đã tác động như thế nào tới triều Nguyễn.
b. Nguồn tư liệu
Luận văn đã sử dụng nhiều nguồn tư liệu lịch sử phong phú. Trước hết
và quan trọng nhất là bộ Đại Nam thực lục chính biên do Quốc sử quán triều
Nguyễn biên soạn.
Đại Nam thực lục gồm hai phần, phần Tiền biên và Chính biên. Đại
Nam thực lục chính biên gồm 38 tập, ghi chép về toàn bộ lịch sử triều Nguyễn10
từ triều vua Gia Long đến triều vua Đồng Khánh. Vì thế qua đây, chúng ta sẽ
thấy được một bức tranh toàn cảnh về lịch sử Việt Nam thế kỷ XIX trên tất cả
các mặt kinh tế, chính trị, xã hội, ngoại giao, quân sự, văn hoá…cho nên các
khía cạnh trong quan hệ Việt Nam và Trung Quốc, Việt Nam và Pháp thế kỷ
XIX được phản ánh khá đầy đủ và chi tiết. Tất nhiên, đây là một bộ sử chính
thống nên các sự kiện được ghi chép đều là các sự kiện xoay quanh và có ảnh
hưởng đến hoạt động của triều đình, vì thế nó cũng không thể tránh khỏi
những hạn chế.
Vào năm 1962, Đại Nam thực lục đã được nhóm dịch giả Đào Duy Anh
biên dịch trong vòng 16 năm. Cho đến nay đây vẫn là lần dịch duy nhất đã
được các học giả trong và ngoài nước đánh giá rất cao và đặc biệt tin dùng.
Do giới hạn về mặt thời gian của đề tài nên chúng tui sử dụng bộ Đại
Nam thực lục chính biên chủ yếu là các tập ghi chép từ triều Gia Long đến
triều Tự Đức trong đó đặc biệt là 8 tập (từ tập XXVII đến tập XXXV) biên
soạn về triều Tự Đức.
Bổ sung cho Đại Nam thực lục là bộ Khâm Định Đại Nam hội điển sử lệ
(Nxb Thuận Hoá, Huế, 1993) có phần chính biên gồm 262 quyển do Nội Các
triều Nguyễn khởi biên từ năm 1843 hoàn tất vào năm 1851. Đây là bộ sách
ghi chép về các điển lệ, các quy chế của triều đình trên mọi phương diện
trong khoảng thời gian từ đầu triều Gia Long đến đầu triều Tự Đức. Toàn bộ
các vấn đề liên quan đến chính sách đối ngoại như nghi thức tiếp sứ, đi sứ,
triều cống, sắc phong…đều được phản ánh trong mục Bang giao ghi chép từ
quyển 128 đến quyển 132. Đây là phần bổ sung trực tiếp cho Đại Nam thực
lục khi xem xét về mối quan hệ truyền thống giữa Việt Nam và Trung Quốc
dưới triều Nguyễn.
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi11
Đại Nam chính biên liệt truyện (Viện sử học, 4 tập, Nxb Thuận Hoá,
Huế 1997) cũng do Quốc sử quán biên soạn vào giữa thế kỷ XIX, ghi chép
tương đối đầy đủ về sự tích, công trạng của các công thần, liệt nữ và gia phả
nhà Nguyễn trước và sau khi Nguyễn Ánh lên ngôi. Nó sẽ góp phần để chúng
ta tìm hiểu về các quan triều Nguyễn đã từng là sứ thần sang Trung Quốc hay
lập công lớn trong việc dẹp giặc.
Châu bản triều Tự Đức (1848-1883) (Trung tâm nghiên cứu Quốc học,
Nxb Văn học, H, 2001) và Di sản Hán Nôm Việt Nam thư mục đề yếu (3 tập,
Nxb Khoa học xã hội, H, 1993) tuy là những công trình chọn lọc và lược dịch
về các tấu sớ, chiếu dụ… của vua Tự Đức hay chỉ là giới thiệu về các tập nhật
ký, các bài thơ đi sứ…nhưng nó cũng thật sự cần thiết để chúng ta đối chiếu
với các bộ chính sử của triều Nguyễn. Bổ sung cho phần này là tập Tự Đức
ngự chế văn tam tập (2 tập, Uỷ ban dịch thuật, Phủ quốc vụ khanh đặc trách
văn hoá xuất bản, 1971) do Tây Hồ Bùi Tấn Niên biên dịch và chú thích đầy
đủ cả phần chữ Hán và dịch nghĩa các bài dụ, văn tế, cáo phó, biểu, phú,
chiếu, sớ…dưới thời Tự Đức cho thấy khá rõ tư tưởng ngoại giao của Tự Đức
đối với Trung Hoa và với nước Pháp.
