zZnh0x_ng0xZz

New Member
Link tải miễn phí Luận văn: Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Bảo Ninh : Luận văn ThS. Văn học : 60 22 01 21
Nhà xuất bản: ĐHKHXH & NV
Ngày: 2014
Miêu tả: 109 tr. + CD-ROM + tóm tắt
Luận văn ThS. Văn học Việt Nam -- Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2014

5
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 7
1. Lý do chọn đề tài. 7
2. Lịch sử vấn đề 8
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 13
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 13
5. Phương pháp nghiên cứu 14
6. Cấu trúc luận văn 15
NỘI DUNG 16

CHƢƠNG 1: NGƢỜI KỂ CHUYỆN VÀ ĐIỂM NHÌN TỰ SỰ TRONG
TRUYỆN NGẮN BẢO NINH 16
1.1. Ngƣời kể chuyện 16
1.1.1. Khái niệm người kể chuyện 16
1.1.2. Người kể chuyện trong truyện ngắn Bảo Ninh 19
1.1.2.1. Người kể chuyện ngôi thứ nhất 19
1.1.2.2. Người kể chuyện ngôi thứ ba 25
1.1.2.3. Sự đa tầng bậc người kể chuyện 28
1.2. Điểm nhìn tự sự trong truyện ngắn Bảo Ninh 31
1.2.1. Khái niệm điểm nhìn 31
1.2.2. Điểm nhìn tự sự trong truyện ngắn Bảo Ninh 33
CHƢƠNG 2: NHÂN VẬT VÀ CỐT TRUYỆN TỰ SỰ TRONG TRUYỆN
NGẮN BẢO NINH 38
2.1. Nhân vật trong truyện ngắn Bảo Ninh 38
2.1.1. Khái niệm nhân vật 38
2.1.2. Nhân vật trong truyện ngắn Bảo Ninh 40
2.1.2.1. Nhân vật cô đơn, lạc thời và lạc loài 40
2.1.2.2. Nhân vật cứu rỗi 49

6
2.1.2.3. Nhân vật tự nhận thức 53
2.1.3. Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện ngắn Bảo Ninh 56
2.1.3.1. Sự đối lập trong hoàn cảnh xuất thân 56
2.1.3.2. Miêu tả ngoại hình 58
2.1.3.3. Khắc họa nhân vật qua ngôn ngữ 61
2.2. Cốt truyện trong truyện ngắn Bảo Ninh 64
2.2.1. Khái niệm cốt truyện 64
2.2.2. Cốt truyện trong truyện ngắn Bảo Ninh 66
2.2.2.1. Cốt truyện hiện thực 66
2.2.2.2.Cốt truyện tâm lý 77

CHƢƠNG 3: KHÔNG GIAN VÀ THỜI GIAN NGHỆ THUẬT TRONG
TRUYỆN NGẮN BẢO NINH 82
3.1. Không gian nghệ thuật trong truyện ngắn Bảo Ninh 82
3.1.1. Khái niệm không gian nghệ thuật 82
3.1.2. Không gian nghệ thuật trong truyện ngắn Bảo Ninh 83
3.1.2.1. Không gian hiện thực 83
3.1.2.2. Không gian tâm lý 94
3.2. Thời gian nghệ thuật trong truyện ngắn Bảo Ninh 98
3.2.1. Khái niệm thời gian nghệ thuật 98
3.2.2. Thời gian nghệ thuật trong truyện ngắn Bảo Ninh 100
3.2.2.1.Thời gian sự kiện lịch sử gắn với những sự kiện đời tư. 100
3.2.2.2. Thời gian tâm lý 103
KẾT LUẬN 108
TÀI LIỆU THAM KHẢO 110

7
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
Bảo Ninh là một trong những nhà văn tiêu biểu của văn học Việt Nam
từ sau Đổi mới. Ngay khi xuất bản tiểu thuyết đầu tay Nỗi buồn chiến tranh
Bảo Ninh đã trở thành một hiện tượng văn học được chú ý trên văn đàn, thu
hút nhiều độc giả với những ý kiến đánh giá, phê bình rất khác nhau. Nhìn
chung những đánh giá về tiểu thuyết của Bảo Ninh có hai luồng ý kiến khen
ngợi, đánh giá cao và phê phán. Có thể nói so với tiểu thuyết thì mảng truyện
ngắn của Bảo Ninh được các nhà nghiên cứu, phê bình chú ý ít hơn. Nhưng
không vì thế mà truyện ngắn của ông mất đi sự quan tâm và đánh giá cao của
người đọc.
Bảo Ninh là một trong những cây bút có dấu ấn nhất định trên văn đàn
hiện nay. Ở mảng truyện ngắn, Bảo Ninh được đánh giá là cây bút viết truyện
ngắn đặc sắc. Trên văn đàn hiện đại, Bảo Ninh đã tạo dựng cho mình một lối

