fullmoon_ytal

New Member
Link tải miễn phí Luận văn: Đặc điểm truyện ngắn Nguyễn Minh Châu sau 1975 nhìn từ góc độ thi pháp : Luận văn ThS. Văn học: 60 22 34
Nhà xuất bản: Đại học Quốc gia Hà Nội
Ngày: 2010
Chủ đề: Truyện ngắn
Nguyễn, Minh Châu
Sau 1975
Đã hai mươi mốt năm nhà văn Nguyễn Minh Châu vĩnh biệt chúng ta, vĩnh biệt cuộc đời mà ông nặng lòng yêu quý. Nhưng một đời người - một đời văn khắc khoải “ Một niềm tin pha lẫn lo âu ” đối với con người của ông chắc sẽ còn để lại những dấu ấn khó phai nhạt trong lòng những người yêu văn chương. Sáng tác của ông đã được ghi nhận như một dấu son chói sáng trên con đường đổi mới và phát triển của văn học Việt Nam hiện đại...
Luận văn ThS. Văn học Việt Nam -- Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Đại Học Quốc gia Hà Nội, 2010
1.Lí do chọn đề tài Đã hai mươi mốt năm nhà văn Nguyễn Minh Châu vĩnh biệt chúng ta, vĩnh biệt cuộc đời mà ông nặng lòng yêu quý. Nhưng một đời người - một đời văn khắc khoải “ Một niềm tin pha lẫn lo âu ” đối với con người của ông chắc sẽ còn để lại những dấu ấn khó phai nhạt trong lòng những người yêu văn chương. Sáng tác của ông đã được ghi nhận như một dấu son chói sáng trên con đường đổi mới và phát triển của văn học Việt Nam hiện đại. Trước năm 1975 Nguyễn Minh Châu được biết đến và yêu mến qua những trang viết về một hiện thực kháng chiến hào hùng, mang đậm chất sử thi. Tác phẩm của ông được xem như những bước tượng đài ngôn từ tráng lệ về sức mạnh và vẻ đẹp của dân tộc trong cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại. Trong các tác phẩm của ông, ý thức cộng đồng bao trùm tất cả, tình yêu Tổ quốc là hệ quy chiếu duy nhất và cao cả để định giá mọi quan hệ từ gia đình cho đến xã hội, mọi tình cảm từ riêng chung của con người. Trong hoàn cảnh chiến tranh lúc này rất cần sự đồng lòng, đồng chí cao độ. Điều đó như một tất yếu lịch sử. Hoà mình vào dòng chảy mãnh liệt của lịch sử thời đại chống Mĩ, những trang viết của Nguyễn Minh Châu đã hoàn thành sứ mệnh văn chương của mình. Đất nước thống nhất giang sơn thu về một mối, kết thúc cuộc đấu tranh giành quyền sống của dân tộc chúng ta bước vào một cuộc đấu tranh cho quyền sống của mỗi con người. Trong cuộc đấu tranh lâu dài giữa đời thường tưởng như giản đơn ấy, bao vấn đề nhân sinh đã đặt ra cho con người nói chung, mỗi nhà văn như Nguyễn Minh Châu nói riêng những trăn trở và buộc họ phải tự đổi mới mình cho phù hợp với yêu cầu của thời đại. Văn học sử thi dần dần bộc lộ những sơ lược, công thức, khó đáp ứng được với cuộc sống mới với bao phức tạp, bức xúc bôn bề. Với sự trăn trở của một ngòi bút có lương tâm và trách nhiệm Nguyễn Minh Châu đã âm thầm lặng lẽ tìm hướng đi, tự đổi mới chính mình, với những truyện ngắn mang tính luận và sau đó là một loạt truyện ngắn đậm chất đời tư - thế sự, khám phá con người và hiện thực ở nhiều chiều đa dạng phong phú, với những đổi mới và cách tân nghệ thuật. Không nằm ngoài những khai phá khác, những đổi mới ấy không lập tức được chấp nhận và ghi nhận, đôi lúc trở thành những tranh luận mang