daigai

Well-Known Member
LINK TẢI LUẬN VĂN MIỄN PHÍ CHO AE KET-NOI

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
M. Go-rơ-ki nói “ Văn học là nhân học”. Văn học là cuốn sách về cuộc đời, phản
ánh đời sống, số phận con người ở mọi thời đại. Văn học giúp con người có thêm
niềm tin vào cuộc sống và hướng con người đến Chân - Thiện- Mĩ. Bởi vậy, trong
quá trình giáo dục học sinh ở nhà trường phổ thông, môn Ngữ văn có vai trò hết
sức quan trọng. Thông qua các tác phẩm văn chương, người giáo viên cung cấp cho
học sinh những kiến thức phong phú về xã hội, con người và cuộc sống…của dân
tộc và nhân loại. Đồng thời thông qua các tác phẩm văn chương chúng ta còn đem
đến cho học sinh những bài học đạo đức, nhân văn cao đẹp.
Trong tiến trình lịch sử văn học dân tộc thì văn học trung đại từ thế X đến hết thế kỉ
XIX có một vị trí quan trọng và giá trị to lớn. Nó đánh dấu sự ra đời của nền văn
học viết Việt Nam và ghi dấu sự phát triển của văn học dân tộc.Đồng thời nó là cầu
nối giữa văn học dân gian và văn học hiện đại.
“ Văn học là tấm gương phản chiếu lịch sử”. Văn học trung đại ra đời và phát triển
trong khuôn khổ của xã hội phong kiến Việt Nam. Bởi vậy, thông qua các tác phẩm
văn học thời kì này giúp chúng ta hiểu hơn về truyền thống dân tộc, lịch sử đấu

tranh dựng nước và giữ nước của cha ông.
Trong chương trình Ngữ văn trung học cơ sở, văn học trung đại học sinh được học
ở cả bốn khối 6,7,8,9 và số tiết dành cho phần văn học trung đại ở các khối lớp là
tương đối. Với sự phân phối chương trình trên, người biên soạn muốn tạo điều kiện
cho các em học sinh tìm hiểu về một thời đại văn học gắn liền với sự ra đời và phát
triển xã hội phong kiến Việt Nam.Một thời đại văn học ghi dấu nhiều thành tựu
mang tính nền móng cho văn học dân tộc. Đồng thời qua các tác phẩm văn học
trung đại, các em có được niềm tự hào về truyền thống tốt đẹp mà cha ông ta để lại.
Hơn nữa, cảm hứng nhân đạo là một trong hai nguồn cảm hứng lớn của văn
học tạo nên giá trị nội dung của tác phẩm văn học. Đây là nguồn cảm hứng thể hiện
giá trị của một tác phẩm văn chương chân chính.
Một thực tế mà chúng ta nhận thấy hiện nay là chất lượng dạy học bộ môn Ngữ
văn ở các nhà trường còn hạn chế. Đặc biệt là phần văn học trung đại, nhiều giáo
viên ngại dạy và học sinh ngại học vì bộ phận văn học này được coi là rất khó, kiến
thức hàn lâm và tài liệu tham khảo thực sự bổ ích cho học sinh và giáo viên không
nhiều.
2


Xuất phát từ những lí do trên, tui mạnh dạn nghiên cứu và trao đổi chuyên đề “
Cảm hứng nhân đạo trong văn học trung đại”.

PHẦN II: NỘI DUNG
I. Vài nét về bối cảnh lịch sử, xã hội Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX
Lịch sử Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX gắn với sự ra đời, phát triển và suy
vong của chế độ phong kiến Việt Nam.
Dân tộc giành được quyền độc lập tự chủ vào cuối thế kỉ X, lập nhiều kì tích
trong các cuộc kháng chiến chống xâm lược ( Chống quân Tống thời nhà Lý,
chống quân Mông- Nguyên thời Trần, chống quân Minh thời Lê). Chế độ phong
kiến Việt Nam nhìn chung đang ở thời kì phát triển đi lên.