viết riêng, một phong cách riêng khó trộn lẫn. Những truyện ngắn của Bảo
Ninh có những đặc trưng riêng rất đáng để khảo sát và tìm hiểu. Bảo Ninh là
người được sống và cảm nhận những giá trị cuộc sống ở cả hai giai đoạn
kháng chiến chống Mĩ và hiện thực cuộc sống sau chiến tranh, nhất là từ thời
kì Đổi mới. Ông là một trong những nhà văn hiện nay viết hay và xuất sắc về
đề tài chiến tranh và hậu chiến. Bảo Ninh đã từng là một người lính, có thể
nói những kí ức về chiến tranh, về chiến trường, về tình yêu và cuộc sống của
người lính đã ngấm sâu và trở thành một phần trong tâm trí nhà văn. Trong
sáng tác của Bảo Ninh, số phận của những con người bước ra từ cuộc chiến
tranh cùng những bi kịch của con người trong cuộc sống thời hậu chiến đã
hiện lên một cách chân thực và đầy tính nhân văn.
Truyện ngắn của Bảo Ninh luôn nhận được sự quan tâm của đông đảo
bạn đọc và giới nghiên cứu, phê bình. Đã có những bài viết, công trình nghiên

8
cứu tổng hợp, phân tích và phát hiện đáng kể cả về phương diện nội dung và
nghệ thuật trong truyện ngắn Bảo Ninh, tuy nhiên nghệ thuật tự sự trong
truyện ngắn Bảo Ninh vẫn chưa được tìm hiểu một cách thấu đáo. Với mong
muốn góp thêm tiếng nói vào sự khẳng định thành công của truyện ngắn Bảo
Ninh, trên cơ sở kế thừa thành tựu của người đi trước, đề tài mà luận văn đã
chọn Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Bảo Ninh sẽ là cơ hội để chúng tui
tiến hành tìm hiểu các yếu tố nghệ thuật cũng như những nét độc đáo về nghệ
thuật tự sự trong truyện ngắn của Bảo Ninh trên tinh thần khoa học và toàn
vẹn nhất có thể. Cũng thông qua đề tài này luận văn hướng đến một cách hiểu,
cách lý giải về cái hay, những nét đặc sắc và hấp dẫn của truyện ngắn Bảo
Ninh, từ đó ghi nhận sự đóng góp của Bảo Ninh cho mảng truyện ngắn nói
riêng và cho nền văn học Việt Nam nói chung.
2. Lịch sử vấn đề
Bảo Ninh tên thật là Hoàng Ấu Phương, quê ở xã Bảo Ninh, huyện
Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình nhưng sinh ra tại Nghệ An. Bảo Ninh được

sinh ra trong một gia đình trí thức lớn, ông là con trai của giáo sư Hoàng Tuệ,
nguyên Viện trưởng Viện Ngôn ngữ học Việt Nam. Sinh ra và lớn lên trong
thời buổi chiến tranh, cũng như bao bạn bè cùng trang lứa, Bảo Ninh cũng
tham gia cuộc kháng chiến chống Mĩ, chiến đấu trong chiến trường B3 Tây
Nguyên từ 1969 đến 1975. Đây cũng là giai đoạn mà cuộc kháng chiến chống
Mĩ của nhân dân ta diễn ra ác liệt và mạnh mẽ nhất. Sau chiến tranh ông giải
ngũ, trở lại học đại học và sau đó làm việc ở Viện Khoa học Việt Nam. Từ
1984 đến 1986, Bảo Ninh học khóa 2 Trường viết văn Nguyễn Du và làm việc
cho báo Văn nghệ trẻ. Bảo Ninh là một trong những nhà văn có đóng góp
đáng kể vào công cuộc đổi mới của nền văn xuôi hiện đại Việt Nam. Ông đến
với văn chương khá muộn so với các nhà văn khác cùng thế hệ. Tác phẩm đầu
tay của ông là tiểu thuyết Thân phận của tình yêu, về sau lấy lại tên cũ là Nỗi

9
buồn chiến tranh. Ngay khi xuất bản, cuốn tiểu thuyết đã mau chóng trở thành
một hiện tượng văn học và nhận được nhiều ý kiến phê bình khác nhau. Có ý
kiến ca ngợi hết lời nhưng cũng có những ý kiến phê phán thẳng thừng. Tiểu
thuyết này đã được Hội Nhà văn Việt Nam trao Giải thưởng văn học hằng
năm (1991). Đến nay, tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh đã khẳng định được vị
trí của mình và được dịch ra nhiều thứ tiếng trên thế giới, được bạn đọc nhiều
nơi đón nhận. Bên cạnh những thành công về tiểu thuyết thì Bảo Ninh cũng
đã đạt được nhiều thành công về truyện ngắn. Những truyện ngắn đầu tiên của
Bảo Ninh được đăng trên Văn nghệ Quân đội. Có thể kể đến các tác phẩm đã
xuất bản của Bảo Ninh: Nỗi buồn chiến tranh, NXB Hội nhà văn, 1991; Trại
bảy chú lùn, NXB Văn học, 1987; Khắc dấu mạn thuyền, NXB Văn học, 1996;
Lan man trong lúc kẹt xe, NXB Hội nhà văn, 2005; Chuyện xưa kết đi, được
chưa?, NXB Văn học, 2009; Bảo Ninh tác phẩm chọn lọc, NXB Phụ nữ, 2011;
Bảo Ninh - những truyện ngắn, NXB Trẻ, 2013.
Nghiên cứu về sáng tác của Bảo Ninh đã và đang thu hút được sự quan
tâm của nhiều nhà nghiên cứu, phê bình cũng như của nhiều người đọc. Lâu