tính diễn đàn. Hàng loạt những bài phê bình xuất hiện, khen có, chê có về truyện ngắn của ông, thậm chí báo Văn nghệ đã phải tổ chức cả một cuộc hội thảo để lật các mặt của vấn đề nhằm tìm ra chân lí. Qua nghiên cứu, đánh giá ở nhiều góc độ, phương diện khác nhau của các nhà nghiên cứu, phê bình, bạn đọc… đặc biệt qua sức sống mãnh liệt của những truyện ngắn Nguyễn Minh Châu trong thời gian cho đến nay ta vẫn thấy rõ giá trị và vị trí mở đường " tinh anh và tài năng " ( Nguyên Ngọc ) đã được khẳng định chắc chắn. Đó là những thành tựu không chỉ của nhà văn mà còn là của cả nền văn học hiện đại Việt Nam trong chặng đường đổi mới văn học. Đánh giá về các tác phẩm của mình Nguyễn Minh Châu đã từng nhận: " Mình viết văn suốt đời tràng giang đại hải, có khi chỉ còn lại vài cái truyện ngắn ". Với hi vọng nhỏ nhoi muốn góp một phần vào sự hoàn thiện trong nghiên cứu truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu và sự nghiệp văn học của ông nói chung, tui quyết định chọn đề tài " Đặc điểm truyện ngắn Nguyễn Minh Châu sau 1975 nhìn từ góc độ thi pháp " để nghiên cứu. Đồng thời qua đó, tui mong muốn được góp phần tìm hiểu sự vận động của quá trình văn học trong giai đoạn thời kì đổi mới, tìm hiểu thêm một số vấn đề về nghệ thuật truyện ngắn nhìn từ góc độ thi pháp học, một vấn đề đang được xem là trung tâm của tự sự học hiện đại. Thực hiện đề tài này, chúng tui hy vọng luận văn của mình có ý nghĩa giúp mình mở rộng kiến văn, từ đó sẽ giảng dạy có hiệu quả hơn, đáp ứng được một cách tốt hơn những yêu cầu giáo dục trong thời kỳ mới. 2.Lịch sử vấn đề Nguyễn Minh Châu là một nhà văn đã để lại nhiều dấu ấn đặc sắc trong lịch sử văn học nước nhà. Cho đến nay đã có hàng trăm bài viết , hàng chục công trình nghiên cứu lớn nhỏ đề cập đến nhiều khía cạnh về cuộc đời và sự nghiệp của nhà văn. Theo thư mục tài liệu nghiên cứu tác giả, tác phẩm Nguyễn Minh Châu do TS Nguyễn Trọng Hoàng và Nguyễn Đức Khuông biên soạn năm 2002, số lượng bài viết về Nguyễn Minh Châu đã lên đến con số 150. Đó là chưa kể đến các luận án Tiến sĩ, luận văn thạc sĩ về Nguyễn Minh Châu của các nghiên cứu sinh, học viên cao học qua nhiều thế hệ. Các bài viết ấy đã được tập hợp , tuyển chọn và giới thiệu trong các cuốn Kỷ yếu hội thảo 5 năm ngay mất Nguyễn Minh châu - Hội văn nghệ Nghệ An ,1995; Nguyễn Minh Châu - con người và tác phẩm [ 3 ]; Nguyễn Minh Châu - về tác giả và tác phẩm [ 21 ]. Trong sáng tác của Nguyễn Minh Châu, truyện ngắn nhất là những truyện viết sau năm 1975 - là mảng sáng tác thu hút được sự chú ý đặc biệt và gây nhiều tranh cãi trong giới nghiên cứu phê bình và đông đảo công chúng, mà một trong những lý do là bởi sự cách tân nghệ thuật của nó. Cuộc " Trao đổi về những truyện ngắn những năm gần đây của Nguyễn Minh Châu " [42 ] đã chứng tỏ sức thu hút rộng rãi ấy. Tuy gây ra nhiều ý kiến trái chiều , song qua thời gian những tìm tòi mở đường của Nguyễn Minh Châu nhanh chóng được khẳng định. Truyện ngắn của ông dần dà được mặc nhiên thừa nhận , ngày càng có vị trí vững vàng trong công chúng văn