daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae
MỤC LỤC

A. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài………………………………………………………….1
2. Lịch sử ngiên cưu vấn đề………………………………………………….2
3. Đối tượng, nhiệm vụ, phạm vi nghiên cứu………………………………...3
4. Phuơng pháp nghiên cứu…………………………………………………..5
5. Đóng góp của đề tài……………………………………………………….5
6. Bố cục. ……………………………………………………………………5
B. NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. Những tiền đề của giao lưu văn hoá Việt Nam - Thái Lan
từ năm 1976 đến nay
1.1.Vị trí địa lý……………………………………………………………….6
1.2. Điều kiện tự nhiên và kinh tế…………………………………………..8
1.3. Cơ sở và quá trình phát triển văn hoá………………………………..11
1.4. Các liên hệ cư dân trong lịch sử và quan hệ tộc người……………....16
1.5. Giao lưu văn hoá Việt Nam - Thái Lan trước 1976………………….18
Tiểu kết chương 1: …………………………………………………………..26
CHƯƠNG 2: Giao lưu văn hoá giữa Việt Nam và Thái Lan
từ 1976 đến nay
2.1. Giao lưu văn hoá Việt Nam - Thái Lan từ 1976 đến 1989…………..28
2.2. Giao lưu văn hoá Việt Nam - Thái Lan từ 1989 đến nay…………..30
2.2.1. Các nhân tố thúc đẩy mạnh mẽ sự giao lưu văn hoá
Việt Nam - Thái Lan từ 1989 dến nay……………………………………….30
2.2.2. Các biểu hiện của sự giao lưu văn hoá
Việt Nam - Thái Lan từ 1989 đến nay………………………………………36
2.2.2.1. Lĩnh vực văn nghệ………………………………………………….36
2.2.2.2. Trong lĩnh vực bảo tồn, bảo tàng……………………………………40
2.2.2.3. Lĩnh vực báo chí, truyền thanh, truyền hình………………………. 42
2.2.2.4. Hỗ trợ về kỹ thuật trong các ngành chuyên môn…………………. 45
2.2.2.5. Lĩnh vực giáo dục…………………………………………………. .50
2.2.2.6. Về tôn giáo………………………………………………………….55
2.2.2.7. Trong lĩnh vực du lịch………………………………………………....... 57
2.2.2.8. Lĩnh vực thể dục thể thao………………………………………….. 63
2.2.2.9. Triển lãm……………………………………………………………65
2.3. Nhận xét về giao lưu văn hoá Việt Nam- Thái Lan
từ 1976 đến nay…………………………………………………………….67
Tiểu kết chương 2…………………………………………………….. 68
CHƯƠNG 3: Đóng góp tích cực của Việt kiều Thái Lan đối với giao lưu văn hoá Việt Nam - Thái Lan từ 1976 đến nay
3.1. Khái quát về cộng đồng Việt kiều ở Thái Lan trước 1976………… 69
3.1.1. Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển của cộng đồng
người Việt ở Thái Lan……………………………………………………….69
3.1.2. Đời sống văn hoá của Việt kiều Thái Lan trước 1976………………...70
3.2. Những đóng góp của người Việt kiều Thái lan đối với
giao lưu văn hoá Việt Nam - Thái Lan sau 1976………………………….74
3.2.1. Những điều kiện thuận lợi để Việt kiều Thái Lan
đóng góp tích cực vào giao lưu văn hoá Việt – Thái sau 1976……………...74
3.2.2. Việt kiều Thái Lan đóng góp tích cực vào sự giao lưu
văn hoá Việt Nam - Thái Lan từ sau 1976 đến nay………………………….77
3.2.2.1. Người Việt ở Thái Lan tiếp thu những giá trị tích cực
của văn hoá Thái Lan……………………………………………………….. 77
3.2.2.2. Việt kiều ở Thái Lan giữ gìn và quảng bá văn hoá Việt Nam……...79
3.3. Những đóng góp của Việt kiều hồi hương
đối với sự giao lưu văn hoá Việt Nam - Thái Lan………………………...96
3.3.1. Quá trình hồi hương của Việt kiều Thái Lan………………………….96
3.3.2. Đóng góp của Việt kiều Thái Lan hồi hương trước 1976
trong sự giao lưu văn hoá Việt - Thái………………………………………98
3.3.3. Đóng góp của Việt kiều Thái Lan hồi hương đói với
sự giao lưu văn hoá Việt Nam - Thái Lan từ 1976 đến nay………………..100
3.3.3.1. Việt kiều Thái Lan hồi hương góp phần truyền tải
các giá tri văn hoá Thái Lan ở Việt Nam …………………………………..101
3.3.3.2. Việt kiều Thái Lan hồi hương góp phần thúc đẩy sự giao lưu
văn hoá và hợp tác chuyên môn giữa Việt Nam và Thái Lan………………103
Tiểu kết chương 3…………………………………………………………..105
C. KẾT LUẬN…………………………………………………………….107
D. TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………………..110
E. PHỤ LỤC………………………………………………………………118


















A. MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
1.1. Giao lưu và tiếp xúc văn hoá là sự vận động thường xuyên của xã hội và là quy luật phát triển của văn hoá. Nó là một quy luật tất yếu của đời sống và cũng là nhu cầu tự nhiên của con người. Sự giao lưu văn hoá giữa Việt nam và Thái Lan cũng nằm trong quy luật kể trên.