nay đã có khá nhiều công trình nghiên cứu về tiểu thuyết và truyện ngắn của
ông. Nhưng các nhà nghiên cứu, phê bình chủ yếu hướng vào tiểu thuyết đầu
tay của ông là Nỗi buồn chiến tranh. Bảo Ninh được biết đến nhiều nhất với
cuốn tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh - Tác phẩm đã tạo nên tên tuổi Bảo
Ninh. Sức ảnh hưởng của Nỗi buồn chiến tranh trong đời sống văn học Việt
Nam thời kì Đổi mới là không thể phủ nhận.
Nhà văn Nguyên Ngọc đã từng nhận xét về Nỗi buồn chiến tranh: "Về
mặt nghệ thuật, đó là thành tựu cao nhất của văn học đổi mới"[30,177]. Bài
viết Kĩ thuật dòng ý thức qua Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh của Nguyễn
Đăng Điệp đã nêu lên những cách tân cũng như những đặc sắc nghệ thuật của
tác phẩm, đặc biệt chú ý đến kĩ thuật dựng truyện theo kết cấu dòng ý thức;

10
Đào Duy Hiệp với bài viết Thời gian trong Thân phận của tình yêu đã tìm
hiểu một số vấn đề về nghệ thuật thời gian: thời gian niên biểu, sự sai trật niên
biểu, lối quay ngược, lối đón trước ; Nỗi buồn chiến tranh viết về chiến
tranh thời hậu chiến từ chủ nghĩa anh hùng đến nhu cầu đổi mới bút pháp của
Phạm Xuân Thạch đã đi vào nghiên cứu những mạch ngầm văn bản, thế giới
nhân vật, tìm hiểu cái nhìn mới và cách viết mới về chiến tranh trong thời hậu
chiến, tác giả này cũng có những bài viết khác như: Về tiểu thuyết Nỗi buồn
chiến tranh của Bảo Ninh; Tiểu thuyết Việt Nam đương đại - suy nghĩ từ
những tác phẩm về chủ đề lịch sử.
Ngoài ra còn có rất nhiều bài viết khác về tác phẩm Nỗi buồn chiến
tranh, có thể kể đến: Trần Quốc Hội với "Trình tự" trong thời gian nghệ thuật
của Ăn mày dĩ vãng và Nỗi buồn chiến tranh - tiếp cận từ lý thuyết thời gian
của Genette; Trần Thanh Hà: Từ phân tâm học tìm hiểu tính hiện đại thể hiện
qua tiểu thuyết "Thân phận của tình yêu" của Bảo Ninh; Hoàng Ngọc Hiến:
Những nghịch lý của chiến tranh; Đỗ Văn Khang: Nghĩ gì khi đọc tiểu thuyết
Thân phận của tình yêu?; Phạm Xuân Nguyên: Nghĩ gì khi đọc"Nghĩ gì khi
đọc tiểu thuyết Thân phận của tình yêu?"; Đỗ Đức Hiểu: Những nhịp mạnh

của tiểu thuyết Thân phận của tình yêu
Không chỉ khẳng định mình ở thể loại tiểu thuyết, Bảo Ninh còn khẳng
định mình qua nhiều truyện ngắn. Ở mảng truyện ngắn, Bảo Ninh đã thể hiện
được những tìm tòi, khám phá mới về nghệ thuật kể chuyện. Truyện ngắn của
Bảo Ninh cũng đã thu hút được sự quan tâm của giới phê bình, nghiên cứu cũng
như bạn đọc. Trong bài viết Bảo Ninh – Thời tiết của kí ức, Trung Trung Đỉnh
đã đưa ra những nhận xét về truyện ngắn Bảo Ninh: “Đọc những truyện ngắn
đầu tiên của Bảo Ninh, người ta nhận ngay ra một người lính có tâm hồn khá
lãng mạn và phóng túng. Một người lính từng trải dễ xúc động bởi những gợi
cảm ngẫu hứng do tác động mạnh của đời sống thời chiến khốc liệt.”[9]; Trần

11
Sáng với bài viết Âm hưởng chiến tranh trong truyện ngắn Bảo Ninh đưa ra
nhận định về đặc điểm trong sáng tác của Bảo Ninh: “Chiến tranh – cảm hứng

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:

Các chủ đề có liên quan khác

Top