học, trở thành đối tượng cho những sự phân tích kỹ lưỡng , thấu đáo và khoa học. Cùng với sự ra đời của các tập truyện "Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành, Bến quê"... đặc biệt là tập truyện cuối " Cỏ Lau" là sự xuất hiện của hàng loạt bài viết phân tích thành công cũng như hạn chế của Nguyễn Minh Châu trong các tập truyện đó mà chủ yếu là đánh giá cao những thành tựu thể hiện sự vận động đổi mới trong tư duy nghệ thuật, quan niệm nghệ thuật về con người , cách thể hiện ... Có thể kể đến một số bài viết nổi bật của Lại Nguyên Ân [ 3,201-208 ], Ngô Thảo [ 51 ], Huỳnh Như Phương [ 3,164 -170 ],Trần Đình Sử [ 46 ], Hoàng Ngọc Hiến [ 17 ], Đỗ Đức Hiểu [ 18 ], Lã Nguyên Tùng [ 37 ], Nguyễn Văn Hạnh [ 14 ], Chu Văn Sơn [45], Lê Văn Tùng [ 57 ]... Về nghệ thuật truyện ngắn Nguyễn Minh Châu, tuy chưa có một công trình nào nghiên cứu xem xét một cách toàn diện , trực tiếp đặc điểm truyện ngắn nhìn từ góc độ thi pháp, song về các yếu tố liên quan đến nghệ thuật truyện ngắn hay là những phương diện của nghệ thuật truyện ngắn như nhân vật, cốt truyện , tình huống, nghệ thuật trần thuật ... thì đã có một số bài viết và công trình đề cập đến. Xem xét nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu, Ngô Thảo có cùng quan điểm với Nguyễn Thị Minh Thái sau này , cho rằng nhân vật gây được chú ý hơn cả trong sáng tác của Nguyễn Minh Châu là nhân vật nữ, những người phụ nữ đi qua chiến tranh. Tác giả đánh giá " Nguyễn Minh Châu đã bộc lộ thế mạnh của một cây bút có khả năng phân tích và thể hiện được những biến động tâm lý khá phức tạp của một con người không đơn giản" [ 51 ]. Phạm Vĩnh Cư lại tìm thấy trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu những nhân vật tiểu thuyết đích thực ( Khách ở quê ra, Phiên chợ Giát): Một con người nhiều chiều, một tính cách vừa mâu thuẫn vừa thuần toàn, vừa cá biệt vừa tiêu biểu, vừa là quá khứ của lịch sử tối tămvừa toả ánh sáng của nhân tính vĩnh hằng của những giá trị đạo đức muôn đời [ 11 ] Nguyễn Tri Nguyên nêu lên một kiểu nhân vật mới xuất hiện trong nhiều sáng tác sau 1975 của Nguyễn Minh Châu: Kiểu nhân vật hướng nội [ 38]. Trong một công trình nghiên cứu khá đầy đủ về Nguyễn Minh Châu, Tôn Phương Lan đã phân loại nhân vật trong sáng tác Nguyễn Minh Châu thành hai loại nhân vật đặc trưng nhất thể hiện được phong cách nghệ thuật của nhà văn: nhân vật tư tưởng và nhân vật tính cách - số phận. Tác giả đã nhận xét: " Nếu trước những năm 80 , Nguyễn Minh Châu chủ yếu chỉ xây dựng dạng nhân vật loại hình thì càng về sau , ngòi bút của ông đã vươn tới sự khắc hoạ nên các dạng nhân vật tư tưởng , nhân vật tính cách - những nhân vật có số phận riêng so với cộng đồng ". Đây là những nhân vật " được xây dựng theo một quan niệm nghệ thuật nhằm tạo ra khả năng thể hiện đời sống với chiều sâu nhất định, vừa mang thông điệp của tác giả , lại vừa tồn tại một cách khách quan như những "Con - người - này"; và hệ thống những nhân vật đó "đa dạng , đông đảo " trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu. Tôn Phương Lan