Có thể nói, các nguồn sử liệu của Việt Nam rất đa dạng, phong phú
không chỉ phản ánh được khá đầy đủ các khía cạnh của mối quan hệ Việt
Nam và Trung Quốc dưới triều Nguyễn, mà còn bổ sung cho nhau nhằm so
sánh, đối chiếu các sự kiện, để từ đó có thể tìm ra các sự kiện gần với sự thực
lịch sử nhất.
Tuy không phong phú bằng nguồn sử liệu Việt Nam, nhưng nguồn sử
liệu Trung Quốc mà chúng tui được tiếp cận cũng hết sức quý giá. Các nguồn
sử liệu này, không chỉ soi sáng mối quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc từ
“phía bên kia” là các quan điểm, chính sách, hoạt động của nhà Thanh mà đây12
cũng chính là một nguồn tư liệu để chúng ta kiểm tra lại những thông tin
trong chính sử triều Nguyễn trên cùng một trục thời gian.
Đại Thanh thực lục (Thanh sử) là bộ chính sử ghi chép theo lối biên niên
về toàn bộ lịch sử triều Thanh. Trong đó, một phần quan trọng là Những việc
bang giao giữa Việt Nam và Trung Quốc trong thế kỷ XIX, ghi chép từ năm
1802 Gia Khánh thứ 7- triều Thanh (tương đương với Gia Long thứ 1- triều
Nguyễn) đến năm 1902 Quang Tự thứ 28- triều Thanh (Thành Thái thứ 14-
triều Nguyễn) đã được tổ phiên dịch của Khoa Lịch sử (Trường
ĐHKHXH&NV- Hà Nội) biên dịch và chú thích. Tư liệu này hiện đang lưu
giữ tại phòng tư liệu khoa, gồm có 4 quyển:
-Quyển 1: (Q.1, Ký hiệu LS-TL/ 00031)
-Quyển 2A: (Q.2A, Ký hiệu LS-TL/01492)
-Quyển 2B: (Q.2B, Ký hiệu LS-TL/01493)
-Quyển 3: (Q.3, Ký hiệu LS-TL/003300)
Một bộ tư liệu khác rất quan trọng là tác phẩm Trung- Pháp chiến tranh
(Nguyễn Trọng Hân dịch, Tập IX-XI, Tư liệu Viện thông tin khoa học xã
hội), đã cung cấp cho chúng ta những thông tin khá thú vị về một số hoạt
động của nhà Thanh đối với Pháp trong việc giải quyết vấn đề Việt Nam mà
trong Đại Thanh có đề cập tới nhưng không chi tiết.
Như vậy, với những nguồn tư liệu trên, trong đó Đại Nam thực lục được
coi là nguồn tư liệu chính, chúng ta có thể nhìn nhận mối quan hệ Việt –
Trung thế kỷ XIX đặc biệt là dưới triều Tự Đức trên nhiều khía cạnh, từ cả
hai phía Việt Nam và Trung Quốc.
Bên cạnh các nguồn sử liệu đó, chúng tui còn tham khảo nhiều công
trình, chuyên luận của các nhà nghiên cứu có đề cập đến vấn đề này.
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi13
Có thể nói, triều Nguyễn nói riêng và lịch sử Việt Nam thế kỷ XIX nói
chung đã trở thành một trong những vấn đề lịch sử cận đại cuốn hút nhất đối
với các nhà sử học trong và ngoài nước. Trong đó chính sách ngoại giao của
triều Nguyễn là vấn đề hết sức quan trọng. Trong phạm vi của luận văn này,
chúng tui chỉ cố gắng bước đầu tìm hiểu tới quan hệ ngoại giao giữa Việt
Nam – Trung Quốc và Việt Nam – Pháp dưới triều Tự Đức từ năm 1848 đến
năm 1883, từ đó góp phần để chúng ta có một cái nhìn toàn diện hơn về lịch
sử Việt Nam giai đoạn này.
