Graham

New Member
LINK TẢI LUẬN VĂN MIỄN PHÍ CHO AE KET-NOI

Thay đổi bút pháp xây dựng nhân vật

Truyện ngắn Nguyễn Minh Châu đã tạo dựng được những hình tượng nhân vật đặc sắc, có sức ám ảnh mạnh mẽ mà nổi bật là Quỳ (Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành), Hạnh (Bên đường chiến tranh), Khúng (Khách ở quê ra và Phiên chợ Giát). Những nhân vật này khi mới xuất hiện có làm cho một số người đọc, kể cả một số đồng nghiệp, đánh giá là nhân vật dị biệt và hoài nghi tính chân thực của những hình tượng ấy. Nhưng thực tiễn đã vượt qua cách hiểu và đánh giá có phần hạn hẹn âý và các nhân vật này là những thành công của ngòi bút Nguyễn Minh Châu trong việc đào sâu vào bản thể đầy phức tạp, đang không ngừng biến động, sinh thành của mỗi cá nhân con người.

* Nhận định

Với hai chặng đường sáng tác ở hai giai đoạn văn học trước và sau 1975, Nguyễn Minh Châu có những đóng góp to lớn cho nền văn học hiện đại. Các tiểu thuyết và truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu trước 1975 khá tiêu biểu cho thành tựu, đặc điểm và giới hạn của nền văn học sử thi thời kỳ kháng chiến chống Mỹ. Đặc biệt, sau 1975 Nguyễn Minh Châu là một trong những “người mở đường tinh anh và tài năng nhất” (Nguyên Ngọc) của công cuộc đổi mới văn học. Ở Nguyễn Minh Châu, sự đổi mới mạnh mẽ trong ý thức nghệ thuật luôn đi liền với những tìm tòi đổi mới trong sáng tác của nhà văn. Người đi tiên phong ấy không tránh khỏi những khó khăn nguy hiểm, thiệt thòi và sự đơn độc trong những bước khởi đầu của hành trình tìm kiếm mở đường. Điều quan trọng là Nguyễn Minh Châu “với sự dũng cảm rất điềm đạm” (Vương Trí Nhàn) đã kiên trì dẫn bước trên con đường đã chọn của mình. Và ông xứng đáng là “người kế tục xuất sắc những bậc thầy của nền văn xuôi Việt Nam và cũng là người mở đường rực rỡ cho những cây bút trẻ sau này”. (Nguyễn Khải). Những đóng góp của Nguyễn Minh Châu trong vai trò người mở đường cho công cuộc đổi mới văn học được thể hiện chủ yếu ở các phương diện sau.

* Những đổi mới nói trên của Nguyễn Minh Châu đã được thể hiện ngay từ nửa đầu những năm 80, khi công cuộc đổi mới văn học chưa chính thức bắt đầu. Điều đó đã khiến Nguyễn Minh Châu có được vai trò của người mở đường đầy khó khăn nhưng cũng rất vinh dự.

* Tiểu thuyết Lửa từ những ngôi nhà được Nguyễn Minh Châu viết trong những năm cuối chiến tranh, nhưng phải đến 1977 mới được ra mắt độc giả. Qua câu chuyện một chuyến về phép của người lính từ chiến trường về thành phố, hình ảnh của hậu phương hiện ra không êm ả như nhiều sách hồi đầu chiến tranh thường mô tả, mà tiềm ẩn không ít vấn đề. Nhưng vượt lên tất cả mọi thiếu thốn, khó khăn vẫn là một hậu phương vững chắc với những con người tất cả dành cho tiền tuyến, và mỗi người lính đều được truyền ngọn lửa từ mỗi ngôi nhà, mỗi tấm lòng của người hậu phương.

Đặt người lính vào trong môi trường sinh hoạt ngày thường ở hậu phương, Nguyễn Minh Châu cũng nhìn họ ở một cự li gần, thấy cả những thiếu hụt ở nơi họ và điều đó như một dự báo về trở ngại đối với người lính khi họ trở về sau chiến tranh.