cũng rút ra những thủ pháp trong xây dựng nhân vật của nhà văn: miêu tả tâm lý, sử dụng đọc thoại nội tâm cùng yếu tố ngoại hình và tên gọi. Theo tác giả, quá trình tái hiện " Con người trong con người " đó là quá trình đổi mới tư duy nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu và " một trong những phương diện đặc sắc thể hiện phong cách nghệ thuật Nguyễn Minh Châu chính là nhân vật " [ 30 ] Cũng nhận diện về các kiểu loại nhân vật trong truyện ngắn sau năm 1975 của Nguyễn Minh Châu, Trịnh Thu Tuyết phân chia thành các loại nhân vật: nhân vật tư tưởng, nhân vật tính cách , nhân vật thế sự, nhân vật số phận [ 58]. Đồng thời tác giả chỉ ra qúa trình vận động và đổi mới thế giới nhân vật của Nguyễn Minh Châu từ các nhân vật lí tưởng đến những nhân vật đa chức năng phản ánh cuộc sống đời tư, thế sự triết học, đôi khi mang cả màu sắc "viễn tưởng" như trên, của Nguyễn Minh Châu, như vậy, không phải là đuổi theo cái bóng mơ hồ của những sự trừu tượng tư biện, trái lại, là những sáng tạo in đậm những thao thức suy nghĩ của nhà văn trên hàng loạt vấn đề cấp thiết đã và đang diễn ra trong đời sống ý thức của xã hội chúng ta. Chiều sâu mới mẻ trong sáng tác truyện của Nguyễn Minh Châu chính là nảy sinh trong sự đổi mới các bình diện nhận thức đời sống, mạnh dạn đi tìm nhiều cách thể hiện khác nhau, tự làm phong phú các khả năng nghệ thuật của mình và của chung nền văn xuôi chúng ta, vốn đang bước vào một thời kỳ phát triển mới." ( Tạp chí Văn học, số 3/1987 ). 2.1.2.3. Cách sắp xếp các thành phần cốt truyện Cùng với việc tổ chức sự kiện, cách sắp xếp các thành phần cốt truyện chính là một khía cạnh của tổ chức cốt truyện. Nghiên cứu truyện ngắn Nguyễn Minh Châu ta thấy truyện ngắn của ông có cách sắp xếp thành phần cốt truyện hết sức linh hoạt, có nhiều nét mới, hiện đại. Đa phần các truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu sử dụng hai cách sắp xếp thành phần cốt truyện: truyền thống và không truyền thống. Đối với cách sắp xếp thành phần cốt truyện theo kiểu truyền thống, đây là kiểu kết cấu mà nhà văn tổ chức, sắp xếp các sự kiện, sự việc trong tác phẩm theo trình tự: đặt vấn đề, giải quyết vấn đề và kết thúc vấn đề. Nói cách khác, cách sắp xếp theo trình tự gồm năm phần theo một mô típ chung: trình bày, thắt nút, phát triển, cao trào và mở nút. Đối với truyện ngắn Nguyễn Minh Châu cách sắp xếp này không nhiều, trong hơn ba mươi truyện ngắn của ông chỉ có vài truyện kết cấu theo kiểu truyền thống. Tiêu biểu trong số này là truyện Sắm vai. Trong truyện Sắm vai, phần trình bày mở đầu cho câu chuyện là những lời giới thiệu đôi nét của nhân vật " tui " về mình, về nhà văn T. - nhân vật chính của câu truyện, mà ấn tượng phát triển nhất là " con người đã dám tự tước bỏ đi hết mọi cái phù phiếm, những lớp vỏ bề ngoài vô bổ, tất cả những cái gì lấp lánh, có thể lừa dối mình và người khác, trong cuộc sống hàng ngày của chính mình ". Sau dòng giới thiệu, truyện được thắt nút bằng sự kiện " tui " thấy anh T. thay đổi thời gian biểu và những thói quen riêng của mình thành