5. Những đóng góp của luận văn
- Phân tích, đánh giá mối quan hệ giữa Việt Nam với Trung Quốc và
Pháp trong từng giai đoạn từ đầu thế kỷ XIX đến năm 1883, đặc biệt từ năm
1848 đến 1883, từ đó xác định những biến đổi trong mối quan hệ Việt –
Trung, Việt – Pháp qua mỗi thời kỳ.
- Phân tích, đánh giá tác động của mối quan hệ Trung – Pháp đối với
Việt Nam.
- Góp phần làm sáng tỏ chính sách ngoại giao của triều Nguyễn và
nguyên nhân triều Nguyễn để nước ta rơi vào tay thực dân Pháp nửa cuối thế
kỷ XIX.
- Hệ thống lại những sự kiện lịch sử liên quan tới quan hệ giữa Việt Nam
– Trung Quốc và Việt Nam – Pháp qua các tư liệu lịch sử, đặc biệt là qua bộ
Đại Nam thực lục.
- Rút ra những bài học kinh nghiệm quý báu về chính sách ngoại giao từ
triều Nguyễn.14
6. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn
gồm có 3 chương. Cấu trúc cụ thể của luận văn như sau:
A. PHẦN MỞ ĐẦU
B. NỘI DUNG (gồm 3 chương)
Chương 1: Quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Trung Quốc dưới thời
Tự Đức (1848 – 1883)
Trước hết, luận văn phác họa một vài nét về mối quan hệ ngoại giao
giữa Việt Nam với Trung Quốc từ thời vua Gia Long đến Thiệu Trị, sau đó
tìm hiểu sâu mối quan hệ này dưới thời Tự Đức. Luận văn cố gắng thể hiện
lại mối quan hệ truyền thống với những thi thức bang giao Thiên triều –
Thuộc quốc giữa triều Nguyễn – triều Thanh qua từng thời kỳ. Đặc biệt luận
văn đi vào phân tích những biến đổi của mối quan hệ truyền thống đó dưới
triều Tự Đức, nhất là sau năm 1858 khi thực dân Pháp nổ súng xâm lược nước
ta. Kỳ vọng cũng như sai lầm của triều vua Tự Đức trong mối quan hệ ngoại
giao với nhà Thanh là gì, mối quan hệ đó tác động như thế nào đến cuộc chiến
đấu chống thực dân Pháp của triều đình… sẽ được luận văn làm rõ.
Chương 2: Quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Pháp dưới thời Tự Đức
(1848 – 1883)
Trong chương này, luận văn sẽ điểm qua một vài nét nổi bật về quan hệ
giữa Việt Nam và Pháp từ thời vua Gia Long đến Thiệu Trị. Đường lối ngoại
giao với Pháp được đặt nền móng từ thời Gia Long, được vua Minh Mạng và
Thiệu Trị kế thừa, củng cố sẽ phát triển như thế nào dưới thời Tự Đức. Khi
âm mưu thực dân Pháp đánh chiếm Việt Nam trở thành nguy cơ thực sự, triều
Nguyễn đã có những chính sách ngoại giao như thế nào với Pháp? Khi thực
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi15
dân Pháp nổ súng xâm lược Việt Nam, triều Nguyễn đã lần lượt ký với Pháp
các hiệp ước đầu hàng trong khi cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp của
nhân dân ta vẫn diễn ra mạnh mẽ ở khắp nơi. Chính sách ngoại giao thỏa hiệp
của triều đình Huế đã phần nào đẩy nhanh quá trình đánh chiếm nước ta của
thực dân Pháp.
Từ việc phân tích chính sách ngoại giao của triều Nguyễn với Pháp,
luận văn góp phần đánh giá về trách nhiệm của nhà Nguyễn trong việc để
nước ta rơi vào tay thực dân Pháp.
Chương 3: Việt Nam trong mối quan hệ Trung - Pháp
Chương này luận văn sẽ làm rõ mối quan hệ Trung – Pháp đã ảnh
hưởng tới Việt Nam như thế nào, những cố gắng của Pháp trong việc hạn chế
ảnh hưởng của Trung Quốc đối với Việt Nam, và những phản ứng của nhà
Thanh trước cuộc xâm chiếm Việt Nam của thực dân Pháp. Trung Quốc và
Pháp đều ra sức tranh quyền ảnh hưởng của mình đối với Việt Nam. Và khi
cuộc tranh giành đó bất phân thắng bại thì hai bên đã phân chia Việt Nam mà
không cần biết tới phản ứng của Việt Nam là gì. Điều này cũng chính là hệ
quả tất yếu từ đường lối ngoại giao của triều Nguyễn đối với Trung Quốc và
Pháp.