* Mở rộng phạm vi hiện thực và khả năng khám phá con người

Trước hết, nhà văn đã mở ra những bình diện mới của hiện thực cùng với những hướng tiếp cận mới. Sự quan tâm của tác giả hướng vào đời sống thế sự hàng ngày đang ẩn chứa bao nhiêu vấn đề của các quan hệ nhân sinh, đạo đức và các số phận con người. Chăm chú quan sát cuộc sống xung quanh mình, Nguyễn Minh Châu nhận thấy ngày càng có nhiều vấn đề cần quan tâm và nhà văn muốn “dùng ngòi bút tham gia trợ lực cho con người trong cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác trong mỗi con người”(lời phát biểu của tác giả trong cuộc trao đổi về truyện ngắn Nguyễn Minh Châu, tháng 6- 1985). Nhiều truyện ngắn chỉ là những câu chuyện hàng ngày trong gia đình, giữa cha mẹ và con cái, trong một khu tập thể (Mẹ con chị Hằng, Giao thừa, Đứa ăn cắp, Người đàn bà tốt bụng, Hương và Phai, Lũ trẻ ở dãy K). Nhưng qua những sự việc, câu chuyện dường như bình thường, nhà văn đã nghiệm thấy được những quy luật của đời sống và không ít vấn đề về cách sống, cách ứng xử của người đời. Sự vô tâm trong đối xử với người mẹ của chị Hằng chỉ đáng trách, nhưng sự vô tâm và thói xấu “ngồi lê đôi mách” của những người đàn bà trong khu tập thể có thể dẫn đến cái chết thương tâm của một cô gái bị nghi là đứa ăn cắp. Việc đại sự trăm năm của một đôi lứa hoá ra lại là được bắt đầu từ sự sắp xếp như trong một trò chơi của hai đứa trẻ bạn thân - cái Hương và cái Phai, rồi niềm vui của gia đình này lại phải đánh đổi bằng sự thiệt thòi của gia đình khác (truyện Hương và Phai). Thể hiện những điều quan sát ở đời thường của những người xung quanh, nhà văn muốn lưu ý mọi người về cách sống, thức tỉnh ở mỗi người nhìn lại những thói quen, những cách ứng xử với người khác và với chính mình. Các truyện Bức tranh, Sắm vai, Dấu vết nghề nghiệp lại hướng vào ý thức tự vấn để con người tự nhìn vào chính mình, nhất là vào con người bên trong, nói như nhân vật hoạ sĩ trong Bức tranh: “Trong con người tui sống lẫn lộn cả rồng phượng lẫn rắn rết, thiên thần và quỷ sứ”. Mỗi truyện là một cuộc tự vấn, là sự xung đột giữa phần con người chân chính với phần tầm thường, giả dối, ích kỷ trong chính mình để vượt lên, hướng tới cái thiện. Có cái bi hài kịch đánh “mất mình” của nhân vật nhà văn T (Sắm vai), cuộc đấu tranh nội tâm để tự thú với chính mình về lỗi lầm và trách nhiệm trước những đau khổ của người khác ở nhận vật hoạ sĩ (Bức tranh). Truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu còn là sự chiêm nghiệm về đời người (Bến quê), về bi kịch của những số phận bị chiến tranh “phạt ngang làm hai nửa và không thể nào gắn trở lại” như Lực và Thai trong Cỏ lau. Chiến tranh còn được nhìn nhận ở sự tác động tiêu cực của nó đến nhân cách: Toàn (Mùa trái cóc ở miền Nam) chẳng những lạnh lùng, vô cảm trước đồng đội mà còn bất nhẫn với cả người mẹ đã bao năm khắc khoải mong được gặp con với nỗi day dứt khuôn nguôi.

* Nỗ lực và những thành công cuối đời của nhà văn:

Ngay sau năm 1975, Nguyễn Minh Châu đã sớm nhận ra những hạn chế của nền văn học thời chiến tranh và thầm lặng nhưng dũng cảm và kiên định tìm kiếm con đường đổi mới sáng tác của chính mình. Hai cuốn tiểu thuyết xuất bản năm 1977: Miền cháy, Lửa từ những ngôi nhà đã đem lại một sắc diện mới trong sáng tác của nhà văn. Những truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu ra mắt bạn đọc ở nửa đầu những năm 1980 thực sự là những tìm tòi mới, với cái nhìn mới về hiện thực và con người, khiến Nguyễn Minh Châu trở thành một trong những người mở đường tinh anh và tài năng nhất của công cuộc đổi mới văn học. Khi công cuộc đổi mới đất nước được chính thức phát động, Nguyễn Minh Châu nhiệt thành và đầy tâm huyết với công cuộc đổi mới nền văn học nước nhà, vừa bằng những phát biểu trực tiếp, mạnh mẽ, vừa bằng những sáng tác đã đạt đến độ sâu sắc của tư tưởng và sự kết tinh nghệ thuật cao. Nhưng số mệnh nghiệt ngã với căn bệnh hiểm cùng kiệt ung thư máu đã khiến hành trình sáng tạo của Nguyễn Minh Châu phải đột ngột dừng lại khi vừa đạt tới độ chín của tài năng. Ngày 23 tháng 1 năm 1989 Nguyễn Minh Châu trút hơi thở cuối cùng tại viện quân y 108 Hà Nội, sau gần một năm chống chọi với bạo bệnh, để lại nhiều dự định sáng tác còn đang ấp ủ. Tác phẩm cuối cùng - truyện vừa Phiên Chợ Giát - được hoàn thành ngay trên giường bệnh trước đó không lâu.