giống như mọi người. Cái " nút " của truyện được triển khai tiếp theo trong phần phát triển với toàn bộ các sự kiện được khai thác tới tận mọi góc cạnh của nó: anh T. từ chỗ thay đổi thói quen, bắt đầu thay đổi ngoại hình, anh lắp răng giả, cai thuốc lào để giữ răng và hơi thở, may quần áo theo kiểu dáng, màu sắc thanh niên, nhuộm tóc... Nguyên nhân xuất hiện những " biến cố " ấy là vợ anh ta sắp từ nước ngoài về.Sự kiện còn đẩy anh T. đến chỗ phải thay đổi cả nếp sống, phải sắm vai người chồng lịch lãm, vui vẻ, trẻ trung theo đạo diễn của cô vợ trẻ. Cao trào của quá trình thay đổi này là trò chơi " vợ chồng dỗi nhau " mà trong đó anh phải nói cười như một cái máy. Đây là một thử thách căng thẳng đối với một người ưa sống chân thật, giản dị, xuề xoà như anh. Rồi hậu quả tất yếu xuất hiện. Câu chuyện kết thúc bằng việc anh trở lại với con người thật của chính mình: trong bộ quần áo bộ đội - công nhân giản dị, viết tiếp những trang bản thảo của cuốn tiểu thuyết dang dở - tiếp tục thực hiện nghiệp cầm bút của mình. Nhìn toàn cục tác phẩm, cốt truyện được tổ chức theo kiểu kết cấu luận đề chặt chẽ, nghiêm ngặt và gắn kết. Các tình tiết, sự kiện được sắp xếp theo đúng trình tự của cốt truyện truyền thống và làm nổi bật lên vấn đề tư tưởng mà nhà văn muốn gửi đến người đọc: con người trong hoàn cảnh nào cũng cần sống đúng với bản ngã của mình. Không chỉ có Sắm vai, kiểu sắp xếp thành phần cốt truyện truyền thống còn xuất hiện trong một số truyện gnắn khác của Nguyễn Minh Châu như : Người mẹ xóm thờ, Chiếc thuyền ngoài xa, Một lần đối chứng… Nhìn chung, với kiểu kết cấu truyền thống các truyện được hình thành từ nhiều lớp, có sự kế tiếp nhau xoay quanh cuộc đời, số phận, tư tưởng, tính cách nhân vật để cùng hướng về biểu đạt giá trị tư tưởng của tác phẩm. Cách sắp xếp sự kiện, sự việc có trước có sau của kiểu kết cấu truyền thống giúp người đọc có thể sâu chuỗi, sắp xếp thành một mạch theo trình tự và kể lại câu chuyện một cách đơn giản. Đây là ưu thế của kiểu kết cấu truyền thống. Nguyễn Minh Châu là nhà văn được mệnh danh là người " mở đường " luôn trăn trở tìm tòi và sáng tạo, không dễ gì mà ông dừng lại ở một kiểu kết cấu đơn nhất mà thực tế ông luôn sử dụng những cách sắp xếp thành phần cốt truyện mới mẻ và đa dạng khác tạo nên nét riêng của cây bút " tinh anh và tài hoa ". Đối với cách sắp xếp thành phần cốt truyện theo cách thứ hai - không theo truyền thống các truyện ngắn chiếm phần lớn các tác phẩm trong cả sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Minh Châu. Có một điều bất ngờ và lý thú là ở mỗi truyện cụ thể cách sắp xếp lại được vận dụng một cách linh hoạt không giống nhau. Trong quá trình nghiên cứu và khảo sát, ta thấy cách tổ chức sắp xếp thành phần cốt truyện không theo truyền thống của Nguyễn Minh Châu có một số điểm nổi bật đáng kể. Đặc điểm đầu tiên trong kiểu kết cấu sắp xếp thành phần cốt truyện không theo truyền thống là các cốt truyện được triển khai theo dòng ý thức, tâm trạng, theo diễn biến tâm lý của nhân vật hay là sự ghi lại những chuyện nhân