Bước sang thế kỉ XVI, chế độ phong kiến Việt Nam đã có những biểu hiện
khủng hoảng dẫn đến nội chiến và đất nước bị chia cắt.
Giai đoạn từ thế kỉ XVIII đến nửa đầu thế kỉ XIX, đất nước có nhiều biến động dữ
dội.Chế độ phong kiến đi từ khủng hoảng đến suy thoái. Bão táp phong trào nông
dân khởi nghĩa nổ ra mà đỉnh cao là phong trào nông dân Tây Sơn của người anh
hùng áo vải Nguyễn Huệ đã cùng một lúc lật đổ các tập đoàn phong kiến, đánh tan
các cuộc xâm lược của quân Xiêm ở phía Nam, quân Thanh ở phía Bắc.
Phong trào Tây Sơn suy yếu, triều Nguyễn khôi phục chế độ phong kiến chuyên
chế và đất nước nằm trước hiểm họa xâm lược của thực dân Pháp.
Giai đoạn nửa cuối thế kỉ XIX, thực dân Pháp tiến hành xâm lược Việt Nam. Xã
hội Việt Nam chuyển dần từ xã hội phong kiến sang xã hội thực dân nửa phong
kiến.
“ Văn học là tấm gương phản chiếu lịch sử”. Trước hiện thực đời sống xã hội như
vậy, nhiều nhà văn, nhà thơ cảm thông số phận con người, họ đã đứng trên lập
trường nhân sinh để giải quyết các vấn đề xã hội. Đó là thái độ phê phán cái xấu,
cái ác; bênh vực, cảm thông với những bất hạnh, đau khổ của con người….
Những nét trên của hoàn cảnh lịch sử, xã hội và văn học đã làm nền cho cảm hứng
nhân đạo của văn học trung đại.
3


II. Những nét khái quát về cảm hứng nhân đạo trong văn học trung đại việt
Nam
1. Khái niệm giá trị nhân đạo
- Nhân đạo là đạo lí hướng tới con người, vì con người, là tình yêu thương giữa
người với người.
- Nhà văn chân chính là những nhà nhân đạo chủ nghĩa, phất cao ngọn cờ đấu tranh
giải phóng con người và bênh vực quyền sống cho con người.
- Trong tác phẩm văn học, tư tưởng nhân đạo là tình cảm, thái độ của chủ thể nhà
văn đối với cuộc sống con người được miêu tả trong tác phẩm. Giá trị nhân đạo của

tác phẩm văn học thể hiện cụ thể ở : lòng xót thương những con người bất hạnh;
phê phán những thế lực hung ác áp bức, chà đạp con người; trân trọng những phẩm
chất và khát vọng tốt đẹp của con người; đòi quyền sống, quyền hạnh phúc cho con
người…
- Cảm hứng nhân đạo cùng với cảm hứng yêu nước là hai sợi chỉ đỏ xuyên suốt
toàn bộ nền văn học Việt Nam.
2. Cội nguồn và những biểu hiện của cảm hứng nhân đạo trong văn học trung
đại Việt Nam
* Văn học trung đại Việt Nam phát triển trong sự tác động mạnh mẽ của truyền
thống dân tộc nên chủ nghĩa nhân đạo trong văn học trung đại Việt Nam vừa bắt
nguồn từ truyền thống nhân văn của người Việt Nam từ cội nguồn văn học dân gian
biểu hiện qua lối sống “ thương người như thể thương thân” trong ca dao, tục
ngữ Việt Nam. Đặc biệt chủ nghĩa nhân đạo trong văn học trung đại Việt Nam
chính là sự kế thừa và phát huy giá trị nhân văn trong kho tàng truyện cổ tích Việt
Nam. Đó là tình yêu thương giữa con người với con người đặc biệt là những con
người bất hạnh trong các truyện cổ tích như “ Sọ Dừa”, “Thạch Sanh”, “ Chử Đồng
Tử”…..
Đồng thời, chủ nghĩa nhân đạo trong văn học trung đại Việt Nam còn chịu ảnh
hưởng tư tưởng nhân văn tích cực vốn có của Phật giáo ( sự từ bi, bác ái), Nho
giáo( là học thuyết nhân nghĩa, tư tưởng thân dân), Đạo giáo( là sống thuận theo tự
nhiên, hòa hợp với tự nhiên).
* Chủ nghĩa nhân đạo trong văn học trung đại rất phong phú , đa dạng:

4


- Trước hết, yêu nước là một phương diện quan trọng của cảm hứng nhân đạo: khi
đất nước bị giặc ngoại xâm giày xéo, nhân dân bị lâm vào cảnh khốn cùng thì yêu
nước gắn liền với tấm lòng thương dân.
-Tấm lòng cảm thông, xót thương của nhà văn trước nỗi thống khổ của con người.