* Nguyễn Minh Châu là nhà văn có tình yêu thương tha thiết với con người, mang một mối quan hoài thường trực về số phận và những nỗi đau khổ của con người ở xung quanh mình. Nhà văn muốn dùng ngòi bút của mình tham gia trợ lực cho con người trong cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác, đồng thời luôn đặt niềm tin vào con người, ở khả năng thức tỉnh và hướng thiện của mỗi người. Tư tưởng nhân bản là cơ sở vững chắc của mọi tìm tòi, khám phá sáng tạo của nhà văn. Trên hướng đó, Nguyễn Minh Châu xứng đáng là người xuất sắc kế tục những nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn trong nền văn học dân tộc.

* Đổi mới sự khám phá và thể hiện con người

Từ sự đổi mới cách nhìn con người, Nguyễn Minh Châu đã đạt đến nhiều thành công trong sự khám phá và thể hiện con người. Thế giới nhân vật trong sáng tác của Nguyễn Minh Châu sau 1975, mà chủ yếu ở các truyện ngắn, gồm ba kiểu loại chính: nhân vật tư tưởng, nhân vật thế sự và nhân vật tính cách - số phận. Mỗi kiểu loại nhân vật ấy đều có khả năng và giá trị riêng trong việc khám phá và thể hiện con người. Các nhân vật tư tưởng (như người hoạ sĩ trong Bức tranh, nhà văn T trong Sắm vai, Nhĩ trong Bến quê) không phải là thay mặt cho một loại người, một giai tầng xã hội, cũng không được chú trọng làm nổi bật tính cách, mà là phương tiện để nhà văn trình bày phát hiện của mình về một vấn đề tư tưởng, đạo đức hay để chiêm nghiệm về quy luật của đời sống. Những nhân vật này thường xuất hiện trong các truyện mang tính luận đề và dễ có nguy cơ trở thành cái loa phát ngôn cho tư tưởng của tác giả. Nhưng may mắn là các nhân vật tư tưởng của Nguyễn Minh Châu nhờ sự hiểu biết lẽ đời và khả năng phân tích tâm lý con người của tác giả mà khôngt bị trở thành khô cứng, thiếu sức sống. Quan sát những con người xung quanh mình trong dòng đời tưởng như bình lặng, nhà văn qua các nhân vật thế sự đã nhắc nhở mọi người về các quan hệ ứng xử, về các thói quen và cách sống đang tiềm ẩn trong đó những điều bất ổn cả những nguy cơ về đạo đức và lối sống. Đó có thể là sự vô tâm đến thành bạc bẽo vô ơn của đứa con gái đối với người mẹ - Mẹ con Chị Hằng, là sự nhiệt tình tốt bụng, nhưng nông nổi, hấp tấp của Cô Hoằng đã gây ra không ít sự phiền nhiễu cho mọi người trong khu tập thể (Người đàn bà tốt bụng). Đó còn là những người đàn bà trong một khu tập thể vốn không phải là những người xấu, nhưng do hành động theo thói tục, cả thói “ngồi lê đôi mách của họ” đã gián tiếp dẫn đến cái chết thương tâm của Cô Thoan “Đứa ăn cắp”. Những nhân vật thế sự ấy hầu như không có thói quen tự nhìn lại mình, họ không nghĩ đến hậu quả của lối sống và cách ứng xử của mình. Nhà văn muốn cảnh tỉnh người đời về hậu quả của thói tục đời thường của sự thờ ơ vô trách nhiệm với người khác. Nhân vật thế sự còn là phương tiện để nhà văn khám phá những quy luật nhân sinh trong đó bao gồm cả không ít những nghịch lý (Hương và Phai, Chiếc thuyền ngoài xa).

* Sự bứt phá ở thể loại truyện ngắn:

Ngay từ năm 1978, trong bài Viết về chiến tranh, Nguyễn Minh Châu đã xác định một định hướng đúng đắn: viết về chiến tranh là viết về con người, cố nhiên là con người trong các quan hệ với những sự kiện chiến tranh. Cũng ngay từ 1976, nhà văn đã đặt bút viết truyện ngắn Bức tranh mà mãi đến 1982 mới được ra mắt công chúng. Từ đó, hàng loạt truyện vừa và truyện ngắn được Nguyễn Minh Châu lần lượt công bố, tạo nên một sự kiện có tiếng vang trong đời sống văn học những năm 1980, thậm chí đã là đề tài cho một cuộc trao đổi có nhiều ý kiến trái ngược, được tổ chức ở trụ sở báo Văn Nghệ vào tháng 6 - 1985. Hầu hết các truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu trong giai đoạn này đã được tập hợp in trong 3 tập: Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành (1983), Bến quê (1985) và Cỏ lau (1989).