C. KẾT LUẬN
D. TÀI LIỆU THAM KHẢO
E. PHỤ LỤC16
B. NỘI DUNG
Chương 1
QUAN HỆ NGOẠI GIAO GIỮA VIỆT NAM VÀ TRUNG QUỐC
DƯỚI THỜI TỰ ĐỨC (1848 – 1883)
1.1 Vài nét về quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc từ thời Gia
Long đến Thiệu Trị
Đã có khá nhiều tác giả khi nghiên cứu về các vấn đề lịch sử Việt Nam,
hay về lịch sử ngoại giao Việt Nam với Trung Quốc đã ít nhiều đề cập đến
quan hệ Việt - Trung nửa đầu thể kỷ XIX. Nhưng hầu hết các tác giả đều tập
trung phân tích ý nghĩa của việc sắc phong và triều cống giữa triều Nguyễn
và triều Thanh để tìm hiểu bản chất mối quan hệ giữa hai nhà nước phong
kiến Việt Nam và Trung Quốc.
Chúng ta không phủ nhận rằng ở nửa đầu thế kỷ XIX, trong mối quan hệ
giữa Việt Nam và Trung Quốc, thì một trong những nét quan trọng nhất là
vấn đề sắc phong và triều cống- đặc trưng căn bản của quan hệ ngoại giao
Việt –Trung trong lịch sử phong kiến. Đề cập đến đặc trưng căn bản này, các
nhà nghiên cứu đều tập trung vào một số điểm:
- Lý giải nguyên nhân vì sao các triều đại phong kiến Việt Nam thường
xuyên phải xin cầu phong và chịu triều cống đối với Trung Hoa. Việt Nam là
một nước nhỏ, ở cạnh Trung Quốc lớn hơn nhiều lần và là một đế chế luôn
nuôi ý đồ thôn tính Việt Nam. Để tồn tại độc lập và sống hoà mục, các triều
đại Việt Nam đều phải chịu “thần phục” Trung Hoa. Điều này, Phan Huy Chú
cũng đã từng viết ở thế kỷ XIX: “Nước Việt ta cõi đất ở phương Nam mà
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi17
thông hiếu với Trung Quốc, tuy nuôi dân dựng nước có quy mô riêng, nhưng
ở trong thì xưng đế mà đối ngoại thì xưng vương vẫn chịu phong hiệu, xét lý
thực phải như thế”[7; 135]. Mặt khác, các triều đại phong kiến Việt Nam đặc
biệt là từ triều Lê trở đi, hầu hết đều chịu ảnh hưởng sâu sắc học thuyết
Khổng Mạnh, với hệ tư tưởng cốt lõi là Thiên mệnh, trong đó Thiên tử thay
trời trị dân, thống trị các nước chư hầu và thuộc quốc, cho nên các triều đại
Việt Nam đều coi Trung Quốc là Thiên triều.
Canh Thìn, Tự Đức thứ 33, 1880
-[331] Toán giặc người nước Thanh hãm đồn Bắc Cạn, phó đề đốc phải
đóng ở đồn ấy là Nguyễn Thừa Duyệt bị chết. Khi ấy giặc đem cả bọn đến, rất
hung hăng. Phó sư là Trương Quang Đản đánh giá là đồn ấy chơ vơ, đã hội bàn
cho triệt đường về đóng ở Chợ Mới. Thừa Duyệt không nghe, muốn nhân ban
đêm làm kế đánh úp. Việc ấy đến tai vua, quan quân thứ và quan tỉnh đều
phải giáng dục. Vua dụ rằng: tình hình bọn giặc hạt tỉnh Lạng Sơn cần
dẹp yên, lại là nơi đường sứ qua đi phải bàn tính trước
-[377] Giặc trốn nước Thanh cùng với giặc Xá họp bạn tràn xuống tụ họp ở
các huyện Man Duy, Trình Cố thuộc tỉnh Thanh Hoá. Vua sai sơn phòng sứ là
Lê Trí Thực đem quân dọn bắt, đựơc thắng trận.