Việt Nam và Thái Lan là hai nước có vị trí địa lý gần kề, có những nét tương đồng về điều kiện tự nhiên và kinh tế, có mối quan hệ thân thiết về ngôn ngữ và dân cư, có cơ sở văn hoá và quá trình phát triển văn hoá khá giống nhau nên giao lưu văn hoá giữa hai nước càng trở nên dễ dàng hơn. Sự giao lưu văn hoá Việt - Thái đã để lại nhiều dấu ấn trong lịch sử. Nó có tác động không nhỏ tới sự phát triển văn hoá của hai quốc gia và là môi trường cho mối quan hệ của hai nước.
1.2. Sau một thời gian đối đầu hết sức căng thẳng, năm 1976, quan hệ ngoại giao Việt Nam - Thái Lan chính thức được thiết lập trở lại. Sự kiện này là mốc mở ra một thời kì mới - thời kì hữu nghị, hợp tác và cùng phát triển giữa hai nước. Theo đó, sự giao lưu văn hoá giữa Việt Nam và Thái Lan đã bước sang một trang mới.
1.3. Trong giao lưu văn hoá Việt Nam - Thái Lan có một nhân tố quan trọng là cộng đồng người Việt ở Thái Lan. Trong lịch sử, người Việt đã nhiều lần di cư sang Thái Lan do nhiều lý do: cuộc sống cực khổ, việc kỳ thị tôn giáo, chủ nghĩa thực dân phương Tây… Nhìn chung, cộng đồng người Việt sống ở Thái Lan là một cộng đồng yêu nước, luôn ý thức giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc và đã tiếp thu những giá trị văn hoá tích cực của Thái Lan. Ở cộng đồng người Việt kiều Thái Lan có sự giao lưu của hai nền văn hoá. Họ như chiếc cầu nối trong giao lưu văn hoá Việt – Thái và đang có nhiều đóng góp vào việc phát triển văn hoá trong công cuộc xây dựng đất nước hiện nay.
Nghiên cứu quá trình giao lưu văn hóa Việt Nam- Thái Lan từ 1976 đến nay, đề tài sẽ giúp phân tích những cơ sở lịch sử, mô tả, tái hiện quá trình giao lưu văn hóa giữa hai nước và phân tích đặc điểm của nó nhằm có một cái nhìn toàn diện về vấn đề này. Mặt khác, nhận thức về vai trò của cộng đồng người Việt kiều Thái Lan trong tìm hiểu “giao lưu văn hoá Việt Nam – Thái Lan” sẽ giúp tìm ra những biện pháp để phát huy hơn nữa nguồn lực này đối với sự giao lưu văn hoá Việt Nam – Thái Lan trong thời kỳ mới. Với những lý do nói trên, tui chọn đề tài “Giao lưu văn hoá Việt Nam – Thái Lan từ 1976 đến nay” làm đề tài luận văn tốt nghiệp thạc sĩ sử học của mình.
2. Lịch sử vấn đề
Do mối quan hệ láng giềng có từ lâu đời trong lịch sử nên Thái Lan là một đối tượng nghiên cứu được quan tâm nhiều ở nước ta. Liên quan đến đề tài này chúng tui chia ra các nhóm tài liệu:
Nhóm thứ nhất là các tài liệu về lịch sử văn hoá Thái lan, như: Tìm hiểu văn hoá Thái Lan của viện Đông Nam Á (1991); Thái Lan, truyền thống và hiện đại của viện Đông Nam Á (1996); Nghiên cứu lịch sử văn hoá Thái Lan của Phạm Đức Dương; Lịch sử Thái Lan của Nguyễn Tương Lai và Phạm Nguyên Long; … Nhìn chung các tài liệu này nghiên cứu về các mặt của đất nước Thái Lan, cung cấp những kiến thức phong phú về Thái Lan và đem lại cái nhìn tổng quan về tiến trình lịch sử văn hoá của Thái Lan.