sinh thế sự như vốn có trong dòng đời đang mặc nhiên trôi chảy. Sự kiện có những xung đột, đột biến và thường là các quá trình nhận thức của nhân vật (trong loại truyện ý thức và tâm trạng) hay là những chiêm nghiệm nhân sinh mà tác giả để tự người đọc rút ra qua việc kể chuyện ( trong loại truyện nhân sinh thế sự ). Có một điều thích thú trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu, có rất nhiều cốt truyện không đầy đủ thành phần của cốt truyện truyền thống. Có những cốt truyện không có phần trình bày ( Bến quê, Phiên chợ Giát ) hay phần trình bày xen dần vào các thành phần khác của cốt truyện ( Bức tranh, Khách ở quê ra ). Đối với những truyện này thường được mở đầu khi sự việc xảy ra hay thậm chí đã kết thúc. Tức truyện mở đầu từ giữa, ( từ một hoàn cảnh, một tâm trạng, hay một biến cố cụ thể ) hay từ cuối ( kết thúc một số phận, một xung đột ...) từ đó tạo ra một kết cấu xen kẽ về thời gian, có thể là quá khứ - hiện tại - tương lai, hay đôi khi là sự trái ngược hay chỉ có quá khứ - hiện tại... Bến quê bắt đầu từ tâm trạng Nhĩ - một người nằm trên giường bệnh, từ tâm trạng mở ra khát khao trải lòng với bến quê sông Hồng gần nhà, nên dù sức tàn lực kiệt, anh cũng " cố thu nhặt hết mọi chút sức lực cuối cung còn sót lại để nhô người ra ngoài " (Cách kết cấu này ta đã từng gặp trong sáng tác của cây bút truyện ngắn tiêu biểu của văn học Việt Nam trước 1945 : Nam Cao với tác phẩm Chí Phèo ). Hay khác hơn trong Bức tranh được bắt đầu từ cuối truyện, khi nhân vật hoạ sĩ đã vẽ xong bức dáng tự hoạ, sau đó câu chuyện mới được kể lại tạo nên kết cấu xen kẽ thời gian hiện tại - quá khứ. Có những sáng tác của Nguyễn Minh Châu lại không có phần mở nút (Chiếc thuyền ngoài xa, Mùa trái cóc ở miền nam, Phiên chợ Giát...) Cái nghịch lý mà người đàn bà làng chài (Chiếc thuyền ngoài xa) chấp nhận đã được giải thích nguyên nhân, nhưng tất cả mọi nhân vật trong truyện đều phải đầu hàng nghịch lý đó nên có thể xem xung đột nghịch lý vẫn chưa được giải quyết hết.Tương tự, cái chết đầy nghịch lý của Phác, việc sư bà Thiện Linh trở thành người ăn mày tình thương của thiên hạ giữa cõi đời ( Mùa trái cóc ở miền Nam ) cũng chưa thực sự là sự xoá bỏ xung đột mâu thuẫn. Hay việc lão Khúng ( Phiên chợ Giát ) không thành công trong việc giải thoát con bò lại đưa câu chuyện về một giai đoạn phát triển mới... Với cách kết thúc không phải bằng sự xoá bỏ xung đột, mâu thuẫn, những truyện ngắn như trên đã tạo thành một kiểu kết thúc để ngỏ, dành cho người đọc một khoảng lặng để nhận thức, suy ngẫm, chiêm nghiệm những lẽ đời tình người, những bức xúc của cuộc đời, những trạng thái tồn tại của con người trong thế giới... Có thể nói, đây là nét độc đáo hiếm có trong nghệ thuật tổ chức cốt truyện, đổi mới tư duy nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu. Đây là sự đổi mới từ quan niệm, ý thức về cuộc sống: dòng đời luôn tiếp diễn với tất cả sự phức tạp, rắc rối của

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:


 
Last edited by a moderator:

Các chủ đề có liên quan khác

Top