- Thái độ lên án, tố cáo những thế lực tàn ác chà đạp lên vận mệnh con người.
- Trân trọng ngợi ca, thể hiện niềm tin vào vẻ đẹp của con người
- Đề cao khát vọng của con người về quyền sống, quyền hạnh phúc, quyền tự do,
khát vọng về công lí, chính nghĩa.
- Đề cao những quan hệ đạo đức, đạo lí tốt đẹp giữa con người với con người.
- Đưa ra những giải pháp giúp con người thoát khỏi những bi kịch, bế tắc.
Có thể thấy những biểu hiện của chủ nghĩa nhân đạo nói trên qua các tác phẩm
văn học Phật giáo thời Lí ( “ Cáo tật thị chúng”- của thiền sư Mãn Giác, “ Ngôn
hoài”- thiền sư Không Lộ), qua các sáng tác của Nguyễn Trãi, sáng tác của Nguyễn
Bỉnh Khiêm , sáng tác của Nguyễn Dữ. Cảm hứng nhân đạo đặc biệt nổi bật ở các
tác phẩm thuộc giai đoạn văn học từ thế kỉ XVIII đến nửa cuối thế kỉ XIX như:
Chinh phụ ngâm khúc- Đặng Trần Côn- Đoàn Thị Điểm dịch, Cung oán ngâm
khúc- Nguyễn Gia Thiều, Thơ Hồ Xuân Hương, Truyện Kiều của Nguyễn Du, Lục
Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu…
III. Biểu hiện của cảm hứng nhân đạo qua một số tác phẩm văn học trung đại
1. Đồng cảm, xót thương với số phận bi kịch của con người (nhất là người phụ
nữ)
a. Trong “ Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ
Nguyễn Dữcảm thương cho số phận khổ đau, bất hạnh, oan khiên, nghiệt ngã của
Vũ Nương: Vũ Nương là một cô gái nết na , thùy mị nhưng có số phận bất hạnh.
Nàng chính là nạn nhân của chế độ nam quyền, của cuộc chiến tranh phong kiến
phi nghĩa. Mở đầu cho những bất hạnh đời nàng chính xuất phát từ cuộc hôn nhân
không bình đẳng “ Trương Sinh đem trăm lạng vàng cưới nàng về làm vợ”. Rồi đến
khi lấy chồng, nàng phải đằng đẵng mòn mỏi chờ chồng đi chiến trận “ Mỗi khi
thấy bướm lượn đầy vườn mây che kín núi thì nỗi buồn góc bể chân trờikhông thể
nào ngăn được”. Khi Trương Sinh trở về, vốn tính đa nghi, hồ đồ, độc đoán lại tin
lời nói ngây thơ của con trẻ Trương Sinh đã nghi ngờ lòng chung thủy của vợ,
mắng nhiếc, đánh đuổi Vũ Nương, không cho nàng phân trần biện bạch. Trong cơn
đau khổ, tuyệt vọng khi bị dồn đến đường cùng, Vũ Nương đã tắm gội chay sạch và
5



trẫm mình ở bến Hoàng Giang để bảo toàn danh dự. Hành động của nàng không
phải là hành động bột phát trong cơn nóng giận mà là hành động có sự chỉ đạo của
lí trí. Chỉ vì sự hiểu lầm và thói ghen tuông ích kỉ của người chồng mà nàng đã phải
chịu nỗi đau đớn về tinh thần, thậm chí phải tự kết liễu cuộc đời mình, mặc dù
nàng đã cố gắng hết sức để giữ gìn, hàn gắn hạnh phúc gia đình. Một con người
như Vũ Nương lẽ ra phải được hưởng hạnh phúc trọn vẹn thì lại phải chết một cách
oan khốc, đau đớn.
b. Với “ Truyện Kiều” của Nguyễn Du


phụ nữ, đồng thời nói lên khát vọng về hạnh phúc, mơ ước tự do và ý thức về cá
tính, nhiều lúc đã vượt ra ngoài khuôn phép của tư tưởng và lễ giáo phong
kiến.”
( Ngữ văn 9,tập 2, NXB Giáo dục, 2005, trang 192)

Dựa vào những hiểu biết của mình về một số tác phẩm tiêu biểu của văn học giai
đoạn này, em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.
Đề 2
“ Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người và rộng ra thương cả
muôn vật, muôn loài…”
( Hoài Thanh- Ý nghĩa văn chương)
Em hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy làm sáng tỏ qua tác phẩm Chuyện người
congái Nam Xương( tríchTruyền kì mạn lục- Nguyễn Dữ), Bánh trôi nước ( Hồ
Xuân Hương) và đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích ( Truyện Kiều- Nguyễn Du).

