mai_yeu07

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae
Luận văn ThS. Lịch sử Việt Nam -- Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2014

MỞ ĐẦ U
1. Lý do lựa chọn đề tài
Môṭ quốc gia đươc ̣ hình thành dưa ̣ trên ba yếu tố cơ bản là lan ̃ h thổ , nhà
nướ c và dân cư . Trong đó, yếu tố lan ̃ h thổ giữ vai trò then chốt , quyết điṇ h đến
sự hình thành, tồn taị và phát tri ển của môṭ đất nướ c . Chính vì vậy, vấn đề biên
giớ i - lãnh thổ và bảo vệ sự toàn vẹn biên giới - lãnh thổ luôn là mối quan tâm
hàng đầu của mỗi quốc gia.
Khái niệm biên giớ i đã xuất hiên ̣ từ lâu trong lic̣ h sử vớ i ý nghia ̃ phổ biến là
nơi giáp giớ i giữa hai quốc gia . Hiên ̣ nay, khái niệm biên giới mang nhiều màu
sắc như biên giớ i cứ ng , biên giớ i mềm, biên giớ i hải quan , biên giớ i quốc gia…
Theo Đaị từ điển Tiếng Viêṭ [177, 157], khái niêm ̣ biên giớ i đươc ̣ hiểu hai nghia ̃ :
một là đường phân định phạm vi lãnh thổ hai nước , hai là miền đất g iáp nhau
giữa hai nướ c . Trong đó , khái niệm biên giới với nghĩa là “đường biên g iớ i”
đươc ̣ hình thành trên cơ sở thỏa thuân ̣ giữa các quốc gia có lan ̃ h thổ tiếp giáp
nhau thông qua các hiêp ̣ ướ c , hiêp ̣ đin ̣ h, nghị định thư… Đường phân chia này
có thể dựa trên điều kiện tự nhiên (dòng sông, dãy núi…) hoăc ̣ th eo quy ướ c
(thườ ng đánh dấu bằng hê ̣thống mốc quốc giớ i, tọa độ trên đất liền hay trên măṭ
nướ c). Còn biên giới với ý nghĩa là miền đất giáp nhau giữa hai nước được quy
đin ̣ h tùy theo từ ng quốc gia, lãnh thổ.
Hiên ̣ nay, Viêṭ Nam có chung đườ ng biên giớ i trên đất liền vớ i ba quốc gia
là Cộng hòa nhân dân Trung Hoa , Côn ̣ g hòa dân chủ nhân dân Lào và Vương
quốc Campuchia. Luật Biên giới quốc gia nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam năm 2003, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2004, quy định tại Điều 1:
Biên giới quốc gia của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là đường và
mặt thẳng đứng theo đường đó để xác định giới hạn lãnh thổ đất liền, các đảo,
các quần đảo trong đó có quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, vùng biển, lòng đất,
vùng trời của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Đồng thời, Luâṭ cũng
quy điṇ h rõ ràng về khu vưc ̣ biên giớ i bao gồm : Khu vực biên giới trên đất liền
gồm xã, phường, thị trấn có một phần địa giới hành chính trùng hợp với biên
giới quốc gia trên đất liền; Khu vực biên giới trên biển tính từ biên giới quốc gia
trên biển vào hết địa giới hành chính xã, phường, thị trấn giáp biển và đảo, quần
đảo; Khu vực biên giới trên không gồm phần không gian dọc theo biên giới quốc
gia có chiều rộng mười kilômét tính từ biên giới quốc gia trở vào.
Trong lic̣ h sử trung đaị , giống như nhiều khu vưc ̣ khác trên thế giớ i , biên
giớ i giữa nướ c ta vớ i các nướ c láng giềng cũng trải qua nhiều biến cố thăng
trầm, gắn liền vớ i công cuôc ̣ đấu tranh gìn giữ biên cương của dân tôc ̣ . Các thuật
ngữ biên giớ i , biên cương hay biên thùy thờ i kỳ này đươc ̣ sử dun ̣ g để chỉ vùng
đất tiếp giáp, giáp ranh giữa lãnh thổ nước ta với các nước lân bang.
Đặc biệt khi nhà Nguyễn được thành lập vào năm 1802, lần đầu tiên trong
lịch sử phong kiến Việt Nam, một triều đại thực hiện quyền quản lý và cai trị đất
nước trên một phạm vi lãnh thổ rộng lớn và thống nhất từ ải Nam Quan đến mũi
Cà Mau. Nhưng nền thống trị của nhà Nguyễn cũng đặt trước nhiều khó khăn,
thử thách khi đất nước vừa trải qua một thời kỳ lịch sử đầy biến động, lòng dân
chưa yên, điều kiện giao thông, thông tin liên lạc còn lạc hậu… Quá trình xác lâp ̣
chủ quyền của người Việt trên vùng đất p hía Nam đã hoàn thành về cơ bản
nhưng đăṭ ra cho nhà Nguyên ̃ bài toán để duy trì và giữ vững chủ quyền đó . Đặc
biệt là vùng biên giới Tây Nam giữa Đại Nam với Chân Lạp và Xiêm La vẫn
luôn nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp.
Từ năm 1757, những phần đất còn laị của Tây Nam Bô ̣đã chính thứ c thuôc ̣
chủ quyền của Việt Nam . Đến thờ i nhà Nguyên ̃ (1802-1945) có ít nhiều điều
chỉnh nhưng về cơ bản khu vực biên giới Tây Nam Việt Nam đã được hoạch