Nhóm thứ hai là các tài liệu về quan hệ Việt Nam - Thái Lan, trong đó có sự giao lưu văn hoá Việt Nam - Thái Lan. Các tài liệu này đã trình bày tương đối bao quát về quan hệ Việt Nam - Thái Lan trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hoá. Tuy nhiên, sự giao lưu văn hoá Việt Nam - Thái Lan thường được đề cập đến khá sơ lược, lại trong một khoảng thời gian hẹp và không thành hệ thống. Có thể nêu một số tác phẩm tiêu biểu như: Quan hệ Việt Nam - Thái Lan trong những năm 90 của Nguyễn Tương Lai (2001); Lịch sử quan hệ của Thái Lan với Cămpuchia - Lào - Việt Nam của Nguyễn Khánh Vân; Quan hệ Việt Nam - Thái Lan hướng tới tương lai của Học viện quan hệ quốc tế; Luận án tiến sĩ của Hoàng Khắc Nam “Quan hệ Việt Nam - Thái Lan ( 1976-2000)”… Luận án tiến sĩ của Hoàng Khắc Nam đã nghiên cứu tương đối hệ thống, toàn diện về quan hệ Việt Nam - Thái Lan từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao năm 1976 đến năm 2000 và đã cung cấp một số tư liệu quan trọng mà đề tài quan tâm. Riêng về giao lưu văn hoá giữa hai nước từ 1989 đến 2004, tác giả đề tài nhận định: “Chưa bao giờ mối quan hệ hợp tác văn hoá Việt Nam- Thái Lan lại tấp nập, phong phú như thời kỳ này. Hàng loạt các hình thức hoạt động khác nhau đã được tổ chức như đi thăm, hội nghị, hội thảo, liên hoan văn hoá… Hàng loạt lĩnh vực hợp tác đã được thiết lập và triển khao mạnh mẽ như báo chí, ca múa nhạc, sân khấu, điện ảnh, bảo tồn bảo tàng, thư viện, mỹ thuật, quyền tác giả” [27, 190]. Tuy nhiên, đề tài tập trung nghiên cứu toàn diện mối quan hệ giữa hai nước nên mới chỉ dừng lại ở những nhận xét khái quát, chưa có sự trình bày cụ thể và nghiên cứu sâu hơn về vấn đề này.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
G Văn học cách mạng Việt Nam nhìn từ góc độ giao lưu và hội nhập với thế giới Luận văn Sư phạm 0
H Vấn đề bảo tồn và phát huy bản sắc dân tộc trong giao lưu và hội nhập của văn học Việt Nam với thế g Luận văn Sư phạm 0
S Giao lưu văn hóa Việt Nam - Nhật Bản từ năm 1990 đến nay Văn hóa, Xã hội 2
D Mối quan hệ kinh tế và giao lưu văn hoá Việt – Thái trong lịch sử Lịch sử Việt Nam 3
P Tìm hiểu quan hệ giữa các dân tộc thiểu số ở vùng biên giới Trung - Việt qua quá trình giao lưu văn Kinh tế quốc tế 0
N Nghiên cứu giải pháp chuẩn hóa hồ sơ giao nộp vào lưu trữ hiện hành ở cơ quan văn phòng trung ương Đ Văn hóa, Xã hội 0
X Giao lưu quốc tế về văn hóa nghệ thuật ở thành phố Hồ Chí Minh trong thời kỳ đổi mới hiện nay Tài liệu chưa phân loại 0
M Tiểu luận: Giao lưu văn hóa trong bối cảnh toàn cầu hóa có những bước phát triển đột biến như thế nà Văn hóa, Xã hội 0
T Vấn đề bảo tồn và phát huy tinh hoa văn hoá truyền thống trong thời đại mở cửa, giao lưu và hội nhập quốc tế Văn hóa, Xã hội 0
C Thiết kê trung tâm giao lưu văn hóa tại thành phố Hồ Chí Minh Tài liệu chưa phân loại 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top