Đề 3
“ Khả năng cảm thông sâu sắc khiến cho người nghệ sĩ đã hóa thân thành
người trong cuộc, nhập thân thành người trong cuộc đến từng thoáng gợn mơ
hồ nhất của xúc cảm để nói lên những tiếng nói sâu xa kín khuất nhất của cõi
lòng.”
( Đỗ Ngọc Thống)
Em hiểu ý kiến trên như thế nào?Qua đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích trích
Truyện Kiều của Nguyễn Du, hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.

GỢI Ý
Đề 1:
Học sinh có thể sắp xếp trình bày theo nhiều cách khác nhau trên cơ sở hiểu biết
hoàn cảnh lịch sử của văn học và những tác giả, tác phẩm tiêu biểu trong giai đoạn
từ thế kỉ XVIII đến nửa đầu thế kỉ XI, làm nổi bật được:Văn học giai đoạn này đã
thể hiện những nỗi thống khổ và số phận chìm nổi của nhiều tầng lớp người trong
một xã hội đầy rối ren, li loạn. Nhiều tác phẩm đã lên tiếng mạnh mẽ bênh vực cho
quyền sống của con người, đặc biệt là người phụ nữ, đồng thời nói lên khát vọng về
hạnh phúc, mơ ước tự do và ý thức về cá tính, nhiều lúc đã vượt ra ngoài khuôn
phép của tư tưởng và lễ giáo phong kiến.
24


A. Phân tích đề
1. Xác định kiểu bài: Phân tích + chứng minh
2. Nội dung: Tư tưởng nhân đạo trong các tác phẩm văn học Việt Nam giai đoạn từ
thế kỉ XVIII đến nửa đầu thế kỉ XIX.
3. Tư liệu:
- Truyện Kiều của Nguyễn Du
- Thơ Hồ Xuân Hương
- Sau phút chia ly (Trích Chinh phụ ngâm khúc) của Đặng Trần Côn và Đoàn Thị

Điểm
B. Lập dàn ý
I. Mở bài
- Dẫn dắt vấn đề nghị luận: Cảm hứng nhân đạo trong văn học
- Nêu vấn đề và trích ý kiến
II. Thân bài
1. Khái quát chung
- Bối cảnh lịch sử của văn học giai đoạn từ thế kỉ XVIII đến nửa đầu thế kỉ XIX.
+ Đây là giai đoạn lịch sử dân tộc có nhiều báo táp, phức tạp: chế độ phong kiến
khủng hoảng trầm trọng, phong trào nông dân khởi nghĩa ở khắp nơi và đỉnh cao là
phong trào nông dân Tây Sơn…Những sự kiện đó ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống
văn học.
+ trước hiện thực đời sống như vậy,các nhà thơ, nhà văn đã cảm thông cho số phận
con người, họ đã đứng trên lập trường nhân sinh để giải quyết các vấn đề xã hội.
Đó là thái độ phê phán cái xấu, cái ác; bênh vực, cảm thông với những bất hạnh,
đau khổ của con người…
-Tình hình văn học giai đoạn từ thế kỉ XVIII đến nửa đầu thế kỉ XIX.
Văn học có nhiều thành tựu và đạt đến những đỉnh cao nghệ thuật: Hoàng Lê
nhấtthống chí (Ngô gia văn phái); Vũ trung tùy bút (Phạm Đình Hổ); Truyện Kiều
( Nguyễn Du); Chinh phụ ngâm ( Đặng Trần Côn- Đoàn Thị Điểm ); Cung
oánngâm khúc ( Nguyễn Gia Thiều)…với các tác giả lớn như Nguyễn Du, Hồ
Xuân Hương, Đoàn Thị Điểm…
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

Các chủ đề có liên quan khác

Top