đin ̣ h từ năm 1757, dướ i thờ i chúa Nguyên ̃ . Là vùng đất mới được khai phá và
xác lập chủ quyền nên Nam Bộ nói chung và khu vực biên giới Tây Nam nói
riêng luôn nhân ̣ đươc ̣ sự quan tâm đăc ̣ biêṭ của các vi ̣vua đầu triều Nguyên ̃ . Khi
tiếp cận và nghiên cứ u về nhà Nguyên ̃ trong Đaị Nam thưc ̣ luc ̣ và Minh Mên ̣ h
chính yếu, ta có thể nhân ̣ thấy vấn đề biên giớ i Tây Nam chiếm vi ̣trí quan tron ̣ g
đối vớ i triều đình nhà Nguyên ̃ nói chung và Minh Mên ̣ h nói riêng . Nhất là khi
mối quan hê ̣ giữa ba nư ớc Đại Nam, Chân Lạp (Campuchia), Xiêm La (Thái
Lan) trở nên căng thẳng vào năm 1833.
Hê ̣thống chính sách của nhà Nguyên ̃ dướ i triều Minh Mên ̣ h (1820-1840)
đối vớ i khu vưc ̣ biên giớ i Tây Nam đươc ̣ thể hiên ̣ trên nhiều lin ̃ h vưc ̣ . Các chính
sách về kinh tế, văn hóa, xã hội nhằm ổn định cuộc sống nhân dân, củng cố vững
chắc biên giớ i , liên hê ̣mâṭ thiết vớ i các chính sách an ninh , quốc phòng, tăng
cườ ng sứ c man ̣ h quân sư,̣ ngoại giao nhằm đối phó với các hành động xâm phạm
lãnh thổ, đe doa ̣ an ninh biên giớ i, bảo vệ vững chắc biên cương đất nước.
Lựa chọn vấn đề “Chính sách của nhà Nguyễn đối với vùng biên giới Tây
Nam dưới triều Minh Mệnh (1820-1840)” để nghiên cứu, luận văn nhằm chứ ng
minh thái đô ̣quan tâm của nhà Nguyên ̃ đối vớ i khu vưc ̣ biên giớ i Tây Nam
thông qua hê ̣thống các chính sách chăṭ chẽ , hiêu ̣ quả . Đồng thời, qua đó rút ra
những bài hoc ̣ kinh nghiêm ̣ quý giá cho vấn đề bảo vê ̣an ninh biên giớ i nó i
chung và biên giớ i Tây Nam hiên ̣ nay nói riêng.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Vương triều Nguyên ̃ (1802-1945) nói chung và thời Minh Mệnh (1820-1840)
nói riêng xưa nay đã nhận được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu lịch sử
trong và ngoài nướ c. Các công trình nghiên cứu đề cập đến hệ thống chính sách
của nhà Nguyễn dưới nhiều mức độ khác nhau. Tổng quát nhất là môṭ số bô ̣giáo
trình đại học, thông sử về thờ i kỳ phong kiến Viêṭ Nam, tiêu biểu như Lịch sử chế
độ phong kiến Viêṭ Nam tâp ̣ III; Đaị cương lic ̣ h sử Viêṭ Nam tâp ̣ 1; Tiến trình lic ̣ h
sử Viêṭ Nam; Lịch sử Việt Nam tâp ̣ 2… Những tác phẩm trên trình bày lic̣ h sử Viêṭ
Nam theo phương pháp lic̣ h đaị, phản ánh sự phát triển và khái quát những chính
sách của các triều đại phong kiến Việt Nam vào từng giai đoạn , trong đó có thờ i
kỳ nhà Nguyễn.
Đầu thế kỷ XX , môṭ nghiên cứ u đáng chú ý là bô ̣ Viêṭ Nam sử lươc ̣ của sử
gia Trần Tron ̣ g Kim. Tác phẩm trình bày lịch sử Việt Nam từ khởi thủy cho đến
khi Viêṭ Nam thành thuôc ̣ điạ của thưc ̣ dân Pháp . Trong chương II và III , phần
Cân ̣ kim thờ i đaị , tác giả đã đề cập khái lược đến hệ thống chính sách dưới triề u
Minh Mên ̣ h từ chính tri ̣ , tổ chứ c bô ̣máy hành chính , quân sự, kinh tế đến các
cuôc ̣ nổi dây ̣ ở Nam Kỳ và mối quan hê ̣bang giao giữa nhà Nguyên ̃ vớ i Chân
Lạp, Xiêm La.
Năm 1961, trong cuốn Lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam, tập III, các
tác giả đã đi xuyên suốt các vấn đề chính sách quân sự, ngoại giao, chính trị,
kinh tế từ các Chúa Nguyễn cho đến nhà Nguyễn. Trong đó, vấn đề Trấn Tây
thành chiếm một vị trí không nhỏ trong chính sách quân sự, ngoại giao của
triều đình Huế.
Năm 1973, nhà văn Sơn Nam cho ra mắt cuốn biên khảo “Lịch sử khẩn
hoang miền Nam”. Tác giả tiếp cận lịch sử Nam Bộ dưới góc độ tiến trình công
cuộc mở đất của cộng đồng các cư dân Nam Bộ. Sách chia làm hai phần, trong
đó, phần thứ nhất đi sâu vào khảo cứu công cuộc mở rộng, phát triển xứ Đàng
Trong; nhu cầu xác định và bảo vệ vùng biên giới Việt- Miên; biến Lê Văn
Khôi… Mặc dù còn sơ lược, nhưng tác giả cũng đã đề cập đến những chính sách
cơ bản của các vị vua đầu triều Nguyễn để khẳng định chủ quyền và bảo vệ khu
vực biên giới Tây Nam.
Năm 2008, cuốn sách Lược sử vùng đất Nam Bộ, do Giáo sư Vũ Minh Giang
chủ biên được biên soạn trên cơ sở tổng hợp các kết quả nghiên cứu của nhiều
ngành khoa học trong nước và ngoài nước. Cuốn sách trình bày một cách khách
quan, có hệ thống, đơn giản và cô đọng những tư liệu, chứng cứ cơ bản về lịch