* Ý thức cao độ về bản lĩnh và trách nhiệm của nhà văn.

Cùng với việc phê phán mạnh mẽ để từ bỏ thứ “Văn nghệ minh hoạ” Nguyễn Minh Châu cũng chỉ rõ sự hạn chế của việc nhà văn “chỉ được giao phó nhiệm vụ truyền đạt của chủ trương chính sách bằng hình tượng sinh động”. Điều đó dẫn đến hậu quả là “nhà văn đánh mất cái đầu và tác phẩm đánh mất tính tư tưởng”. Với một tinh thần nghiêm khắc tự nhìn lại mình và đội ngũ nhà văn, Nguyễn Minh Châu đã thẳng thắn chỉ ra sự thiếu hụt về bản lĩnh, thói quen che chắn, rào đón do một cái sợ cố hữu luôn ám ảnh, đến nỗi không ít người tự đánh mất mình. Cùng với việc thức tỉnh ý thức về bản thân và tự do sáng tạo của người cầm bút, Nguyễn Minh Châu luôn tự nhắc nhở về trách nhiệm cao cả của nhà văn. Nhà văn phải là người thức tỉnh xã hội và thông báo trước những nguy cơ đến với nhân loại. Nhưng trước hết, người cầm bút phải là người có tình yêu tha thiết với cuộc sống, nhất là với con người.“ Tình yêu này của người nghệ sĩ vừa là một niềm hân hoan say mê, vừa là một nỗi đau đớn khắc khoải, một mối quan hoài thường trực về số phận, hạnh phúc của những người chung quanh mình”. (Phỏng vấn đầu xuân 1986 của báo Văn nghệ). Nhà văn có trọng trách của nhà văn hoá: “chúng ta có nhiệm vụ chăm chút, gìn giữ cho đất nước những cái gì thật lâu đời, bền chặt, mà cũng thật là mỏng manh: tính thật thà, hồn hậu, niềm tin nền phong hoá nhân bản, tính bẽn lẽn cả thẹn của người phụ nữ, ý thức cộng đồng dân tộc tạo nên khí phách anh hùng, lòng trung thực và tính giản dị v.v..”(bài đã dẫn ở trên)

* Ý thức về tự do sáng tạo của người nghệ sĩ.

Nguyễn Minh Châu là người sớm nói lên khát vọng dân chủ trong đời sống văn nghệ và tự do sáng tạo của người nghệ sĩ, điều mà nhà văn trăn trở từ lâu, nhưng chỉ có thể bộc lộ khi có công cuộc đổi mới. Ông đã nhận thấy, suốt một thời gian dài nhà văn của ta “chỉ được giao phó công việc như một cán bộ truyền đạt đường lối, chính sách bằng hình tượng văn học sinh động”, đội ngũ cầm bút được “chăm sóc, chăn dắt quá kỹ lưỡng” để không đi chệch khỏi định hướng nhiệm vụ đó. Ông cũng nói thẳng về tình trạng mất dân chủ đã tồn tại quá lâu trong đời sống văn nghệ: sự áp đặt của lãnh đạo văn nghệ, sự “cảnh giác” quá mẫn cán của giới phê
Mục lục Nguyễn minh Châu

* Thay đổi bút pháp xây dựng nhân vật 1
* Nhận định 1
* Mở rộng phạm vi hiện thực và khả năng khám phá con người 2
* Nỗ lực và những thành công cuối đời của nhà văn: 3
* Đổi mới sự khám phá và thể hiện con người 4
* Sự bứt phá ở thể loại truyện ngắn: 4
* Ý thức cao độ về bản lĩnh và trách nhiệm của nhà văn. 5
* Ý thức về tự do sáng tạo của người nghệ sĩ. 5
* Nền tảng của mọi cách tân là tinh thần nhân bản. 6
* Sự suy tư, trăn trở trong phê bình - tiểu luận 7
* Đổi mới ý thức nghệ thuật : 7
* Năng lực miêu tả và phân tích tâm lý. 7
* Hướng về những vẻ đẹp trong sáng và chất trữ tình. 8
* Những tìm tòi đổi mới trong nghệ thuật tự sự. 8
* Về bút pháp: 9
* Đổi mới cách nhìn con người 9
* Mở rộng quan niệm về hiện thực và mối quan hệ giữa văn học với đời sống. 10


Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:

Các chủ đề có liên quan khác

Top