-[380] Giặc trốn nước Thanh là bọn Lý Á Sinh, Lý Lục đem bè lũ tràn
xuống quấy nhiễu các xứ Bắc Hợp, Bắc Mân thuộc huyện Nguyên Bình. Bố
chánh sứ Cao Bằng là Trần Văn Huân xin thêm quân giúp cho việc đánh dẹp.
Vua bảo rằng binh dũng của tỉnh ấy đã đến hơn 1500 người, lại có quân của
Lưu Vĩnh Phúc cùng giúp, nếu giặc đến hàng nghìn, cũng có thể chém giết
đựơc, huống chi chúng chỉ phô trương hão ư?
Đại Nam thực lục, Tập XXXV (1881- 1883), Nxb KHXH, 1976
Tân Tỵ, Tự Đức thứ 34, 1881
-[19] Giặc trốn người nước Thanh lại quấy rối các xứ Văn Quan, Trường
Khánh tỉnh Lạng Sơn. Quan tỉnh ấy tâu lên, vua bảo rằng: quân tỉnh Lạng Sơn
vốn có tiếng là đựơc việc, sao không có đánh giết hết, sẽ để lo về sau ư
-[27] Khi ấy, toán giặc nước Thanh thường thị thua, nên trốn đến các xứ
Nam Tri, Nhân Giáp ở Thái Nguyên kêu gọi tụ tập. Bọn man ở Lũng Uy –
Thái Nguyên nhân đó cậy thế làm loạn. Tĩnh biên phó sứ là Trương Quang
Đản dâng sớ xin đánh Lũng Uy trước, sau đến các giặc khác. Vua theo lời ấy.148
Lại cho lần này quân luyện tập nhiều, chia dàn đã gần khắp kín, quân ngoài
đều làm tiếp ứng, đặc sai thống đốc Hoàng Tá Viêm nghiêm túc biền binh các
đạo quân đi đánh. Lại sai quan tỉnh xét xem quân Thanh trận nào đại thắng,
đích là thực lực, sẽ truy tặng.
-[37] Giặc trốn nước Thanh là Kinh Quyển Phúc, Hoàng Tam bè lũ hơn 60
tên hàng ở doanh quân nước Thanh. Ngô Mậu Huân quan tỉnh Cao Bằng tâu
lên. Bọn Binh đánh giá là việc vỗ yên không thành, xin cho quan tỉnh ấy đưa thư
cho Hoàng Quế Lan hợp lại cùng đánh. Vua nghe theo.
-[63] Giặc trốn nước Thanh là bọn Lục, Đàm, họ Tô, họ Lý, lại tụ tập ở các
xứ Tào Thị, Chu Bốn, Linh Đàm. Tĩnh biên phó sứ là Trương Quang Đản lập
tức phái tướng hiệu và Hoàng Thủ Trung đem quân chia đi đánh dẹp. Lại tư
cho tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn thương thuyết với quan nước Thanh đóng giữ
nghiêm ngặt, rồi tự xin chuyển về Nhã Nam, đốc suất mộ quân, thời thường
lại đi điều khiển. Vua sai Quang Đản đến ngay điều khiển đốc suất cho chóng
xong việc.
-[75] Giặc trốn nước Thanh là bọn Lý Á Sinh, lại tụ tập ở Na Lương, Vân
Đồn định quấy rối phủ Lạng Sơn. Quan tỉnh Bắc Ninh phái lãnh binh quan
Trần Xuân Soạn đem quân đựơc luyện tập đi đánh
Nhâm Ngọ, Tự Đức 35, 1882
-[93] Giặc trốn nước Thanh tụ họp ở các xứ Phúc Lâm, Kim Quan tỉnh Hải
Dương. Quan các tỉnh, phủ, huyện vì canh phòng sơ hở đều phải giáng dụ
-[105 -106] Sai tĩnh biên phó sứ là Trương Quang Đản nghiêm đốc bộ biền
binh dõng các đạo, và làm với quan các doanh, tiến đánh dẹp yên ngay ở giặc
biên giới. Lúc bấy giờ các toán giặc nhiều lần bị quan các doanh và quan quân
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:

haidong92

Member
Chủ trang cho em xin tài liệu này ạ. link hỏng rồi. chân thành cảm ơn
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top