sử phát triển của vùng đất Nam Bộ. Đặc biệt, cuốn sách cho chúng ta thấy được
quá trình lãnh thổ của người Việt đối với Nam Bộ nói chung và khu vực biên
giới Tây Nam nói riêng. Khẳng định chủ quyền của người Việt đối với vùng đất
phía Nam được đánh đổi bằng công sức, xương máu, trí tuệ của nhiều thế hệ.
Một nghiên cứu đề cập trực tiếp đến vấn đề chính sách của nhà Nguyễn đối
với vùng biên giới Tây Nam là: Gia Long và Minh Mệnh với vấn đề khai thác và
quản lý biên giới Tây Nam (từ năm 1802 đến 1840), của Tống Văn Lợi, in trong
Mấy vấn đề bản sắc văn hóa - xã hội, Kỷ yếu Hội thảo khoa học lần thứ ba (năm
2011), thuộc khuôn khổ Đề án khoa học cấp Nhà nước “Quá trình hình thành và
phát triển vùng đất Nam Bộ”. Tác giả đã khảo cứu khá chi tiết về diên cách khu
vực biên giới Tây Nam vào đầu và cuối thế kỷ XIX. Từ đó, khẳng định ý thức
của hai vị vua đầu triều Nguyễn về một vùng biên giới Tây Nam được phân định
rõ nét. Đồng thời, bài viết nhấn mạnh đến chính sách kế hoạch biên phòng được
thực thi có lớp lang, trình tự, mang tính kế tiếp từ Gia Long đến Minh Mệnh.
Trong đó, hai chính sách được nhà Nguyễn thực hiện song song là mộ dân lập ấp
và xây dựng hệ thống quốc phòng, bảo vệ biên giới Tây Nam.
Một học giả đáng lưu ý khác là PGS.TS. Choi Byung Wook, Đại học Inha
(Hàn Quốc) tác giả cuốn “Vùng đất Nam Bộ dưới triều Minh Mạng”. Đây là
một cuốn sách nghiên cứu chuyên sâu về Nam Bộ những năm đầu thế kỉ XIX,
gồm hai phần lớn. Trong phần I, tác giả phác họa sự hình thành vùng đất Nam
Bộ với tư cách là căn cứ của Nguyễn Ánh để chống lại nhà Tây Sơn. Đồng
thời, tác giả đi sâu vào tìm hiểu chính thể Gia Định thành, tồn tại khá độc lập
và phần nào mang tính đối trọng với triều đình Huế. Trong phần II của sách,
tác giả đề cập đến “Những nét đặc thù dưới thời Minh Mạng” với các chính
sách mới mà Minh Mệnh thi hành ở Nam Bộ để nắm quyền kiểm soát và cai
trị trực tiếp vùng đất này, sau khi giải thể Gia Định thành.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

kiemthienvuong

New Member
Trích dẫn từ tctuvan:
link mới cập nhật, mời các bạn xem lại bài đầu để tải


Thank bạn add nhé, mình rất thích đọc những thể loại lịch sử Việt Nam. Link drive.google.com là ngon nhất, không bao giờ die. thanks bạn lần nữa. hi
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top